GIỜ
ĐƯỢC TÔN VINH
***
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng
ta đọc : Ga 12,23-26.
Chúa Giêsu là người ở thôn quê chứ không
phải người ở thành thị. Ngài tuy làm nghề thợ mộc nhưng cũng tiếp xúc và gần gũi
với nông dân, biết cách trồng trọt nên khi rao giảng Tin mừng, Ngài hay dùng những
dụ ngôn thiên về đồng quê nhất là việc trồng trọt để nói về mầu nhiệm Nước Trời.
Khi muốn cho thính giả biết về cái chết
của Ngài, đồng thời cũng là lúc Ngài được tôn vinh, thì Ngài nói:”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi,
thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(Ga
12,24). Đây là kinh nghiệm của những
người làm nông : hạt giống là điều kiện cần thiết để làm cây được phát sinh, nhưng
muốn cây được phát sinh thì điều kiện cần và đủ là hạt giống phải mục nát ra.
Như vậy” chết đi” và” triển nở” là một tương quan biện chứng của
thành công. Phải chết đi mới có sự sống, giống như hạt lúa phải mục nát ra mới
có mầm non, rồi có cây và sinh hoa kết quả.
Theo như chúng ta nghĩ : trong tiệc cưới
ở Cana, Đức Mẹ ngỏ ý xin Chúa làm phép lạ cứu nguy cho chủ tiệc hết rượu. Ngài
chỉ trả lời:”Giờ con chưa đến”(Ga 2,4).
Ai cũng hiểu đó là giờ được tôn vinh, giờ tỏ ra vinh quang của Ngài. Nhưng
trong bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu lại xác định thêm: Giờ tôn
vinh đó là lúc Ngài chịu treo trên thập giá, lúc Ngài hoàn tất chương trình cứu
chuộc nhân loại, lúc Ngài tôn vinh Cha và cũng được Cha tôn vinh, vì đã hoàn tất
ý định yêu thương của Cha.
Như vậy, Chúa Giêsu có ý nói với chúng
ta là Ngài chỉ được tôn vinh sau khi đã
hoàn tất thánh ý Chúa Cha, mà hoàn tất ý Chúa Cha là hy sinh mạng sống mình trên
thập giá để cứu chuộc nhân loại. Cuộc đời của Ngài là một cuộc tự hiến triền miên,
hy sinh tất cả cho ơn cứu chuộc nhân loại. Cuộc sống của Ngài được ví như như cây
nến sáp để phục vụ con người. Nếu không được đốt cháy lên thì nó cứ trơ trọi một
mình, vô ích, nhưng nếu đốt lên thì mới có ánh sáng. Có điều, khi nó chiếu sáng thì đồng thời chất
sáp ong cũng tiêu hao đi dần cho đến khi kiệt quệ, không còn để cháy nữa. Đức Giêsu đã tìm sự tôn vinh kiểu đó . Chính cái
chết của Ngài đã làm nảy sinh ra sự sống mới và nhờ đó nhiều người được sống, đúng
như Ngài đã nói:”Nếu hạt lúa gieo vào lòng
đất, không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh
nhiều hạt khác”(Ga 12,24).
II. GIỜ VINH QUANG CỦA CHÚNG TA.
Trong cuộc đời của mỗi người,
ai cũng có lúc được tôn vinh, không nhiều thì ít, nhưng giờ phút được tôn vinh đó
rất ngắn ngủi, chỉ như tia chớp lóe sáng vụt tắt so với đời đời, vì đời sống con người quá ngắn ngủi, chỉ như
bông hoa sớm nở chiều tàn :
Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi,
Tươi
thắm như cỏ nội hoa đồng.
Một
cơn gió thoảng là xong
Chốn
xưa mình ở cũng không biết mình.
(Tv
102, 15)
Sự tôn vinh của người đời thật
mong manh và vắn vỏi, chỉ khi nào ta được Thiên Chúa tôn vinh thì sự tôn vinh ấy
mới trường củu. Vậy khi nào chúng ta được tôn vinh ? Chỉ khi nào chúng ta nhắm
mắt lìa đời ! Chúng ta sẽ được tôn vinh khi chết, giống như Chúa Giêsu được tôn
vinh khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.
Nhưng muốn được tôn vinh, không
phải là một chuyện “dễ ăn”, khó “nhá “ lắm đấy ! Nó đòi hỏi phải hy sinh rất
nhiều, đòi hỏi một sự từ bỏ, một sự từ bỏ dứt khóat, dứt khoát đến độ trở thành
một mất mát lớn trước mặt loài người. Sự
tôn vinh ấy còn đòi hỏi chúng ta đi vào
cửa hẹp để tới cõi phúc, phải qua thập giá mới tới vinh quang, phải tiêu hủy đi
mới phát sinh hoa trái dồi dào. Những ý tưởng trên đã trở thành qui luật của
Tin mừng, là nhân sinh quan của người Công giáo nói chung.
Đời sống của chúng ta là một
cuộc chuẩn bị trường kỳ cho cuộc sống mai hậu. Cuộc sống ở trần gian chỉ là thời
gian tạm trú vì :
Thế gian không phải quê nhà,
Thiên
đàng vĩnh cửu mới là quê hương.
Chúng ta đã được Thiên Chúa
dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Chúng ta là sản phẩm tốt đẹp của lòng thương xót
Chúa, cho nên chúng ta có thể coi mình như những bông hoa được Thiên Chúa trồng
ở trần gian. Chúa là chủ vườn có thể hái lấy những bông hoa ấy về làm cảnh bất
cứ lúc nào, sẽ có ngày Chúa hái về hết, nay hoa này, mai hoa khác, chầy kíp gì
cũng xong cả. Thân con là đóa hoa phù dung, dám xin mạn phép hồi hương trước để
Chúa thưởng thức và lúc đó linh hồn chúng ta được mãn nguyện và thốt lên :
Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
Hồn
tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.
(Tv
61,2)
Đứng trước linh cữu người quá cố đây,
chúng ta thấy cuộc đời này rất mong manh, mỗi người sẽ kết thúc cuộc đời trước
hay sau, nhưng tất cả đều kết thúc. Tuy nhiên, có một điều làm cho chúng ta phải
suy nghĩ, có thể làm cho chúng ta day dứt : kết thúc trong vinh quang hay
trong tủi nhục ? Chắc chắn ai
cũng muốn được Thiên Chúa tôn vinh :”Nào
những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các ngươi
từ thuở tạo thiên lập địa”(Mt 25,24).
Nhưng muốn được tôn vinh, chúng ta phải chuẩn bị ngay ở trần gian này và trong
giây phút này vì tương lai đang nằm trong hiện tại và đang trong tầm tay chúng
ta.
Truyện : Chiếc hộp.
Đức Giáo hoàng Innocente IX, một hôm,
mời cha Claudius Aquaviva, đang làm Bề trên Tổng Quyền Dòng Tên và là bạn thân
của Ngài, tới đàm đạo với Ngài.
Đức Thánh Cha không tiếp cha Aquaviva
tại phòng khách, nhưng ở tư phòng. Tại đây, Đức Thánh Cha chỉ cho ngài một chiếc
hộp nhỏ, đặt trên bàn làm việc và hỏi :
- Cha có biết trong hộp chứa đựng vật
gì không ? Một vật qúi đó ! Cha mở ra coi đi.
Cha Aquaviva mởi nắp hộp và sửng sốt,
khi thấy một hình người, rất giống Đức Thánh Cha, nằm ngay ngắn trong đó. Trong
lúc phân vân chưa hiểu dụng ý của Đức Thánh Cha, thì Đức Thánh Cha giải thích :
- Hình người chết, chính là tôi. Bởi đó, với tôi, nó rất qúi, vì nó luôn gợi
cho tôi nhớ tới giờ chết... Trong nhiệm vụ Giáo hoàng, tôi phải quyết định nhiều
vấn đề quan trọng. Nhiều người đã tìm cách
gây áp lực với tôi, không chỉ bằng tranh luận, mà bằng cả tiền tài và địa vị...
Thế nên, mỗi khi phải quyết định một vấn đề quan trọng, sau khi cầu nguyện, xin
ơn soi sáng, tôi vào đây, mở chiếc hộp ra, nhìn chân dung mình trong đó và liên
tưởng tới giờ phút phải chết. Sau đó, tôi mới quyết định. Tôi luôn tự hỏi : Nếu
phải chết ngay lúc này, tôi sẽ quyết định thế nào về điều đó ? Chính vì thế,
chiếc hộp này rất quí đối với tôi.
Nhớ đến giờ chết như thế là một phương
pháp rất hữu hiệu để tránh những sai phạm. Chớ gì giờ chết đến không làm cho chúng
ta hoảng sợ mà bình tĩnh nói như thi sĩ Tagore :
Tôi
đã được phép giã từ,
Chúc tôi ra đi
mau mắn nhé anh em.
Tôi cúi đầu chào
tất cả trước khi lên đường
Này đây chìa
khóa tôi gài lên cửa
Và cả căn nhà
cũng trao trọn anh em.
Chỉ xin anh em
lời tạ từ lần cuối
Thắm đượm tình
thân
Từ lâu rồi sống
bên nhau
Chúng mình là
láng giềng lối xóm
Nhưng anh em đã
cho tôi, nhiều hơn tôi cho lại anh em.
Bây giờ ngày đã
rạng
Đèn trong xó tối
nhà tôi đã tắt
Lệnh triệu đã
ban rồi
Tôi đi đây.
(Tagore
– Bài thơ 93)
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt