NHỮNG CHUYỆN LẶT VẶT
*****
I. LỜI CHÚA : Ep 5,2a.21-38.
Trong thư mục vụ gửi cho tín hữu Ephêsô
và Colossê, thánh Phaolô luôn chú trọng tới đời sống gia đình và khuyên nhủ tín
hữu hãy yêu thương nhau, nhất là đối với vợ chồng. Ngài khuyên mọi người hãy yêu
thương nhau theo khuôn mẫu tình yêu của Chúa:”Anh em hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta,
và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ”(Ep 5,2a).
Mgài khuyên vợ chồng hãy yêu thương
nhau như tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Vợ chồng đã trở nên một thân xác,
một tinh thần thì không còn lý do nào mà không yêu nhau nữa vì “có ai ghét thân xác mình đâu”? Nếu vợ chồng
không yêu thương nhau là đã tự mâu thuẫn. Điều đó không hợp lý.
Tuy vợ chồng đã thành một xương một thịt
nhưng mỗi người vẫn là một nhân vị, một cá nhân đặc thù với những khuynh hướng,
ước vọng và tính tình khác nhau. Chính vì sự khác biệt của mỗi cá nhân mà đời sống
chung mới có những va chạm, những xích mích, những bất hòa ngấm ngầm hay bùng nổ.
Muốn cho đời sống gia đình được hài hòa, dễ chịu, chỉ còn một cách là chịu đựng
lẫn nhau và đừng để ý đến những chuyện lặt
vặt trong đời sống hôn nhân.
II. AI CŨNG CÓ LÝ.
Muốn có đời sống cộng đồng thì phải có
nhiều người qui tụ lại bởi vì một cây không làm nên khu rừng. Cộng đoàn là tập
hợp nhiều cá nhân làm nên một cái gì chung nhất. Cộng đoàn được coi như một vườn
hoa muôn mầu sắc. Mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng, không hoa nào giống hoa nào. Nếu
cả vườn chỉ có một thứ hoa, một mầu hoa thì vườn hoa sẽ mất đẹp đi. Muốn có vườn
hoa hấp dẫn thì cần phải đa dạng.
Cũng thế, trong một cộng đoàn phải có
nhiều người và mỗi người có một tính tình khác nhau, bổ túc cho nhau để làm nên
một cái gì hài hòa dễ chịu. Người ta thương nói :
Sống mỗi người một nết,
Chết
mỗi người một tật.
Nếu “sống mỗi người một nết” thì sẽ gây
ra những va chạm vì tính khí người này không hợp với người kia. Theo tâm lý
chung, ai cũng muốn làm theo sở thích của mình và ai cũng có cái lý riêng của
mình và muốn bảo vệ nó đến cùng, mặc dầu lý ấy ít được thuyết phục, đôi khi còn
trở nên “lý cùn”nữa.
Truyện : Ai cũng có lý.
Cách đây không lâu, tại nhà của một
quan tòa ở Milanô, bên Italia, đã xẩy ra
một câu chuyện như sau : Có hai người tranh chấp với nhau lâu ngày. Người thứ
nhất trình bầy câu chuyện và tự biện hộ cho mình. Anh vừa dứt lời thì quan tòa
dõng dạc tuyện bố :”Anh có lý”. Đến lượt người thứ hai phân trần, anh cũng đưa
ra mọi lý lẽ để làm nghiêng cán cân công lý về phía mình. Sau khi nghe anh
trình bầy dong dài, quan tòa cũng tuyên bố:”Anh có lý”.
Cậu con trai nhỏ của quan tòa theo dõi
câu chuyện từ đầu. Nó ngạc nhiên vô cùng làm thế nào cả hai đều có lý cả ? Quan tòa cũng đưa ra phán quyết về nhận xét của
con mình như sau :”Con cũng có lý”. (Lẽ sống, 259-260)
Mỗi người chúng ta ai cũng có
lý của mình, nhưng có lẽ chúng ta không muốn nhận ra phần có lý của người khác,
cũng như chính phần lỗi của mình. Và đó chính là nguyên nhân của mọi bất hòa.
Người ta thương nói :”Nhân vô thập toàn”, điều đó ai cũng phải công nhận, nhưng
cũng không có ai là người xấu hoàn toàn. Nếu chúng ta biết khiêm tốn nhận ra những
giới hạn của mình và chấp nhận giá trị của người khác, thì chúng ta có lẽ sẽ không
bất mãn về người khác cũng như đối với chính mình. Cuộc sống chỉ có thể thở được
nếu mỗi người chúng ta biết cử xử bằng sự cảm thông và tha thứ.
III. BỎ QUA NHỮNG CHUYỆN LẶT VẶT.
Trên nguyên tắc sống trong những cộng đoàn
lớn thì sẽ có nhiều va chạm hơn vì “bá nhân bá tính”, nhưng trong thực tế, đời
sống gia đình lại xẩy ra nhiều sự va chạm hơn. Ở trong cộng đoàn lớn, nhiều người
thì có nhiều va chạm nhưng lại dễ giải tỏa hơn, còn trong đời sống gia đình, chỉ
có vợ chồng và mấy đứa con mà những xích mích, va chạm, bất hòa xẩy ra như cơm
bữa và khó có điều kiện giải tỏa vì hai người luôn phải sống bên nhau, phải giáp
mặt nhau hằng ngày. Trong đời sống gia đình
đôi lúc gặp những khó khăn lớn hoặc gặp một tai họa ghê gớm thì cùng nhau tìm cách
đối phó, nhưng rồi lại để cho những lo lắng nhỏ mọn vô lý thắng mình làm cho
mình phải đau khổ.
Truyện : Đô đốc Byrd.
Đô đốc Byrd cũng nhận thấy điều đó
trong những đêm ở Nam Cực lạnh buốt sương và tối như âm phủ. Oâng nghe bọn tùy
tùng phàn nàn về những chuyện lặt vặt hơn là về những việc lớn.Họ vui vẻ chịu hết
mọi nguy hiểm, khổ sở, vì thời tiết lạnh tới 45 độ dưới số không. Nhưng ông đã
thấy hai người sống mà giận nhau đến nỗi không thèm nói với nhau nửa lời, chỉ
vì người này nghĩ người kia lấn sang chỗ để đồ của mình chừøng vài phân.
Một người nữa không chịu ăn, nếu không
tìm được chỗ khuất để khỏi trông thấy một tín đồ kỳ cục, cứ mỗi miếng ăn thì
nhai đủ 28 lần rồi mới nuốt.
Đô đốc có thể nói thêm rằng :”Những
chuyện vụn vặt trong hôn nhân có thể làm cho người ta gần hóa điên, và có thể
sinh ra năm chục phần trăm bệnh đau tim ở đời này”.
Đó chính là ý kiến của nhà chuyên môn
: như ông tòa Joseph Sabath ở Chicago, một người đã rán điều giải trên 90.000 vụ
ly hôn, ông tuyên bố :”Phần nhiều những cặp vợ chồng xin ly dị đều do truyện lặt
vặt hết”.
Oâng F.S.Hogan chưởùng lý New York nói
:”Già nửa các vụ xử trong tòa đại hình đều do những nguyên nhân rất nhỏ : thách
dọa nhau trong quán rượu, kẻ ăn người ở gây gỗ nhau, một câu xỉ nhục, một lời nói
mất lòng, một hành vi thô lỗ, những cái lăng nhăng đó, đưa tới ẩu đả và án mạng.
Rất ít người tàn ác xấu xa lắm. Một nửa những đau đớn của ta là bởi lòng tự ái bị tổn thương nhẹ, hoặc lòng
kiêu căng bị kích thích nhục nhã”.
Vậy phải tập thói quen bỏ qua, và coi
thường những chuyện lặt vặt để nó khỏi làm ta điên đảo. Nên nhớ rằng : “Đời chúng
ta chẳng sống được bao lâu, hơi đâu mà chấp nhất những chuyện nhỏ nhen không đáng
kể”.
Trong đời sống cộng đồng cũng như
trong đời sống gia đình, không thể nào tránh được những sự va chạm bởi những ý
kiến khác nhau và có khi còn chống đối nhau, bí quyết để tìm sự hài hòa và làm
cho cộng đoàn được vui tươi đầm ấm thì chỉ có một cách là nhịn nhục, chịu đựng
lẫn nhau. Người ta thường nói :”Một sự nhịn
chín sự lành”, càng nhịn được bao nhiêu càng thành công bấy nhiêu. Nhịn nhục
không phải là thái độ của con người hèn yếu, mà trái lại, là thái độ của những
tâm hồn cao thượng, của những bậc anh hùng biết thắng được tính tự ái của mình.
Truyện : Ai quyết định ?
Trong ngày mừng lễ Kim khánh hôn phối
của một ông cụ, một anh thanh niên đến hỏi xem cụ có bí quyết nào mà sống hạnh
phúc trong 50 năm như vậy.
Oâng cụ tươi cười xoa tay nói :
- Bí quyết hả ? Tôi chỉ có bí quyết đơn
sơ này thôi : Khi hai người nhất trí về công việc gì thì người quyết định là tôi,
còn nhữøng việc gì hai người chúng tôi chưa nhất trí, thì người quyết định là vợ
tôi !
Ôâng cụ này lạc quan thật ! Oâng không ngần ngại nói lên sự thật và chẳng
nghĩ ngợi gì vì ông biết hành động theo sự khôn ngoan của người xưa:”Tránh voi chẳng xấu mặt nào” ! Vợ chồng
có nhịn nhục nhau thì cũng chẳng đi đâu mà thiệt, lại còn làm tăng hạnh phúc
cho gia đình, nêu gương sáng cho con cháu nữa.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt