THÂN MÌNH
-----
I. TÌNH YÊU TẠO DỰNG.
Thánh Gioan tông đồ khẳng định :”Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Thiên
Chúa là nguồn tình yêu, là tình yêu tuyệt đối và trọn vẹn. Vì yêu thương mà Ngài đã san sẻ tình yêu cho
chúng ta dể chúng ta yêu Ngài và yêu nhau. Vì thế, mọi tình yêu phải qui hướng
về Ngài là cùng đích, là hạnh phúc tuyệt đối.
Bản tính của tình yêu là muốn thông
ban sự tốt lành của mình cho người khác.
Vì yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng muôn loài : mọi thụ tạo đều là dấu
chỉ tình thương của Chúa. Trong mọi tạo
vật được dựng nên, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời là mọi sự liền có, nhưng khi
tạo dựng con người, Ngài muốn chọn cho con người một mô hình đặc biệt, đó là
dựng nên con người giống hình ảnh Ngài {x. St 1,27). Như thế, con người được
dựng nên với một cấp độ cao để con người có thể nói được là “nhân linh ư vạn vật”.
Ngài đã dựng nên con người có nam có
nữ và cho họ kết hợp với nhau để từ đó họ chỉ còn là một thân mình tức
là chỉ còn một xương một thịt (Mc 10,66-8). Việc họ phối hợp với nhau cũng năm
trong thánh ý của Thiên Chúa , là một việc thánh thiêng. Dựa vào đó, Hội thánh dạy rằng Thiên Chúa
muốn cho họ thương yêu nhau thắm thiết để nâng đỡ nhau trong cuộc sống và sinh
sản con cái để làm cho Hội thánh được thêm phong phú.
II.TÌNH YÊU KẾT HỢP.
Tình yêu luôn đòi kết hợp thân xác và
tinh thần. Con vật thương nhau thì chỉ biết kết hợp thân xác, còn con người có
lý trí không những đòi hỏi kết hợp thể xác như con vật, nhưng còn hơn nữa là
muốn kết hợp tinh thần nữa. Vì thế,
người ta cảm thấy nhớ nhung khi phải xa nhau và mừøng vui khi được gần nhau như
các em thiếu nhi thường hát :”Cả nhà ta
cùng yêu thương nhau, xa là nhớ gần nhau là mừng”.
Vợ chồng đã thương yêu nhau là muốn
kết hợp với nhau cả thể xac lẫn tinh thần, nghĩa là muốn kết hợp với nhau thành
một “THÂN MÌNH”. Tuy là một thân mình
nhưng vẫn còn là một thân và một mình, mỗi thân mỗi mình lại có những sắc thái
riêng, những đặc tính riêng biệt mà người kia không có, đôi lúc còn trái ngược
nhau là khác, nhưng vẫn có thể hòa hợp
với nhau được như chanh với đường.
Tuy chanh và đường có những đặc tính khác biệt và
trái ngược nhau như “chua” với “ngọt”, nhưng chính chất
chua và ngọt ấy lại có thể hòa hợp với nhau làm nên một ly nước chanh ngon miệng.
Tuy vợ chồng là một thân mình nhưng
chồng vẫn là chồng, vợ vẫn là vợ, mỗi người vẫn giữ được những sắc thái riêng,
không ai có quyền và cũng không có thể triệt tiêu được những khác biệt của
người kia, chỉ có một cách là hòa hợp với nhau như một ly nước
chanh hay một ly cà phê ban sáng. Đúng
như lời Đức Khổng Tử nói “HOÀ nhi bất ĐỒNG”: chỉ có hoà hợp với nhau chứ không
có đồng nhất
Hiểu như thế nên khi cầm lấy tấm hình
chụp của mình lên xem, thisĩ Tàn Đà Nguyễn khắc Hiếu mỉm cười ngâm câu thơ rất
quen thuộc mà ai cũng biết :
Mình
với ta tuy hai mà một,
Ta với
mình tuy một mà hai.
(Tản
Đà)
Theo tư tưởng đó, thi sĩ Huy Cận,
trong bài “Yêu nhau nhớ mấy cho vừa” có viết :
Lòng ta một khối, ơi tình
Chạm
đâu cũng vọng nỗi mình với ta.
Trong
mình đã có ta trong
Trong
ta mình lại nấu nung bồn chồn.
(Huy Cận)
Qua hai câu thơ của hai thi sĩ, ta
thấy vợ chồng coi nhau như của nhau, trong vợ đã có yếu tố của chồng và trong
chồng đã có yêu tố của vợ. Do đó, hai
người gọi nhau là “mình ơi”. Cũng vì
đã kết hợp với nhau làm thên một thân mình nên hai người luôn mốn kết hợp với
nhau cà thể xác cả tinh thần.
Chuyện kể :
Anh kia gõ cửa nhà. Có tiếng hỏi :
- Ai đấy ?
Anh ta đáp :
- Anh đây.
Cửa nhà không mở. Anh ta gõ tiếp.
Tiếng vọng ra hỏi :
- Ai đấy ?
Anh ta đáp :
- Mình
đây.
Cửa liền mở ra.
III. VỢ CHỒNG KÊT HỢP.
Thánh lễ Hôn phối chúng ta đang cử
hành đây chỉ về sự “giao ước” tình yêu
giữa Thiên Chúa và nhân loại, giữa Chúa Kitô và Hội thánh (x. Ep 5,32), giữa cô
dâu và chú rể. Khi chú rể và cô dâu
rước Mình Máu thánh Chúa thì không những các con hiệp nhất với Chúa mà còn phải
hiệp nhất với nhau trong giao ước tình yêu này.
Trong cuộc sống hôn nhân, chúng con
hãy cố gắng thực hiện lời thánh Phaolô khuyên như tính hữu Ephêsô mà chúng con
vừa đọc trong bài đọc một vùa xong :
“Chồng phải yêu vợ như chính thân thể mình.
Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ ; trái lại,
người ta nuôi nấng và săn sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và săn
sóc Hội thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người”(Ep 5,28-30).
Khi các
con đã kết hợp với nhau thành vợ chồng, thành một xương một thịt thì chỉ còn là
một thân mình. Không ai có thể tách
thân mình ra được. Cũng thế, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp rồi thì loài người
không thể phân ly (x. Mt 19,6) và như thế, ly dị là một điều không được phép
.
Trong đời sống chung, mỗi người có một
tính tình riêng do giáo dục, giới tính, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục địa
phương... mang lại, do đó dễ xẩy ra những va chạm hoặc lớn hoặc nhỏ, không thể
tránh được. Muốn cho đời sống chung trở nên tốt đẹp, dễ chịu thì còn một cách
là phải chịu đựng lẫn nhau, bổ túc
cho nhau để làm nên một hòa điệu chung.
Trong đời sống gia đình, nhiều khi chỉ
có đôi vợ chồng hoặc với một vài đứa con, những sự va chạm xích mích cũng không
thể tránh được. Trong sự chung sống hằng ngày, những sự bất hòa ngấm ngầm hay
bất hòa bùng nổ, không thể tránh được những sự va chạm, không thể tránh được
những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng
ngọt”, bởi vì :
Sống
mỗi người một nết,
Chết
mỗi người một tật.
Nếu thi sĩ Xuân Diệu nói :
Nắng mưa là bệnh của trời
thì ta
cũng có thể nói :
Cá trong lờ đỏ lơ con mắt,
Cá
ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô,
Đời vợ chồng sớm nắng chiều mưa.
(Ca dao)
“Sớm
nắng chiều mưa” có nghĩa là đời vợ chồng có lúc vui lúc buồn, lúc thịnh vượng
lúc gian nan, lúc khỏe mạnh lúc ốm đau. Trong mọi hoàn cảnh vợ chồng phải luôn
khăng khít với nhau để cả hai trở nên một : của chồng là của vợ và của vợ là
của chồng. Vợ chồng phải như hình với bóng không thể tách lìa nhau.
Truyện : Bà Lư Thị
Phòng-huyền-Linh,
danh nho đời Đường, có vợ là Lư Thị rất đẹp, nhưng phải tính cực kỳ ghen tuông.
Lúc còn
hàn vi, Phòng Huyền Linh một hôm bệnh gần chết bảo Lư Thị :
- Tôi
chắc không thể nào sống được, mình còn trẻ không nên ở vậy, nếu tái giá nên ở
với người chồng sau cho đàng hoành tử tế.
Nghe nói, Lư Thị nức nở khóc đoạn vào
phòng riêng, khoét một mắt bỏ đi cố ý tỏ cho chồng biết “trăm năm thể chẳng ôm cầm thuyền ai”.
Không bao lâu, Phòng Huyền Linh khỏi
bệnh.
Sau khi ông thi đỗ, làm quan đến Tể
tướng. Phong lưu, phú qúi, ông càng yêu mến kính trọng Lư Thị, nên không lấy
thêm một tỳ thiếp nào nữa, trong khi các quan văn võ không ai không ba bốn năm
phòng.
Vì thế, người ta cho ông là sợ vợ.
Tiếng đồn ấy đến tai vua Thái Tôn. Vua cho mời Lư Thị vào bảo :
- Theo phép thường, các quan to vẫn có
tỳ thiếp, quan tể tướng nay tuổi đã cao, Trẫm muốn ban cho một người đẹp, ý nhà
ngươi thế nào ?
Lư Thị nhất quyết không nghe, Thái Tôn
nổi giận mắng :
- Nhà ngươi không ghen thì sống, còn
ghen thì phải chết !
Mắng rồi, Thái Tôn thét lính đem ra
một chén rượu giả làm chén thuốc độc,
phán :
- Nếu chịu thì thôi, còn không phải
uống chén thuốc độc này.
Lư Thị không ngần ngại, cầm chén thuốc
độc uống một hơi hết liền.
Thái Tôn thấy vậy , lắc đầu nói :
- Đàn bà như thế này thì trẫm cũng
phải sợ, huống nữa quan tể tướng Huyền Linh.
(Thái Bạch, Đông
tây kim cổ tinh hoa, 1965, tr 248-249).
Thương chồng mà thương đến nỗi dám khoét cả một con mắt để tỏ lòng chung thủy
thật là thương hết chỗ nói. Lư Thị đã làm một việc can đảm phi thường, trên đời
hiếm có những người như vậy. Còn cái
ghen của bà cũng là đáng sợ. Nhưng dù sao chúng ta thấy rằng Phòng Huyền Linh đã
có một bà vợ hết sức chung thủy, có một không hai, nên ông chẳng những yêu mà
còn phải kính nể Lư Thị nữa là khác.
Trong cảnh sống gia đình, vợ chồng
phải có quyết tâm gắn bó với nhau những khi gặp cảnh “sớm nắng chiều mưa” thực hiện lời Chúa đã dạy :”Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp thì loài người không thể phân ly”
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim Phát
Đà lạt