LO ÂU
________________________________
Các con đừng sợ (Mc 5,36)
I. AI CŨNG CÓ LO ÂU.
Trong cuộc sống hằng ngày, ai mà không
có lo âu ? Lo âu là tình trạnh bất an trong tâm hồn trước những sự việc xẩy ra
không hợp với ý mình.
Cuộc sống rất phức tạp, có nhiều thứ
lo sợ : lo sợ về đời sống vật chất, lo sợ về đời sống tinh thần, lo sợ trong
hiện tại, lo sợ cho tương lai. Sợ hãi lo âu nào cũng có chung một đặc tính : đó
là dấu chỉ của sự yếu đuối, sự bất lực của con người. Thấy mình không đủ khả
năng đương đầu với khó khăn nên mới lo sợ.
Sự sợ hãi làm dang dở cuộc đời : “Lo
bạc đầu, sầu bạc tóc”.
Người ta nói đời buồn nhiều hơn vui.
Thời gian của một đời người dường như lo âu
nhiều hơn thong thả. Bao nhiêu lo lắng trong một ngày. Khi một đứatrẻ được sinh ra thì người ta nói
là : cất tiếng khóc chào đời. Không
thấy một đứa trẻ nào cười mà chỉ có khóc ? Nếu nó không khóc thì người ta phải
đánh cho nó khóc lên một tiếng. Có lẽ vì thế mà thi sĩ Cao bá Quát mới nói :
Vừa sinh ra sao đà khóc chóe,
Đời
có vui sao chẳng cười khì ?
Tư tưởng đó cũng được thi sĩ Nguyễn
gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc họa theo :
Thảo nào khi mới chôn nhau,
Đã
mang tiếng khóc ban đầu mà ra.
II. LO ÂU TRONG TIN MỪNG.
Chúa Giêsu biết con người gặp nhiều lo
âu trong cuộc sống nên mỗi khi con người gặp phải lo âu sợ hãi, Ngài lại khuyên
:”Đừng sợ”. Chúng ta thấy Kinh thánh lặp đi lặp lại hai
chữ này tới 365 lần, đủ cho mỗi ngày một câu.
1. Trước hoang mang :
Tâm trạng nào đã xẩy đến cho Đức Maria
trong ngày Truyền tin ? Một người thiếu
nữ không chồng mang thai. Làm sao cắt
nghĩa điều đó cho xã hội ? Cô sẽ bị ném đá chết. Còn tai tiếng cho dòng họ thì sao ? Trước nỗi hoang mang lo sợ
ấy, thiên thần đã nói với Maria rằng :”Đừng
sợ” (Lc 1,30).
2. Trước khó khăn :
Biết Maria mang thai, thánh Giuse
không có câu trả lời. Những ngày đó thánh Giuse phải xao xuyến vô cùng đến độ
Ngài” định tâm bỏ bà cách kín đáo”.
Nếu bỏ Maria, Giuse trốn đi đâu ? Làm sao giữ kín mãi chuyện Maria mang thai ?
Nếu lộ ra, những gì sẽ xẩy đến ? Giuse phải làm chứng thế nào trước công hội ?
Trước khó khăn như thế, sứ thần bảo :”Giuse,
đừng sợ” (Mt 1,20).
3. Trước tuyệt vọng :
Tin Mừng thuật về nỗi tuyệt vọng của
các môn đệ như sau :”Một trận cuồng phong
nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước” (Mc 4,37). Trong kinh
hoàng ấy, ai dám mong sống sót ? Thế mà Chúa Giêsu bảo :”Đừng sợ” (Mc 4,40 ; Mt 8,26).
4. Trước đau đớn :
Người
con gái ông trưởng hội đường sắp chết, ông phải thân hành bỏ nhà đi tìm Đức
Giêsu, hy vọng Ngài cứu nó. Người ta khóc lóc kêu la. Con ông đã chết . Người
ta nói với ông rằng không còn cách nào cứu vãn nữa. Trong cảnh đau đớn ấy, Chúa
bảo ông :”Đừng sợ” (Mc 5,36).
Ngoài ra chúng ta còn thấy rất nhiều
trường hợp hai chữ “Đừng sợ” còn được dùng rất nhiều để khuyên bảo con người
hãy tin tưởng vào Chúa để bớt sợ hãi đi :
* Thiên thần nói với mục đồng : Đừng
sợ.
*
Khi các môn đệ thấy bóng Chúa đi trên mặt biển, các ông kinh hoàng, Chúa
bảo :”Đừng sợ”.
* Bà Maria Madalena hoang mang trước
mộ bia, Chúa bảo bà :”Đừng sợ”
Sự sợ hãi ám ảnh mọi người, đâu cũng
có sợ hãi. Sự sợ hãi làm cuộc sống
thành sống mà không sống thực. Đức Kitô không muốn tôi sống trong lo âu khổ sở
như thế. Ngài bảo :”Đừng sợ”.
III. LO ÂU VÀ TƯƠNG LAI.
Ta thấy sự sợ hãi và lo âu gắn liền
với tương lai. Khi Chúa nói về nỗi
lo lắng, Chúa cũng đề cập tới tương lai.
Vậy tương lai và lo âu có những liên hệ nhu thế nào ?
Suy nghĩ về lo sợ, ta thấy sợ hãi và
lo âu gắn liền với tương lai. Lo người
không chung thủy, lo tình yêu đau khổ, lo con cái không thành danh, lo công ăn
việc làm, lo thất bại, lo người ta hiểu lầm. Tất cả mọi lo lắng đều liên hệ đến
tương lai. Khả năng suy nghĩ về ngày mai kéo nỗi lo tới.
Tương lai là điều chưa có thật nên
những gì ta lo lắng cũng là lo lắng cái
chưa có thật.
* Thí dụ : Tôi lo lắng không biết ngày
mai gặp người ấy, họ nghĩ gì về
tôi, không biết ngày mai tôi phải trả
lời ra sao cho một vấn đề. Những đau khổ ấy chưa xẩy tới nên nó chưa phải là
điều có thật. Tuy nhiên, cuộc sống tôi lúc này khốn khổ vì lo âu, điều khốn khổ
đó lại là sự thật trong hiện tại.
* Thí dụ khác : Bạn đau khổ, lo mười năm nữa hôn nhân con cái mình có hạnh
phúc hay không . Lúc này bạn đang đau khổ, còn chuyệbn hôn nhân kia có đau khổ
hay không thì năm mười năm nữa mới xẩy ra. Như thế, ta lấy cái đau khổ thật để
sống trong lo âu về một đau khổ chưa có thật.
(Nguyễn tầm Thường,
Cô đơn và sự tụ do, tr 131)
IV. PHẢN ỨNG TRƯỚC ÂU LO.
Lo âu cũng như bó dây leo trên đường
đi, một là nó cuộn chân ta, giữ chân lại, hai là ta dẫm trên nó mà đi. Không
còn cách nào khác. Cho nên ta phải đương đầu với lo âu và sợ hãi, không để cho
nó chi phối đời ta :
Chớ thấy sóng cả mà lo,
Sóng
cả mặc sóng, chèo cho có chừng.
(Ca dao)
Nếu tôi hỏi đôi bạn trẻ : các con có
nỗi lo âu gì cho tương lai không ? Chắc chắn các con sẽ trả lời : Có chứ ! Nếu tôi hỏi tiếp : Nỗi lo lắng nhất hôm nay
là gì ? Chắc chắn các con sẽ trả lời : đó là hạnh phúc gia đình.
Đúng, khi lập gia đình thì ai cũng
muốn tìm đến hạnh phúc, hạnh phúc gia đình.
Hạnh phúc này ở trong tầm tay, nhưng nó cũng có thể vuột xa cánh tay của
chúng ta.
Hôm nay, Chúa cũng thông cảm với nỗi
lo lắng của chúng con. Chúng con hãy
bình tình và tin tưởng vì Chúa đã nói :”Các
con đừng sợ, vì sự khốn khó ngày nào đủ cho ngày ấy” (Mt 6,34)
Chúa Giêsu cho biết :”Không có Thấy các con không thể làm chi
được” (Ga 15,5) vì chúng ta yếu đuối.
Nhưng Ngài lại nói thêm :”Hãy xin
thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho” (Mt 11,9) với lòng tin tưởng vào lời Chúa phán ta có thể nói
như thánh Phaolô :”Tôi có thể làm được
mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
KẾT
LUẬN.
Nỗi lo âu trước nhất của đôi bạn trẻ
trước đây là :
Một mình lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
(Ca dao).
Nỗi lo ấy hôm nay đã được giải tỏa,
không còn lo già hết duyên nữa. Công việc chính lúc này và trong tương lai là
lo sao cho có hạnh phúc gia đình.
Hãy tin tưởng vào lời Chúa : Đừng sợ.
Hãy cậy nhờ Chúa : Hãy xin thì sẽ
được.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt