RA KHƠI
***
I. LỜI CHÚA .
Chúng ta đọc : Mt 8,23-27.
Chúa Giêsu cùng các môn đệ xuống thuyền
sang bờ bên kia, tình cờ sóng gió nổi lên dữ dội, các môn đệ lo sợ quýnh cả lên,
trong khi đó Chúa Giêsu bình tĩnh ngủ trong khoang thuyền coi như không có chuyện gì xẩy ra. Các ông phải đánh thức Ngài dậy và xin cứu giúp. Ngài trách các ông sao nhát thế, kém lòng tin
như vậy ! Sau cùng Ngài cũng lấy uy quyền truyền cho sóng gió phải yên lặng. Sau sự kiện này, các môn đệ ngạc nhiên và đặt
câu hỏi Ngài là ai mà sóng gió phải vâng
lời Ngài ?
Ta nhận thấy, các môn đệ tuy còn ít lòng
tin vì chưa nhận ra con người thật của Chúa, nhưng cũng đã biết chạy đến Chúa cầu
cứu khi gặp gian nan nguy hiểm.
Đây là bài học cho chúng ta mỗi khi gặp
gian nan thử thách, hãy chạy đến với Chúa để xin Ngài giúp đỡ. Trong cuộc đời
chúng ta, không thiếu gì những gian nan thử thách, không thiếu gì những đau khổ.
Chúa vẫn thương chúng ta, nhưng vẫn để chúng ta gặp gian nan thử thách để giúp
chúng ta trưởng thành hơn và giúp chúng ta biết tin cậy vào Chúa. Trong cuộc sống hôn nhân cũng không thiếu gì
những sóng gió, nhưng chúng ta phải biết rằng xem ra Chúa đang ở xa chúng ta, đang ngủ đấy, nhưng Ngài vẫn theo dõi cuộc chiến
đấu của chúng ta, và khi nào chúng ta không còn dựa vào sức mạnh của mình mà chỉ
biết trông cậy vào Chúa, lúc đó Chúa mới ra tay.
II. BÃO TỐ CUỘC ĐỜI.
Trong cuộc sống con nguời ở trần gian
này, người độc thân cũng như người có gia đình, trong cuộc sống cá nhân cũng như
trong gia đình và ngoài xã hội, chúng ta như những những con thuyền đang lênh đên
trên biển cả trần gian, những cuộc bão tố có thể nổi lên trong mọi lãnh vực
kinh tế, xã hội, đời sống vật chất cũng như tình thần, không ai có thể trốn tránh
được.
1. Bão tố trong đời sống thường ngày.
Trong cuộc sống thường ngày của mọi người,
không ai có thể tránh được những gian nan khốn khó, những cuộc thử thách cam
go. Chúa bảo ông Phêrô :” Ma qủi nó sàng con như sàng gạo”. Chúa cũng bảo chúng
ta phải cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ. Khỏi sa chước cám dỗ không có nghĩa
là không bị cám dỗ, không bị thử thách nhưng có nghĩa làø chúng ta hãy xin Chúa
đừng để ta thua chước cám dỗ. Gian nan
thử thách là điều cần vì nhờ đó mới biết ai trung thành với Chúa , vì người ta
thường nói :
Có cứng mới đứng đầu gió
2. Bão tố trong cuộc sống hôn nhân.
Già đình nào mà không gặp khó khăn ?
Những khó khặn, những cơn thử thách có thể xây ra bởi nhiều yếu tố khách quan cũng
như chủ quan như :
- Tội nguyện tổ.
- Vấn đề kinh tế.
- Vấn đề xã hội.
- Vấn đề tâm lý...
Ngay sự khác biệt tâm lý cũng có thể gây
ra mối bất hòa bùng nổ hoặc ngấm ngầm. Những sự bất hoà trong đời sống hôn nhân
không thể bị triệt tiêu nhất là khi hai người luôn phải sống với nhau và hay có
những bất đồng ý kiến trong cuộc sống gia đình. Nếu không biết dung hòa những
khác biệt ấy, vợ chồng sẽ đi đến chỗ đổ vỡ.
Ta có thể ví gia đình là một con thuyền
lênh đênh trên biển đời, không thiếu gì những phong ba bão tố làm chìm con thuyền.
Muốn cho con thuyền khỏi bị chìm, cần có sự cộng tác của vợ chồng trong việc chèo
chống cùng với sự giúp đỡ của Chúa.
III. BA CUỘC KHỦNG HOẢNG.
Trong đời sống gia đình, mỗi người gặp
khó khăn về một phương diện, không ai giống ai, nhưng có 3 cuộc thử thách mà ta
gọi là 3 cuộc khủng hoảng mà mọi người phải trải qua. Dĩ nhiên, đây chỉ là 3 cuộc
khủng hoảng nói chung chứ nhiều người không phải gặp khó khăn trong 3 cuộc khủng hoảng này.
1. Khủng hoảng vỡ mộng.
Năm bảy tháng hay một năm sau khi cưới,
người ta có cảm tưởng mình đã chọn lầm. Vì sao ? Vì những mơ mộng ban đầu đã
bay dần, còn đâu những hình ảnh đẹp như “hoàng
tử của lòng em”, hoặc như “nàng công chúa của anh”, vì hai con người
thật đã bị lộ diện. Cái hay cái dở, cái tốt cái xấu đã bị phơi bầy ra. Vì ý thức
mình phải ăn đời ở kiếp với một con người có nhiều khuyết điểm và giới hạn như
thế ! Có lẽ còn nhiều lý do khác nữa thấy người ta thấy hối tiếc mà trước đây
mình không ngờ hoặc chưa nghĩ tới.
2. Khủng hoảng nhàm chán.
Năm bảy năm sau ngày thành hôn, hai vợ
chồng thường rơi vào tình trạng nhàm chán. Có thể như đã khám phá ra hết rồi,
hoặc không còn thấy sự khoái cảm trong việc chăn gối hoặc vì muốn tìm cảm giác
mới lạ :
Cam ngon quít ngọt đã từng,
Thèm quả khế rụng trên rừng chưa ăn.
hoặc vì gánh nặng gia đình :
Gái có chồng như gông đeo cổ
Trai
có vợ như rợ buộc chân
và nhiều lý do khác đưa đến cám dỗ ngoại
tình.
Nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine đã có kinh nghiệm khi ông nói :
“Nơi bạn, tất cả đều tha thứ, bỏ qua,
Nơi tình nhân, tất cả đều hài lòng, hoàn toàn.
Nơi vợ chồng, tất cả đều nhàm chán mệt mỏi.
3. Khủng hoảng hồi xuân.
Cơn khủng hoảng nhàm chán qua đi không
được bao lâu, cơn khủng hoảng hồi xuân đã tới. Trong thời kỳ này, người chồng cũng
như người vợ, nhất là người vợ thấy mình đã bước vào tuổi già rồi mà chưa hưởng
thụ được bao nhiêu, nên muốn sống vội sống cuồng :
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì theo sau.
Khủng hoảng hồi xuân này xẩy ra vào
khoảng 40-45 tuổi, lúc hai người, cách
riêng là ông, có mặc cảm là đời mình thất bại. Hai người trở nên lãng mạn,
thích phiêu lưu tình cảm, cho rằng chỉ có mối tình mơ mộng mới có giá trị, mới đáng
sống. Người ta có thể đi đến chỗ vất bỏ tất cả những gì đã dầy công xây dựng : ông
đi yêu một người đẹp bằng tuổi con gái mình, và bà kết thân với một chàng trai
tơ.
Nói như vậy không có nghĩa là mỗi gia đình
đều phải trải qua 3 cuộc khủng hoảng. vì có những gia dình không phải không phải
trải qua một cuộc khủng hoảng nào, hoặc chỉ qua một cuộc khủng hoảng thôi. Có
những gia đình luôn bền vững và sống trong hạnh phúc.
Truyện : tài tử Galicopter
Một trong những ngôi sao điện ảnh nổi
tiếng nhất trong thập niên 50 là nam tài tử Galicopter. Ông nổi tiếng không những
vì tài nghệ diễn xuất mà còn vì cuộc sống hôn nhân mẫu mực của ông. Vào khoảng
cuối đời, quằn quại trong thể xác, ông đã nói về Rocki người vợ đã chung sống với
ông trong gần 30 năm như sau :
“Rocki
là người đàn bàn kỳ diệu. Nàng là một người vợ đã biết thích nghi với tính khí
và công việc của tôi. Nàng cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tôi. Nhất
là nàng đã biết ở bên cạnh tôi mỗi khi nàng có thể, mỗi khi tôi cần đến nàng. Nàng
là một người vợ đích thực”.
Những lời khen tặng trên đây của tài tử
Galicopter là một khẳng định rằng : hạnh phúc gia dình chỉ có thể có được nếu
hai vợ chồng cùng chung nhau xây dựng, chứ không riêng ai. Nhưng dầu sao người vợ cũng đóng vai trò quan
trọng, người đóng vai chủ động. Sở dĩ tài tử Galicopter khen vợ mình như vậy là
vì ông là con người hiểu biết, lại được một ngừời vợ biết yêu thương va biếtø
chiềú chồng. Nếu gia đình nào cũng như thế thì không sợ phải nhận lấy những tai
hại gây ra do ba cuộc khủng hoảng đó.
Để có một gia đình hạnh phúc, chúng ta
hãy lắng nghe Đức Giáo hoàng Piô XII mô tả một gia đình Kitô hữu kiểu mẫu như
sau :
“Các bạn sẽ thấy mọi người trong
gia đình ấy quan tâm chu toàn bổn phận của mình một cách hữu hiệu và ý thức. Mỗi
người tìm cách làm vừa lòng mọi người. Mọi người đều tìm cách thực thi công
bình, lòng thành thực, sự hiền lành, sự quên mình, với nụ cười trên môi và
trong tâm hồn. Họ kiên nhẫn chịu đựng
nhau, tha thứ cho nhau, và thể hiện sức mạnh trong giờ phút thử thách. Các bạn
sẽ thấy các bậc cha mẹ giáo dục con cái trong yêu thương và rèn luyện các nhân đức.
Trong một gia đình như thế, Thiên Chúa được tôn vinh và phục vụ một cách
trung thành, tha nhân được đối xử một cách tử tế, Các bạn có thể tìm thấy một nơi
nào đẹp đẽ và xây dựng hơn không”?
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt