VƯỢT
BIỂN
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng ta đọc : Mt 8,23-27 ; Mc 4,35-41.
Chiều đến, sau khi đã giải tán
đám dân chúng xong, Chúa Giêsu bảo các môn đệ sang bên kia biển hồ. Vào chiều tối
hay ban đêm, biển hồ này hay có những cơn bão bất thường. Và sự việc đã xẩy ra,
một cơn bão lớn nổi lên, sóng to gió lớn, nuớc ùa vào làm cho thuyền sắp chìm. Trong
khi đó, Chúa Giêsu ở đàng lái gối đầu mà ngủ như không quan tâm đến sự việc đang
xẩy ra. Các ông lo sợ rối rít đến xin Chúa can thiệp. Chỗi dậy, Ngài dùng uy
quyền mà truyền cho sóng gió và biển phải yên lặng bằng một lời nói rất vắn tắt
:”Hãy im đi, lặng đi”. Mọi sự trở lại
bình thường.
Sự việc này đã tăng cường niềm
tin cho các ông. Chúa làm chủ tể mọi lòai, ở đâu có Chúa chúng ta đừng sợ. Trong
cuộc sống hằng ngày, nhất là trong những lúc gặp gian nan thử thách, chúng ta hãy
tin rằng Chúa luôn ở bên cạnh nhưng chúng ta lại có cảm tưởng rằng Ngài không quan tâm đến
chúng ta vì “Ngài đang ngủ”(x. Mt
8,24).
Trong cuộc vượt biển trần
gian về quê trời chúng ta cần phải cậy dựa vào Chúa. Biển càng động, sóng gió càng
to, gió càng lớn, chúng ta càng cần phải cậy dựa vào Chúa bởi vì Ngài làm chủ
biển cả và cầm lái con thuyền đời chúng ta thì chúng ta còn sợ gì ?
Xin Chúa ban thêm niềm tin
cho chúng ta để chúng ta vững vàng chèo lái con thuyền đời mình vượt biển trần
gian để tiến tới bờ hạnh phúc quê trời.
II. TẢN MẠN VỀ BIỂN.
1. Biển là gì ?
Biển hay bể là khỏang rộng có
nước mặn. Người ta thường nói :”Năm châu
bốn bể”. Bốn bể đây là Thái bình dương, Đại tây dương, Úùc đại dương và Aán
độ dương. Thái bình dương là biển lớn nhất, nên nhạc sĩ Y Vân đã ví lòng mẹ rộng
rãi bao la “như bển Thái bình dạt dào”
(Bài Lòng mẹ). Nếu so biển và đất liền
thì biển lớn gấp 4 lần trái đất, nên người ta mới nói :”Tứ hải nhất phần điền”.
2. Biển vật chất và biển thiêng
liêng.
+ Biển vật chất :
Biển vật chất là khỏang có nhiều nước mặn. Hầu
hết chúng ta đã có lần được đi xem biển và đã có nhiều lần được tắm biển. Ngày
nay quê hương chúng ta đã có nhiều bãi tắm đẹp, thuận lợi cho việc du lịch. Chúng
ta hy vọng sẽ có nhiều dịp đi Nha trang hay Vũng tầu để tắm biển và chiêm ngắm
biển bao la, công trình của Thiên Chúa tạo dựng, được ngắm cảnh bình minh hay hòang
hôn trên biển để ca tụng bàn tay kỳ diệu của Thiên Chúa.
+ Biển thiêng liêng.
Biểu tượng tôn giáo của biển
cũng tìm thấy trong Tin mừng. Theo đó, biển vẫn là chỗ của ma qủi mà cả đàn heo
bị quỉ ám đã nhào đầu xuống (Mc 5,13t). Lúc nổi sóng, biển luôn đe dọa con người;
nhưng trước biển cả, Chúa Giêsu đã tỏ thần lực chiến thắng mọi yếu tố : Người đi
trên biển với các môn đệ (Mc 6,49t; Ga 6,19t) hoặc Người đã khiến biển im lặng
bằng một lời trừ quỉ cho nó :”Hãy yên đi”(Mc
4,38).
Sách Khải huyền không những đặt
tương quan với biển cả những uy lực xấu
mà Đức Kitô phải đối phó suốt dòng lịch sử (Kh 13,1; 17,1). Và biển sẽ biến mất
với tư cách là vực thẳm của Satan và quyền lực hỗn lọan…
3. Biển và đau khổ.
Biển không những là thực thể
vật chất mà còn là một thực thể tinh thần, vì thế người ta có chữ :”Biển đời” hay là “biển trần gian”. Biển trần gian được coi như một biển đầy sóng gió
có thể làm chìm con thuyền đời người đang lênh đênh trên biển cả. Vì thế người
ta phải nỗ lực và khéo léo chèo chống để con thuyền đời khỏi bị chìm.
Phật giáo coi đời là “bể khổ”. Đức Phật đã tìm cách giúp con
người thóat khỏi bể khổ đó.Tư tưởng đau khổ này đã được thi sĩ Nguyễn gia Thiều
trình bầy trong “Cung óan ngâm khúc” :
Thảo nào khi mới chôn nhau,
Đã
mang tiếng khóc bưng đầu mà ra.
Khóc
vì nỗi thiết tha sự thế
Ai
bầy trò bãi bể nương dâu
Tử,
sinh, kinh, cụ làm nao mấy lần.
Công giáo không coi đời là bể
khổ, nhưng theo kinh Lạy Nữ Vương thì cũng coi đời là “thung lũng nước mắt” (lacrimarum valle). Người Công giáo cũng coi
trần gian là một cái biển đầy sóng gió. Mọi người phải nỗ lực vượt qua biển trần
gian này mà vào bến bờ thiên đàng. Nhạc sĩ Hòai Đức đã diễn ta tư tưởng này
trong bài ca kính Đức Mẹ :
Lạy Mẹ là ngôi sao sáng,
Soi
lối cho con lúc vượt biển thế gian.
4. Vượt biển.
Khi đi truyền giáo, Chúa Giêsu
và các tông đồ đã phải vượt biển hồ Tiberiade mà sang bờ bên kia. Biển hồ này hay nổi sóng vào ban chiều hay
ban đêm. Các tông đồ đã nhiều phen phải chống chọi với sóng to gió lớn để sang
bờ bên kia. Đôi khi gặp phải những cơn bão lớn làm cho thuyền sắp chìm như đã được
mô tả trong bài Tin mừng hôm nay. Công cuộc vượt biển đưa đến hai hậu quả : một
là sang bờ bên kia, hai là thuyền bị chìm trong lòng biển.
Mọi Kitô hữu sống trên trần
gian này đều phải nỗ lực chèo chống để vượt qua biển trần gian. Một mặt phải chèo
lái con thuyền đời mình, mặt khác phải trông cậy vào Chúa. Các tông đồ đã làm gương
cho chúng ta về điểm này : các ngài nỗ lực chèo chống, và khi thấy nguy hiểm thì đã kêu cầu Chúa giúp đỡ. Bao lâu còn sống
trên trần gian này là thời gian vượt biển
và kết thúc vượt biển bằng cái chết. Chết tức là đã tới bến bờ.
III. CHẾT LÀ CUỘC VƯỢT QUA.
Chúng ta có thể nói được đời sống con người là
một cuộc hành trình đi về quê trời. Sống là nỗ lực vượt qua đời này để tiến vào
đời sau. Cho nên đời sống con người phải là cả một vấn đề, một vấn đề quan trọng
và rất gay go.
Người, vật, cỏ cây đều có sự
sống nhưng rất khác nhau. Cây cỏ có sự sống thảo mộc, động vật có sự sống cảm
giác; và con người cao hơn, chẳng những có hai sự sống trên, mà còn có sự sống
lý trí nữa. Căn cứ vào sự thật đó, C. Sullerot đã nói một câu rất xác đáng
:”Lòai người và lòai vật khác nhau ở chỗ
: đối với lòai người đời sống là một vấn
đề. Có thể nói rằng người ta chỉ là
người thật một khi người ta đã bắt đầu biết nghĩ đến đời sống” (Sullerot, Problème
de la Vie).
Giờ chết sẽ đến với chúng ta
nhưng không biết khi nào. Và cái chết đối với mỗi người có một ý nghĩa riêng. Ta
có thể ví đời người như một câu văn và cái chết là dấu chấm câu :
- Có cái chết như một dấu phẩy (,) : tức tưởi
không trọn vẹn.
- Có cái chết như dấu chấm
than (!) : buồn hiu hắt.
- Có cái chết như một dấu chấm hỏi (?) : băn
khoăn ray rứt..
- Có cái chết như ba dấu chấm (…) : còn bỏ ngỏ.
- Và có cái chết như dấu chấm tròn (.) : thật đầy
đủ, trọn vẹn, tuyệt mỹ.
Cái chết của Đức Mẹ là dấu chấm tròn (.). Còn
cái chết của chúng ta sẽ là gì ?
Trong cuộc sống hằng ngày chúng
ta phải luôn nỗ lực làm việc với niềm tin yêu, giống như nhà xuất bản P. Văn Tươi
ghi lên logo của mình diễn tả một người đang đào xới với dòng chữ “Nỗ lực
rồi cậy trông”. Trong cuộc vượt qua ở trần gian này, chúng ta không bao
giờ bị cô đơn vì Chúa đang ngồi ở đàng lái con thuyền đời của chúng ta. Ngài
xem ta nỗ lực chiến đấu và sẽ tra tay cứu vớt khi chúng ta kêu cầu trong nguy
hiểm.
Truyện : Cha em là thuyền trưởng.
Trên một con tầu vượt đại dương,
vị thuyền trưởng đem theo cả cậu con trai 12 tuổi đi nghỉ hè. Nửa đường, tầu bị
bão ! Còi báo động nổi lên, các thủy thủ ở trong tư thế sẵn sàng ứng phó theo lệnh
của thuyền trưởng, lòng hồi hộp lo sợ… Con tầu tròng trành dữ dội vì sóng lớn !
Thế mà cậu bé kia cứ bình thản ngồi bầy biện những đồi chơi của mình.
Ôâng đầu bếp già vội kéo cậu
vào :
- Bão thế mà cháu không sợ, sao còn ngồi chơi
?
- Cháu không sợ !
- Sao lại không sợ ?
- Vì cha
cháu là thuyền trưởng.
Câu trả lời đã giải thích thái độ bình thản của
cậu bé giữa giông tố : cậu hòan tòan tin tưởng ở cha cậu ! Người Kitô hữu luôn
có Cha ở trên trời phù hộ, che chở; và nếu bền đỗ giữ niềm tin tuyệt đối vào
Cha cho đến cùng, thì chúng ta cũng như ông (bà)… đây chắc chắn sẽ cập bến bình
an và hạnh phúc.
Vì Thánh vịnh 26,1 nói :”Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ, tôi còn sợ chi”.
Thánh vịnh 24,3 đã diễn tả :
“Chẳng
ai trông cậy Chúa
Mà
lại phải nhục nhã tủi hổ.
Chỉ
có người nào tự dưng phản phúc
Mới
nhục nhằn tủi hổ mà thôi.
Lòng tin của cô Marta luôn là
bài học và kinh nghiệm vô cùng quí giá cho mỗi người chúng ta, bởi vì “Mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết”
(1Cr 15,31).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt