QUÁ
MUỘN
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng ta đọc : Lc 12,35-40.
Chết là số phận của con người vì Thiên
Chúa đã nói với ông Adong :”Ngươi sẽ phải
đổ mồ hội trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi được
lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 4,19). Phải trở về
cùng bụi đất tức là phải chết đi. Không ai có thể tránh được công lệ này. Vì thế,
Chúa Giêsu nhắc nhở cho chúng ta là phải luôn luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời
này để buớc vào sự sống đời sau.
Hình ảnh ngườiø đầy tớ cầm đèn trong
tay đợi chủ đi ăn cưới về có vẻ hơi xa lạ với chúng ta, nhưng đối với người Do
thái thì rất quen thuộc. Người Do thái có thói quen ăn tiệc cưới vào ban đêm và
tiệc tan vào bất cứ lúc nào, nên ông chủ cũng trở về bất cứ lúc nào, người đầy
tớ luôn phải ăn mặc gọn gàng, cầm đèn sáng trong tay để đón chủ về. Nếu khi ông
chủ trở về mà thấy người đầy tớ đang tỉnh thức sẵn sàng chờ ông, mở cửa và soi đèn
cho ông vào, thì ông sẽ thưởng cho. Ngược lại, người đầy tớ nào mà mê ăn mê ngủ
không sẵn sàng chờ đợi chủ về thì ông sẽ ra hình phạt cho.
Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta phải tỉnh thức. Nhưng tỉnh thức để làm
gì ?
Để đợi chủ về :
- Nghĩa đầu tiên là đợi chờ ngày Chúa Giêsu lại đến;
- Nghĩa thứ hai là ngày chết của mỗi người;
- Nghĩa thứ ba là những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho ta.
Trong cả ba trường hợp ấy, chỉ có ai tỉnh thức, sẵn sàng và nhanh
nhạy mới gặp được Chúa và được Chúa thưởng.
Qua bài Tin mừng này, Chúa Giêsu dạy
chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng trông chờ Chúa đến. Tỉnh thức bằng cách luôn
sống trong ơn Chúa. Muốn vậy, phải tránh tội và chừa cải tội lỗi. Sẵn sàng
bằng cách chăm lo làm những việc lành phúc đức để chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu.
II. NHỮNG AI PHẢI TỈNH
THỨC VÀ SẴN SÀNG ?
1. Cho mọi tin hữu.
Chúa nhắc nhở mọi người phải tỉnh thức
và sẵn sàng chờ đợi Ngài đến vì ai trong chúng ta cũng phải một lần ra đi khỏi đời
này và cuộc ra đi này có liên hệ trực tiếp đến số phận của từng người. Ai không
chuẩn bị cho cuộc hành trình này là người khờ dại.
“Hãy
thắt lưng” là lối ăn mặc của người đang làm việc theo phong tục người Do thái.
Theo nghĩa bóng là phải sẵn sàng, tức là phải lọai bỏ tất cả cản trở sức sống
thiêng liêng của ta : như các đem mê theo dục vọng bất chính. Về vấn đề này thánh
Phaolô cũng khuyên chúng ta :”Phải tỉnh
thức và tiết độ” (1Pr 5,8).
2. Cho tất cả mọi người.
Khẩu hiệu “Sẵng Sàng” được lòai người
luôn trân trọng vì nó cần thiết cho đời sống thực tế, giúp cho người ta thành công.
Đây là kinh nghiệm của bao đời được kết tinh lại mà không ai có thể bác bỏ.
a) Ai đã có dịp đi sinh họat hướng đạo,
khẩu hiệu “sẵn sàng” phải luôn được
thực hiện. Chính nhờ đó mà các hướng đạo sinh có tinh thần tháo vát, lanh lẹ,
bình tĩnh đối phó với bất cứ tình huống nào xẩy ra.
b) Đại tướng Marc Arthur, một vị tướng lừng danh của Mỹ, sau đệ nhị thế chiến có
nói :”Lịch sử trong những thảm bại chiến
tranh có thể tóm gọn trong hai chữ “QUÁ MUỘN”. Quá muộn vì chưa sẵn sàng, quá
muộn vì chưa chuẩn bị đủ”. Trong chiến tranh du kích, yếu tố sẵn sàng cần được
chú trọng để đối phó với tình hình, nếu sơ hở một chút là bị tiêu diệt.
c) Jules César, một hòang đế và một tướng tài của đế quốc Rôma, đã để
lại một câu nói bất hủ làm kim chỉ nam cho những nhà chiến lược ngày nay không
bao giờ được bỏ qua, đó là :”Si vis
pacem, para bellum” : nếu anh muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh.
d) Các bậc tiền bối Đông phương của chúng ta không thiếu kinh nghiệm
vấn đề này. Các vị đó đã khuyên bảo các
nhà cầm quyềân mọi đời phải thực hiện câu châm ngôn :”Bình thời luyện võ, lọan
thế độc thư” : thời bình thì phải lo luyện võ, thời lọan thì phải đọc sách.
Tại sao lại có sự trái ngược như vậy ? Bởi
vì các vị đó đã có cái nhìn xa : trong thời bình đừng có vùi mình vào sự hưởng
thụ xa hoa, mà phải luyện tập để khi chiến tranh xẩy ra thì sẵn sàng đối phó.
e) Người thành Spatres cổ xưa đã bắt mọi thanh niên phải sống khắc khổ tập
luyện để trở thành những chiến binh dũng cảm và đầy kinh nghiệm, nên họ đã có một
quân đội hùng mạnh bách chiến bách thắng, khác với dân thành Athènes. Còn trong
thời lọan thì phải nhìn tới thời hậu chiến, khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình
trở lại thì đã có sẵn kế sách cho việc tái thiết, xây dựng đât nước.
Qua bài Tin mừng này, chúng ta hãy rút
ra cho mình một bài học thực hành : đừng để đến tuổi già mới sám hối, đừng để đến
ngày chết mới ăn năn trở về vì đã “quá
muộn”. Kinh nghiệm cho hay : ít người hối cải vào giờ chết vì, theo Kinh Thánh,
“Trẻ đi lối nào thì già cũng đi lối đó”, cũng như người ta cũng thường nói :”Sống sao thác vậy”.
Truyện : Hội gnhị của quỉ.
Một nhà văn kể câu chuyện giả tưởng :
Satan họp hội nghị thảo luận về phương thức chiếm đọat các linh hồn. Nhiều ý kiến
các cấp quỉ được phát biểu. Nhưng ý kiến được hội nghị tán đồng là của một quỉ
già đầy kinh nghiệm. Đó là rỉ tai câu này :”Gấp
gì, còn kịp chán, để gần chết rồi hãy ăn năn trở lại, hãy vui sống đã”.
Bao nhiêu linh hồn đã hư mất vì ngủ
say trong danh vọng, tiền tài, sắc dục mà quên đi tinh thần tỉnh thức và sẵn sàng
chờ đợi Chúa đến. Hãy thực hiện câu ngạn ngữ tuyệt vời :Cẩn tắc vô ưu” : cẩn thận
đề phòng thì khỏi phải lo.
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt