BẮT CÁ HAI
TAY
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
.
Chúùng ta đọc : Mt 7, 21-27.
Trong bài giảng trên núi (Mt 5,1-7, 23)
Đức Giêsu tuyên bố Hiến chương Nước Trời, rồi dạy cho những người muốn làm công
dân Nước Trời biết cần phải có những đức tính và những điều kiện nào. Bài Tin mừng
hôm nay là phần kết của bài giảng trên núi. Trong đoạn này, Chúa Giêsu nhắc lại một điều
cơ bản : phải đem ra thực hành những điều đã nghe :”Không phải những người nói : Lạy Chúa, Lạy Chúa là được vào Nước Trời,
nhưng chỉ có những người thực hiện ý Cha Thầy trên trời mới được vào Nước Trời”(Mt
14,21).
Nhằm diễn tả giá trị của việc thực thi
Lời Chúa để được vào Nước Trời và để thành môn đệ chân chính, thì Chúa Giêsu đã
ví với việc xây nhà : Kẻ nghe và thực hành thì giống như người xây trên nền đá
vững chắc, kẻ chỉ nghe nhưng không thực hành thì giống như người xây nhà trên cát.
Như vậy, Chúa Giêsu có ý nói với các
thính giả vừa nghe bài giảng trên núi của Ngài để xác định rằng, người môn đệ
nghe lời Chúa giảng mà đem ra thực hành, thì xứng đáng là người khôn ngoan, biết
lo cho được sống hạnh phúc và phải coi những người như vậy là người khôn khéo,
biết đặt nền móng vững chắc mà xây dựng nhà, mưa to gió lớn không làm đổ được tòa
nhà thiêng liêng ấy, vì xây trên sự thực hành giáo huấn của Chúa. Nếu chỉ nghe
mà không tuân giữ, thì người đó là kẻ dại dột, như kẻ xây dựng nhà cửa trên bãi
cát, khi có mưa to gió lớn, tức là khi gặp thử thách thì tòa nhà thiêng liêng của
họ sẽ bị sụp đổ.
Từ việc suy niệm Lời Chúa trong việc xây
dựng ngôi nhà thiêng liêng, chúng ta liên tưởng đến những ngôi nhà vật chất đang
được xây dựng để ở, rồi từ đó chúng ta suy luận ra nền tảng của những ngôi nhà
gia đình và phải xây dựng gia đình trên nền tảng nào.
II. NỀN TẢNG CỦA NGÔI
NHÀ
1. Cần nền móng vững chắc.
Khi xây dựng một ngôi nhà, người ta phải
chú trọng tới cái móng. Nềân móng có chắc thì ngôi nhà mới vững được. Nhiều khi phải xây nhà trên những
vùng đất yếu, người ta phải gia cố nền móng đến mức tối đa, nhiều khi rất tốn kém. Nhà càng
cao thì móng càng phải vững chắc. Chúng ta thấy có những ngôi nhà cao tầng sau
khi xây xong thì bị lún, bị nghiêng, có khi bị sụp đổ nữa, đóù là vì nên móng
chưa vững chắc. Nói về nền móng ngôi nhà sách Hán Hậu thư có viết :”Nền không
chắc mà tường cao… thì sự đổ nát đã nằm sẵn trong đó rồi”.
2. Gia đình và nền móng xã hội.
Gia đình là yếu tố cần thiết để xây nên
xã hội. Gia đình có vững chắc thì xã hội mới đứng vững được. Vì thế ngạn ngữ Pháp
có câu :”Gia đình là nền móng xây đắp xã
hội”.
Trong tông huấn Familiaris consortio, Đức
Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng khẳng định :”Gia đình là nền móng của xã hội”.
Chính vì vậy, Liên hiệp quốc đã chọn năm
1994 làm ngày quốc tế về gia đình. Lý do chính là vì ngày nay gia đình đang xuống
cấp một cách trầm trọng, ly dị tràn lan khắp nơi. Người ta không còn nhìn ra giá
trị cao quí của gia đình nữa. Nhiều người coi gia đình chỉ là một “tổ hợp tình
yêu”, ăn chia sòng phẳng theo nguyên tắc “hay
thì ở, dở thì đi”.
Việc xây dựng gia đình rất quan trọng
vì không những nó chỉ liên quan tới cá nhân, gia đình mà đến cả xã hội nữa. Vì
vậy, mọi người phải nỗ lực giúp cho việc xây dựng gia đình được bền vững, nhất là vợ chồng : “Đàn ông dựng nhà, đàn bà xây tổ ấm”(Tục ngữ).
III. NỀN TẢNG CỦA
GIA ĐÌNH
Xây dựng gia đình được ví như xây dựng
một ngôi nhà. Ngày xưa, xã hội ta còn ở trong tình trạng khó nghèo, việc xây dựng
được một ngôi nhà là một việc rất quan trọng, rất khó. Người dân quê đã nói lên
cái khó khăn ấy :
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Trong ba việc ấy thật là khó thay !
(Ca dao)
Chính vì khó khăn nên muốn xây dựng được
một ngôi nhà, người ta phải chắt chiu từng đồng, gom góp từng chút vật liệu, phải
chuẩn lâu dài, dồn mọi nỗ lực vào việc xây
dựng :
“Một năm làm nhà, ba năm sắm sửa” (Tục ngữ).
Cũng thế, thành lập một gia đình không
phải là một chuyện dễ. Phải dành một thời gian nghiên cứu, học hỏi, suy nghỉ, bàn
hỏi trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Vậy muốn lập gia đình, người ta phải đặt
vấn đề nền tảng. Phải xây dựng gia đình trên nền tảng nào mới vững chắc ? Phải
chăng nền tảng hôn nhân là tiền tài, danh vọng, sắc dục hay tình yêu ?
Chúng ta có thể khẳng định rằng tiền tài,
sắc dục hay danh vọng không thể là nền tảng của hôn nhân được, vì tất cả những
cái đó không có nền tảng vững chắc, nay còn mai mất. Kinh nghiệm cho hay , đời
người lên voi xuống cho là chuyện thường xẩy ra. Nếu những cái đó không còn nữa
thì gia đình sẽ ra sao ?
Loại trừ những cái khác ra, chỉ còn lại
tình yêu vì Tình yêu vững bềân và nó nằêm ở trong tầm tay của ta. Không gì có thể phá vỡ được tình yêu của ta
ngay trong những đau khổ hay trong gian nan thử thách . Có biết bao nhiêu người
dám hy sinh vì tình yêu, đau khổ, thiếu thốn không làm cho họ sờn lòng :
Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Có những đôi vợ chồng thương yêu nhau
thực sự, họ biết hy sinh tất cả vì tình yêu đôi lứa, vì hạnh phúc của con cái,
có khi phải hy sinh cả mạng sống mình, như lời Chúa Giêsu đã nói :”Không có tình yêu nào lớn lao cho bằng mối
tình của người chết vì người yêu”(Ga 15,13).
Truyện : Anh phải sống.
Trong cuốn truyện Anh phải sống của Khái
Hưng và Nhất Linh, ta thấy vợ chồng thương yêu nhau thực sự, vợ chồng nhường phần
sống cho nhau còn mình thì sẵn sàng chết. Chúng ta hãy xem một đoạn đối thoại
giữa hai vợ chồng Lạc và Thức đang lúc vớt
củi giữa dòng sông.
Mấy phút sau chồng nghe chừng càng mỏi,
hai cánh tay rời rã. Vợ khẽ hỏi :
-
Có bơi được nữa không
?
-
Không biết. Nhưng một
mình thì bơi được.
-
Em buông ra cho mình
vào nhé ?
Chồng cười :
-
Không, cùng chết cả.
Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày. Chồng lại hỏi :
-
Lạc ơi, liệu có bơi được
nữa không ?
-
Không !... Sao ?
-
Không. Thôi đành chết
cả đôi.
Bỗng lạc run run khẽ nói :
-
Thằêng Bò ! cái Nhớn
! cái Bé !... Không !... Anh phải sống.
IV. ĐỪNG BẮT CÁ HAI
TAY.
Có những người tham lam, khi lập gia đình,
họ muốn được tất cả. Họ muốn được tình yêu trọn vẹn cộâng với tiền tài, danh vọng,
sắc dục. Những người chủ trương như thế
thì không bao giờ được hạnh phúc, vì không bao giờ có đủ những cái họ muốn. Những
hạng người nay bị thiên hạ gọi là hạng người “Bắt cá hai tay”.
Tục ngữ có câu “bắt cá hai tay”. Câu này chỉ những người tham lam, mưu nhiều việc cùng
một lúc, hy vọng hỏng việc này thì còn việc kia. Nhưng trong thực tế, những người
như vậy chẳng đi đến kết quả nào, công
việc của họ chỉ thu lấy thất bại. Vì thế, người ta nói :
Thôi đừng bắt cá hai tay
Cá thì xuống biển, chim bay về ngàn.
Để minh họa cho điều đó, người Trung
hoa mới có câu truyện “ăn phía đông, ở phía tây” :
Truyện : Ăn bên đông, ngủ bên tây.
Ngày xưa, ở nước Tề có một cô gái tướng
mạo rất đẹp đã đến tuổi lập gia đình.
Một hôm, có một người giầu có ở phía đông
nhà của cô gái sai người đến dạm hỏi, nói :
- Công tử nhà tôi cũng tài giỏi như người khác mà trong nhà lại có điều
kiện tốt, nếu lấy công tử thì có thể hưởng thụ phú quí.
Người nghèo khó ở phía tây nhà của cô gái cũng sai người đến nói
chuyện cầu hôn, nói :
-
Chàng trai này nhân
phẩm tốt, vừa tài giỏi vừa đẹp trai, thật là trong trăm có một, chỉ là gia đình
nghèo một chút mà thôi, tối hôm qua nhà
không có lương thực.
Ôâng bố nói với cô gái :
-
Con muốn lấy nhà nào
thì không cần nói, chỉ cần dùng tay ra hiệu là được, tay trái thì phía đông,
tay phải thì phía tây.
Cô gái cười nhạt nhẽo, từ từ đưa ra tay trái, tiếp theo lại đưa ra
thay phải.
Hai cái miệng già kinh ngạc nói :
-
Làm như thế thì coi
sao được ?
Cô gái đàng hoàng thư thả nói :
-
Như vậy mà ba má chưa
rõ ràng sao ? Con muốn đến nhà phía đông
ăn cơm, và qua nhà phía tây ngủ qua đêm…
Bố mẹ cô gái cuống cả lên :
-
Như vậy làm sao mà được
chứ ?
( Nghị Văn Loại
Tụ, Nhân Tài dịch)
Cô gái này đúng là bắt cá hai tay, giầu
sang cũng muốn, đẹp trai cũng muốn. Nếu cô muốn lấy chồng vừa giầu, vừa có danh
vọng, vừa đẹp trai, vừa yêu mình thì phải lấy tới 4 ông chồng thì mới được.
Muốn cho đời sống gia đình được bền vững,
thiết tưởng không có gì là nền tảng vững chắc cho bằng tình yêu, vì tình yêu nằm
trong tầm tay của mình. Tình yêu sẽ làm được
tất cả, sẽ làm cho gia đình trở nên một tổ ấm yêu thương, nơi mọi thành viên
trong gia đình qui tụ lại để cùng nhau xây đắp một gia đình hạnh phúc.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt