VIVE
MORITURUS
__________________________________________
Chia
sẻ tại Nghĩa trang
I. CHÚNG TA ĐỌC LỜI CHÚA : 1CR 15,51-58.
Mt 25,31-46.
II. MỘT CÂU HỎI CHO HAI THẾ GIỚI.
* Những người đang nằm ở đây là những người nào ?
- Họ là những người đã chết.
* Những người đang đứng ở đây là những người nào ?
- Họ là những người đang sống.
Hôm nay có sự gặp mặt của hai thế giới : Thế giới đã và đang tức là thế giới
của những người đã chết và thế giới của những người đang sống.
Thế giới của người sống và chết là trở thành :
- Thế giới đã và đang dành cho người đã chết.
- Thế giới đang và sẽ dành cho những người còn
sống.
- Cả hai thế giới này gặp nhau ở chữ ĐANG.
Vậy những người đang
nằm ở đây nói chuyện với những người đang
đứng ở đây.
III. NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT VÀ ĐANG Ở ĐÂY NÓI CHUYỆN VỚI CHÚNG TA.
Cuộc trao đổi này hết sức chân tình và cảm động vì đây là
những lời của ông bà cha mẹ chúng ta đang nằm ở đây muốn nói với chúng ta trong
cuộc gặp gỡ này. Mọi nguời đều có một cảm
nhận rằng bất cứ ai sống trên mặt đất này đều phải qua bốn giai đoạn của cuộc sống
là :sinh, lão, bệnh, thử, thì đối với những
người chết phải qua bốn điều sau cùng là sự sống, chết, thiên đàng và hoả ngục. Hôm nay ông bà cha mẹ muốn nói với chúng ta về
những điều này.
1. Sự chết đón chờ từng phút.
Kinh nghiệm của ngàn đời để lại là mọi người đều phải chết
:”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”. Chết là công lệ của mọi người. Chết
là từ bỏ tất cả những gì thuộc về ta : đồ vật, đam mê, tình nghĩa đã chen lẫn vào
bản thân ta, nối dài ta ra, cấu tạo ta, đã trở thành như cơ thể, như bản thể của
ta, gia đình, quê hương, bạn bè, thân bằng quyến thuộc, tất cả sẽ rã rời, tan tành
chung quanh ta...”Cảm thấy mọi sự thuộc về
ta đều tan rã, thật là một điều đáng kinh sợ”. Đó là lời phát biểu của
Pascal.
Đối với những người có đức tin thì chết là gì ? Nó cũng giống
như câu hỏi : sống là gì ?
Hai yếu tố nhày liên kết chặt chẽ với nhau không thể phân
ly được. Sống là chuẩn bị cho chết, còn chết là một cuộc đi qua để tới đời sống
đích thật. Cuộc sống là một chuyển động,
một sự diễn biến, một cuộc hành trình. Cần
phải biết nó đưa ta đến đâu. Nó chỉ có ý nghĩa khi nó dẫn ta tới đích, nếu không,
nó chỉ là một sự chạy trốn điên dại của người mù trông mọi sự trong đêm tối, mà dám chạy vơ vẩn dẫn đến sự chết.
J.H. Fabre, nhà
côn trùng học trứ danh, đã viết một câu
khắc trên mộ ông như sau :”Những người mà
ta tưởng đã chết thì đã ra đi trước. Sự chết không phải là một sự chấm dứt, nhưng
là cái ngưỡng cửa để đi vào đời sống cao đẹp hơn”.
Joubert nói :”Việc lớn của con người là sống, việc lớn của
đời sống là chết”. Tiên liệu và dự bị
chết sẽ trấn tĩnh tâm hồn bằng cách soi sáng. Được soi sáng như vậy, ta sẽ học
biết cách lựa chọn, theo kiểu La Bruỳere
nhắn nhủ ta :”Có hai thế giới : một thế
giới ta chỉ cư ngụ ít lâu và phải rơi bỏ mà khôn bao giờ trở lại ; một thế giới
khác ta sắp phải vào mà không bao giờ được ra. Ân huệ, quyền bính, bạn hữu,
danh tiếng, tiền của dành cho thế giới thứ nhất ; lòng khinh chê mọi sự dành
cho thế giới thứ hai. Ta cứ chọn đi”.
Theo đức tin và lý trí thì chết là thời gian duy nhất, quyết
liệt quyết định số phận đời sau của ta, dành cho ta niềm vui khôn tả hoặc nỗi
thất vọng vô cùng. Vậy thì ai chọn cho ta ?
(Cf Lm De Parviller S.J. Niềm vui trước
sự chết)
2. Cuộc phán xét nghiêm nhặt.
Người ta thường nói :”Thiện
ác đáo đầu chung hữu báo” hoặc theo nguyên tắc “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”. Không phải là những Kitô hữu mới có ý tưởng này
mà các người bình dân, những người ăn ngay ở lành một cách bình thường cũng có. Đây là một quan niệm của dân gian, một quan
niệm hết sứ tự nhiên.
Chúng ta biết rằng mỗi người sẽ phải đối diện với cuộc phán
xét của Chúa Giêsu như Kinh thánh đã nói :”Rồi
tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn
; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra : Đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét
xử tùy theo việc họ đã làm, chiếu theo
những gì đã ghi chép trong sổ sách”(Kh 20, 12).
Việc phán xét đã được thánh Matthêu mô tả rất kỹ trong đoạn
25,31-46 : Chúa se phân chia mọi người ra hai bên, một bên kẻ lành, một bên kẻ
dữ và Ngài đặc biệt phán xét về đức bác ái mà người ta đã làm cho tha nhân. Những
gì làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa, còn những gì không làm cho tha nhân
là không làm cho Chúa (x. Mt 20,31-46).
Cuộc đời mỗi người sẽ được thẩm tra như một cuộn băng video
được quay lại. Lúc đó chúng ta được thấy lại chính xác cuộc đời của mình từ khi sinh ra cho đến lúc chết. Lúc đó,
chính chính chúng ta tự xét đoán mình và đi đến kết luận đáng thưởng hay đáng
phạt.
Theo Hồng Y Billot thì “Ngay khi linh hồn ra khỏi xác, trong phút chốc thì cuốn sách lương tâm
liền mở ra, làm cho ta nhận thức ngay một trật về toàn bộ các việc ta đã làm
khi còn sống”. Chính ta sẽ phán xét ta, bởi tình trạng quá
hiển nhiên công khai không thể chối cãi được. Công trạng và lỗi lầm sẽ xuất hiện
trước mắt ta trong ánh sáng chói lọi, đồng thời cũng cho thấy những phần thưởng
và hình phạt tương xứng với ta.
Như thế chúng ta có thể khẳng định rằng : không phải lòng
khoan dung hay sự nghiêm khắc của thẩm phán, không phải sự can thiệp bên ngoài,
nhưng chính ta hay đúng hơn, chính các hành vi của ta sẽ xét đoán ta. Án xử ta
sẽ tự đáy linh hồn nổi lên, nó là sự kết
tinh cuối cùng của tình trạng linh hồn ta vào lúc ta chết. Nếu ta chỉ sống để được chết hẳn hoi “chết lành”
thì ta sẽ được tất cả ; nếu ta không thực hiện tốt cuộc sống, ta sẽ mất hết.
Như vậy, trong cuộc đời chúng ta, không một giây phúc nào,
không một cử chỉ nào mà không có ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc, như một bài
tính cộng, mỗi con số đều ảnh hưởng đến tổng số, như một cuộc hành trình thì mỗi
bước tiến hoặc giật lùi đều đưa ta lại gần hoặc đưa ta ra xa đích. Ta đi đến Thiên Chúa như các Đạo sĩ đi đến ngôi
sao. Không có ngày nào được để mất đi. Tiến
đến đích, đến Thiên Chúa, chỉ có điều đó là đáng kể, còn mọi sự khác chỉ là con
số không.
(Lm De Parviller, SJ, Niềm vui trước sự
chết, tr 120)
3. Thiên đàng hoặc hỏa ngục.
Một khi đã bước qua sự chết, tất cả đều ngưng, cuộc thử thách
đã kết thúc. Hậu quả từ nay sẽ được quyết định bất di bất dịch. Đó là cuộc kiểm
chứng ngay thẳng, cưỡng bách và quyết định số phận, công trạng, tội lỗi và tình
trạng đời đời của ta. Ta mang trong mình
bản án của ta do chính ta soạn thảo : bị phạt đến vô cùng hoặc được thưởng tức
khắc đến vô cùng, hoặc phải đền bồi trong luyện ngục, chính nó sẽ lên án ta.
Chính vào lúc chết mà ta sẽ nói lên những điều không thể rút lại được.Và lập tức
phép công thẳng vô cùng sẽ đáp ứng bằng
việc thi hành đúng phán quyết mà chính ta định đoạt :
Thiên đàng địa ngục hai quê
Ai kéo thì về, ai vụng thì sa.
III. CHUẨN BỊ CHO NGÀY RA ĐI.
Ông Ansome Chancel nói một câu rất vắn về số
phận con người trên trần gian mà ai cũng phải trải qua, đã có sống thì phải có
chết. Nếu không sinh ra thì không có chết nhưng vì chúng ta đã được sinh ra
trong thế gian này thì ắt phải chết, có sinh thì phải có tử :
Vào, rồi la : đó là sống.
Ngáp,
rồi ra : đó là chết.
(Ansome Chancel)
Ai trong chúng ta cũng sẽ phải ngáp một lần cuối cùng để đi
ra khỏi cõi đời này. Nhưng trước khi ra khỏi cõi trần này ắt phải có chuẩn bị.
Cuộc đời này là một cuộc hành trình đi về đời sau, ai không chuẩn bị cho cuộc hành
trình đó là người dại vì không thể tới đích :”Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta :Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại
mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sằn đó sẽ về tay ai ? Ấy kẻ nào thu tích của
cải cho mình, mà không làm giầu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12, 20-21).
Để chuẩn bị cho việc ra đi vĩnh viễn, ta hãy suy nghĩ về dòng
chữ mà ông Murillo đã chọn để khắc trên mộ ông :
VIVE MORITURUS
Hãy sống như người sắp chết.
Chuẩn bị chết theo tinh thần Kitô giáo không phải là giảm
thiểu hay làm suy yếu, hủy diệt cuộc sống, dẫn ta tới tinh thần bi quan. Trái lại,
nhưng là cố gắng làm cho nó phong phú, triển nở tối đa, chính là sống cho Chúa đấy.
Nhưng Chúa muốn gì ? Chúa muốn toàn diện con người ta, xác hồn được mở mang về
mặt tự nhiên và siêu nhiên, hiện tại cũng như tương lai. Chúa muốn ta sống giây phút hiện tại cho đầy đủ
nghĩa là làm trọn nghĩa vụ của mình đối với Chúa và với tha nhân. Nếu ta được chuẩn bị như thế, lúc ấy ta sẽ được
bình tĩnh nếu Chúa đến gọi ta bất cứ lúc nào, ta sẽ thưa với Chúa :”Này
con đây, lạy Chúa, Chúa gọi con”.
Truyện : Tận thế !
Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng nhiên cả vùng tiểu bang
Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó Hội đồng lập pháp tiểu bang đang họp.
Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa
đến. Nhưng ông chủ tịch nói :”Không biết
hôm nay có phải là ngày tận thế hay không.
Nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu
toàn nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinkwater).
MỘT TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CHO CUỘC SỐNG :
Kiếp đời sau tùy vào cuộc sống bây giờ
Những suy tư, những hành động rõ hay mờ
Được kết lại như án trời không xóa bỏ
Và từ đó nhận phạt hay thưởng công nhờ.
... Đừng ích kỷ nhưng hãy mở rộng tình người
Thi ơn
lành nhận đau khổ theo ý trời
Sống hy sinh phục vụ đời qua khổ giá
Và công thưởng hạnh phúc lúc lìa đời.
Vì đời
sau bên Chúa
Ở tại cuộc sống bây giờ
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt