CỘNG
TÁC
+++
I. MỘT MÔ HÌNH ĐƯỢC SÁNG TẠO
Theo
sách Sáng thế, chương 1, chúng ta được biết Thiên Chúa đã dựng nên trời đất vạn
vật từ hư vô theo chương trình rất khôn ngoan của Ngài. Đây là một mô hình tuyệt hảo mà Thiên Chúa đã
thiết lập :”Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài
đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1,25; 1,31).
Ngài
còn dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, và sáng tạo con người có nam có nữ
(St 1,27), Ngài còn ban phúc lành và nói với họ :”Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất.
Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật trên mặt đất…” (x. St
1,28-31)
Trong
việc dựng nên con người, Kinh Thánh còn cho biết : Thiên Chúa dựng nên con
người đầu tiên bằng bùn đất và được gọi là Adong. Thiên Chúa phán :”Người nam ở một mình thì không tốt. Ta sẽ
làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2,18). Thiên Chúa đã dựng nên một người nữ là Evà ;
đồng thời tác hợp cho họ nên đôi vợ chồng đầu tiên trong nhân loại. Đây là mô
hình đầu tiên mà Thiên Chúa muốn xây dựng gia đình theo mô hình kiểu mẫu đó.
Adong
và Evà đã thành lập một gia đình và hai người có nhiệm vụ phải cộng tác với
nhau để làm cho ngôi nhà hôn nhân được tốt đẹp và bền vững.
II. CỘNG TÁC TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
Khi
thanh thiếu niên nam nữ đến tuổi yêu đương thì họ đi tìm người yêu. Lúc đầu họ
yêu nhau bằng tình yêu lãng mạn, mông lung, sau đó chuyển sang tình yêu dựa
trên tình cảm sâu đậm, và sau cùng họ đi đến tình yêu lứa đôi. Họ muốn tìm hiểu nhau, kết hợp với nhau khăng
khít và tiến tới hôn nhân, để ăn đời ở kiếp với nhau.
Thiết
lập một giao ước hôn nhân là ký kết một hợp đồng xây dựng gia đình và gia đình
này được ví như một ngôi nhà, một ngôi nhà chung, trong đó mỗi người đóng một
vai trò, một nhiệm vụ phải gánh vác, phải làm tròn như người ta nói :
Đàn ông dựng nhà
Đàn
bà xây tổ ấm.
Xây
dựng được một ngôi nhà là chuyện dễ nhưng làm cho ngôi nhà trở thành một tổ ấm
là một chuyện vô cùng khó khăn. Có biết bao ngôi nhà đã biến thành bãi tha ma
lặng lẽ. Mọi người trong gia đình đã biến
thành khách vãng lai, lạnh lùng khi phải tiếp xúc với nhau.
Mọi
người phải công nhận rằng vợ chồng có đời sống tâm lý khác biệt và những khả
năng khác nhau. Mỗi người mạnh về một
phương diện và phải làm theo khả năng đó,
chẳng vậy mà người ta đã phân biệt giữa “dựng nhà” và “xây tổ ấm” đó sao
?
Người
ta ví hôn nhân chỉ là chiếc hộp rỗng, cần phải bỏ vào cái gì thì cái hộp rỗng
mới đầy được. Chả vậy mà cố vấn hôn nhân, ông
Allan Peterson đã nói :”Đa số
người kết hôn tin vào một huyền thoại : cuộc hôn nhân ấy là một cái hộp đen
chứa mọi vật mà người ta khao khát : đời sống lứa đôi, sự thỏa mãn về tình dục,
sự thân mật, tình bạn…
“Sự
thật là cuộc hôn nhân ấy lúc bắt đầu là một cái hộp rỗng. Bạn phải bỏ vào một
cái gì đó trước khi bạn có thể lấy ra một cái khác. Trong hôn nhân không có tình yêu, tình yêu ở
trong hai người và hai người đặt tình yêu vào hôn nhân. Không có chuyện tình
lãng mạn trong hôn nhân; người ta phải pha trộn sự thơ mộng vào hôn nhân của
họ.
“Một
đôi tân hôn phải học nghệ thuật ấy và hình thành thói quen cho nhau, yêu nhau,
phục vụ nhau, ngợi khen nhau để giữ cho cái hộp được đầy. Nếu bạn lấy ra nhiều
hơn bạn bỏ vào, cái hộp sẽ rỗng không” .
Nhưng
một vấn đề phải được đặt ra là phải chăng chỉ có một trong hai người “bỏ vào”
còn người kia thì không quan tâm vun quén.
Hôn nhân là công việc mà cả hai
người cùng thực hiện !
Truyện : Những mảng bị
cắt của bức hình
Một
cô giáo bảo các em học sinh của mình lấy kéo cắt mỗi người một phần của một bức
tranh lớn có giấy phủ bao bên ngoài.
Cô
nói :”Các em đem phần tranh của mình về nhà, nhưng đừng nhìn trộm trong đó. Rồi
ngày Chúa nhật sắp đến, các em sẽ đem lại đây”.
Ngày
Chúa nhật đến, các học sinh đem phần tranh của mình đến, để lắp lại bức tranh.
Khi ráp lại với nhau, bức tranh còn trống một lỗ. Một em đã quên đem phần của
mình theo.
Cô
giáo ôm em mắt đầy lệ và nói :”Lan, cô
vui vì em đã quên mang phần của em. Bởi vì việc em quên đã cho chúng ta một bài học về vai trò quan
trọng của mỗi người chúng ta trong chương trình của Thiên Chúa. Mỗi người chúng
ta được Chúa kêu gọi, để làm chứng cho Ngài bằng một cách đặc biệt duy nhất nào
đó. Và nếu chúng ta quên làm, thì chương
trình của Chúa cũng sẽ bớt hoàn mỹ, giống như bức tranh này vậy”.
Đúng
thế, mỗi người trong chúng ta có một vai trò riêng biệt trong chương trình của
Thiên Chúa. Nếu chúng ta quên làm, hay tệ hơn, nếu chúng ta cố ý không làm, thì
chương trình đó sẽ bớt hoàn mỹ. Thiên
Chúa tạo dựng vũ trụ này cho con người, và Ngài muốn con người góp phần của
mình vào đó, để làm đẹp thêm thế giới vu
trụ này, làm đẹp cho gia đình mà Thiên Chúa đã thiết lập.
Trong việc xây dựng gia
đình, cả hai vợ chồng phải hợp tác xây dựng hạnh phúc. Thực ra, hạnh phúc không
phải là cái gì tiền chế có sẵn, khi
thành lập gia đình thì Thiên Chúa ban cho ngay. Trái lại, hạnh phúc phải là
thành quả của sự cố gắng giữa hai người biết cùng nhau xây dựng qua bao gian khổ.
Nhưng
vấn đề đặt ra là Hạnh phúc hệ tại luôn được thỏa mãn hay là cố gắng làm thỏa
mãn người khác ?
Cuộc
sống chỉ là tương đối. Tôi không thể làm người bạn đời trọn vẹn hạnh phúc. Người
bạn đời cũng chẳng thể cho tôi mọi ước mơ.
Vì cả hai đều yếu đuối và mắc nhiều lỗi lầm, cả hai không là thiên thần
mà là người. Là người nên tôi không thể làm
thỏa mãn người được. Không làm thỏa mãn người được cũng có nghĩa là người cũng chẳng thể làm thỏa mãn được tôi.
Như
thế, hạnh phúc là cùng nhau lắng nghe tiếng hót của con họa mi. Cùng chịu giá lạnh của mưa. Chịu khổ của
bão. Hạnh phúc trong hôn nhân là cùng
nhau góp một ước mơ. Cùng nhau gánh nỗi
đau của đời.
Cái
chua của chanh. Cái ngọt của đường làm nên ly nước mát chứ không riêng của
đường, không hẳn chỉ là chanh” (Nguyễn tầm Thường, Nước mắt và hạnh phúc, tr
26).
Trong
hạnh phúc hôn nhân, hy sinh và đau khổ không bao giờ có thể vắng bóng như không
bao giờ có hoa hồng mà không có gai.
Càng hy sinh nhiều thì tình yêu càng thắm thiết, càng trong sáng và bền
chặt. Chính tình yêu hy sinh đã đem hạnh
phúc đến cho gia đình. Chúng ta hãy đọc một
đoạn văn của nữ văn sĩ Túy Hồng viết
về tình yêu đó :
“Tôi nguyện với tình yêu, lúc quay lưng xô ngã cuộc đời người con gái,
tôi sẽ từ bỏ tất cả, xa sân khấu, lui khỏi địa vị một ngôi sao để làm một người tầm thường. Tôi sẽ từ giã sự nghiệp đang lên, hy sinh cả
danh vọng để trọng nghĩa làm vợ. Một người đàn bà không thể vừa giỏi bên ngoài,
vừa giỏi bên trong được. Vì chàng tôi
phải ly thân với nghệ thuật. Tên tuổi tôi phải chết cho lòng thành quấn quít
bên chàng…” (Túy Hồng, Lòng thành, Sàigòn, 1964, tr 82).
Yêu
thương là cốt tủy của hôn nhân, thiếu yêu thương thì hôn nhân sẽ trở nên hỏa
ngục trần gian : “Cái
giầu của đời sống là yêu thương và cái nghèo của cuộc đời là ích kỷ” (A. Vinet).
Vì thế, muốn có hạnh phúc hôn nhân, chúng ta phải tiêu diệt ngay bóng ma của gia đình là tính ích kỷ bằng ánh
sáng của yêu thương, của hy sinh và xả kỷ.
Thi
hào R.Tagore đã nói lên sự cần thiết
của hy sinh trong việc mưu cầu hạnh phúc cho hôn nhân và gia đình :
“Tôi nằm ngủ và tôi mơ thấy rằng : đời là thú
vui,
Nhưng khi tỉnh dậy, tôi thấy
đời là phục vụ,
Tôi đã phục vụ và tôi cảm thấy
rằng : phục vụ là hạnh phúc”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt