TIẾNG
GỌI
***
I. CHÚA GIÊSU GỌI BỐN
TÔNG ĐỒ ĐẦU TIÊN.
Chúng ta đọc : Mt 4,18-22; Mc 1,14-20.
Theo thói quen của các bậc
thầy trong xã hội ngày xưa, trong đạo cũng như ngòai đời, mỗi ông thầy đều có đệ
tử, có môn sinh để truyền bá tư tưởng và cách sống của mình. Đức Giêsu cũng
theo thói quen ấy, khi đi rao giảng Tin mừng, Ngài cũng chọn cho mình một số đệ
tử nồng cốt mà ta gọi là Tông đồ.
Trong bài Tin mừng hôm nay,
thánh Matthêu cho chúng ta biết, khi thấy hai anh em ông Anrê và Phêrô đang thả
lưới dưới biển, vì các ông làm nghề chài lưới, Đức Giêsu chỉ kêu gọi vắn tắt
:”Hãy theo Ta”, tức thì hai ông bỏ mọi sự mà đi theo Ngài. Rồi đi xa hơn một chút
nữa, Chúa lại thấy hai anh em ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, đang vá lưới
trên thuyền, Ngài cũng gọi hai ông và họ đã bỏ cha và các người làm công trên
thuyền mà đi theo Ngài.
Lời kêu gọi của Chúa mãnh liệt
thật. Chỉ một lời gọi vắn tắt mà khiến các ông bỏ mọi sự mà đi theo. Bỏ mọi sự
là một hy sinh lớn, thế mà các ông đã dám hy sinh đến thế. Các ông đã trở nên
nhưng Tông đồ nhiệt thành được sai đi, cộng tác với Chúa để rao giảng Tin mừng.
II. CHÚA GIÊSU CŨNG KÊU GỌI CHÚNG TA.
Ngày nay Chúa Giêsu vẫn còn
tiếp tục mời gọi chúng ta làm Tông đồ cho Ngài bởi vì cánh đồng truyền giáo còn
rộng bao la bát ngát. Làm tông đồ là mẫu số chung nghĩa là mọi người được kêu gọi
làm tông đồ, còn phương cách thực hiện việc tông đồ thì mỗi người mỗi khác. Việâc
tông đồ thật đa dạng.
Chúa gọi nhiều người làm tông
đồ trong đời sống Linh mục và tu trì, nhưng đây chỉ là con số nhỏ, còn tuyệt đại
đa số là được kêu gọi sống đời hôn nhân ở ngòai đời. Cảnh sống của hai hạng người
thì khác nhau vì ở hai môi trường khác biệt. Như vậy, sống đời hôn nhân cũng là
một ơn gọi và ai cũng có trách nhiệm phải sống trong ơn gọi của mình.
Hôm nay Chúa gọi “hai anh chị”
làm tông đồ của Chúa trong đời sống hôn nhân. Chắc chắn anh chị không nghe thấy
tiếng Chúa gọi vì Chúa không hiện ra kêu gọi anh chị như Ngài đã gọi các tông đồ
xưa, nhưng Ngài đã kêu gọi anh chị bằng những phương tiện rất thông thường. Đó
là “Tình yêu”. Chúa cho anh chị gặp nhau, yêu thương nhau và muốn cho hai con
tim kết hợp với nhau thành một để thành một gia đình. Anh chị yêu nhau, đó là
tiếng Chúa gọi đấy. Và tiếng gọi của tình yêu thì rất mạnh, không gì có thể cản
nổi.
Truyện : Trương Chi và Mỵ Nương.
Trong kho tàng văn chương bình
dânViệt nam, có câu chuyện Trương Chi và Mỵ Nương mà nhiều người đã biết : Ngày
xưa có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc
tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông. Bấy giờ có một chàng
trai con nhà thuyền chài tên là Trương Chi, ngày ngày đến thả lưới kiếm ăn trên
khúc sông đó. Chàng ta thường vừa buông lưới vừa hát. Tiếng hát rất hay, khiến cho Mỵ Nương ở trong lầu xao xuyến say
mê. Một dạo, Trương Chi đi đánh cá ở một khúc sống khác. Không được nghe tiếng
hát, Mỵ Nương sinh ra sầu não. Nàng bồn chồn trông đợi. Tiếng hát vẫn vắng lặng
và nàng bắt đầu ốm.
Thừa tướng vội cho mời các lương
y đến xem mạch bốc thuốc. Thuốc uống đã nhiều mà bệnh Mỵ Nương vẫn không chuyển. Sau thừa tướng hỏi dò
những người hậu hạ Mỵ Nương, mới biết là con mình ốm tương tư. Các lương y khuyên
thừa tướng cho gọi anh lái đò đến… Và cậu chuyện vẫn còn dài dài…
Chúng ta thử hỏi tại sao Mỵ
Nương lại ốm tương tư ? Tại sao nàng lại
trở nên xanh xao vàng vọt và quên ăn quên ngủ? Thưa chỉ vì tiếng hát của Trương
Chi. Tiếng hát kia chẳng còn là tiếng hát cho dẫu điêu luyện đến đâu, nhưng đã
thành tiếng gọi với cô và cho cô. Tiếng gọi rơi vào tầng sâu tâm hồn, làm rung
lên những âm thanh có khi cả đời chỉ một lần cảm nếm.
Người ta bảo ấy là tiếng gọi
của tình yêu.
Câu chuyện tình thật đẹp nhưng
cũng chỉ là minh họa cho một tiếng gọi mà bình thường người con trai và cô con
gái nào cũng một lần rung động, Và giả như không có thì thật là uổng ! Tiếc chết
đi được !
Hôm nay Chúa đã gọi hai anh chị. Anh chị không nghe thấy tiếng Chúa gọi bằng lỗ
tai nhưng bằng con tim bởi vì tiếng gọi lại không có âm thanh, chỉ có thể cảm
nghiệm được âm thanh đó bằng con tim khối óc. Khi anh chị thương yêu nhau, đó là
lúc Chúa đang gọi hai anh chị đấy. Anh chị đáp lại tiếng Chúa mà kết hợp với
nhau để tạo nên một gia đình Kitô hữu, làm cho xã hội thêm phát triển và làm
cho Giáo hội được thêm phong phú.
III. HÃY SỐNG ƠN GỌI HÔN NHÂN.
Chúng ta đã khẳng định rằng
: ai cũng có ơn gọi và ai sống theo ơn gọi thì hạnh phúc. Chúng ta đã có một
gia đình gương mẫu để làm mô hình cho đời sống chúng ta, đó là gia đình thánh
gia thất, Đức Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse. Các ngài đã thực sự sống đời gia
đình ở ngòai đời, tại làng Nazareth. Cuộc sống của các Ngài giống hệt cuộc sống
của chúng ta, mỗi phần tử sống theo phận vụ và chức năng của mình để chuẩn bị
cho Đức Giêsu thi hành sứ mạng cứu thế. Thật là một gia đình hạnh phúc.
Anh chị em đang sống trong
cuộc sống gia đình. Mỗi gia đình có những sắc thái đặc thù không ai giống ai,
nhưng mỗi gia đình phải sống cái nếp sống gia đình Kitô hữu giống như gia đình
Thánh gia. Mỗi người hãy sống trong vị trí của mình và làm trọn phận sự được
trao phó như chương trình Đức Khổng Tử đã đề ra :”Quân, thần, phụ,ï tử”.
Vua phải sống cho ra vua, tôi phải sống cho ra tôi, cha phải sống cho xứng danh
là cha và con phải sống xứng phận làm con. Nếu mỗi người biết chu tòan nhiệm vụ
của mình một cách hòan hảo thì gia đình đó hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc không phải là
cái gì tiền chế. Không phải kết hôn xong là đã có hạnh phúc ngay, Chúa không
cho ngay đâu, Chúa chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng. Cha mẹ hoặc bất cứ
ai cũng không thể ban tặng được, cũng không thể mua sắm được mà là cái mà mỗi
người phải nỗ lực làm ra, nó là cái sản phẩm của con người. Người ta nói :
“Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu”
Trồng dưa
được dưa, trồng đậu thì được đậu.
Vì thế, Kinh thánh nói:”Ai gieo giống nào, sẽ gặt được giống ấy”(Mt
6,7).
Alphonse Karr nói:”Hạnh phúc
là một ngôi nhà lợp tranh, đầy rêu phủ, và có giàn hoa bao bọc chung quanh. Nhưng
phải đứng bên ngòai mà nhìn vào. Đi vào bên trong sẽ không thấy gì nữa”.
Sự thật thì phần lớn chúng
ta – nếu không là tất cả – đang sống hạnh phúc, mà không ý thức điều đó thôi.
Muốn có hạnh phúc thì đừng đứng
núi này trông núi kia. Ông Lâm ngữ Đường
, tác giả cuốn sách “Sống đẹp” có viết:”Một
đặc tính của lòai người là mơ tưởng. Sống trong thế giới thực, họ mơ tưởng đến
thế giới mộng. Ai cũng đứng núi này trông núi nọ. Thế giới này giống như một quán
cơm. Ai muốn món nào thì gọi món ấy. Nhưng ai cũng nghĩ rằng món người bên cạnh
gọi thì ngon hơn món mình gọi. Ai cũng thèm làm một người khác”.
Napoléon thì thèm César
César thì thèm làm Alexandre
Alexandre thì thèm làm
Hercule
Nhưng Hercule thì lại chỉ có
trong… thần thọai, trong ảo tưởng.
Đúng là :
Xưa nay thế thái nhân tình
Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt