BÓNG
CÂU CỬA SỔ
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng
ta đọc : Ga 3,16-21.
“Thiên
Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một”(Ga 3,16). Qua Chúa Giêsu
nhập thể và cứu chuộc, tử nạn và phục sinh, Thiên Chúa tỏ bầy tình yêu của Người
với thế gian . Nhìn ngắm món quà tặng, nhận ra tâm tình của người cho. Cũng vậy,
càng chiêm ngắm Chúa Giêsu : qua lời Người nói, việc Người làm, chúng ta càng cảm
nghiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với
chúng ta lơn lao như thế nào.
“Để
ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga
3,17). Thiên Chúa muốn chúng ta tin vào Con của Người để được sống vì sứ mạng
của Người là đến để cứu chuộc muôn người :”Thiên
Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án, nhưng là để thế gian
nhờ Con của Người mà được cứu độ”(Ga 3,17). Vì thế, tin vào Chúa Giêsu là một
điều kiện quan trọng và bắt buộc để được cứu độ. Nhưng thế gian cũng phải góp
phần của mình vào : ai tin vào Chúa Con thì được cứu, kẻ không tin thì bị hư mất.
Sự hư mấy ấy là do chính những người ấy lựa chọn cho mình. Cũng giống như một nguồn sáng đã đến trong màn đêm tăm tối,
ai muốn sáng thì tới với ánh sáng đó, kẻ
không tới thì phải ở mãi trong bóng tối.
Tin vào Chúa Giêsu là phải sống với Ngài
và trong Ngài bằng cách noi theo Chúa và vâng phục Chúa để nên giống Chúa hơn.
Tin vào Chúa Giêsu còn là cùng phải chết
với Người bằng cách từ bỏ tội lỗi, thói hư tật xấu; đồng thời sống lại với Người
bằng cách mặc lấy con người mới thuộc về Thiên Chúa : con cái sự sáng bằng một đời sống thánh thiện.
Thiên Chúa hứa với chúng ta là không
phải chết, chết về phần linh hồn, còn đối với xác đất vật hèn của chúng ta thì
dĩ nhiên phải chết, vì chết chỉ là sự chuyển đổi từ cuộc sống đời này sang đời
sau. Vì thế, cuộc sống trần gian này chỉ là một cuộc hành trình và cuộc hành
trình sẽ chấm dứt khi đã tới nơi đã định. Cuộc hành trình này có thể dài, có thể
ngắn, nhưng có một điều chắc chắn là cuộc hành trình này sẽ chấm dứt và mỗi người
phải chuẩn bị hành trang cho cuộc hành trình quan trọng này, mà không ai có thể
thay thế được.
II. ĐỜI NGƯỜI CHÓNG
QUA.
Thánh Giacôbê đã viết :”Anh em không biết cuộc đời mình ngày mai ra
sao. Thật vậy, anh em chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan đi”
(Gc 4,14). Như đám sương mù buổi sáng, rất mong manh bốc thành hơi nước dưới
ánh triều dương rồi biến mất giữa ban ngày. Đời người cũng giống như hạt sương
mai hiện ra chốc lát rồi lại tan ngay.
Thật vậy, sự sống chẳng khác gì cái
thoi dệt cửi :”Ngày đời tôi thấm thóat hơn
cả thoi đưa và chấm dứt, không một tia hy vọng” (G 7,6). Một văn sĩ khác đã
viết :”Chỉ khi nào thời gian, với một bàn
tay không biết chán, xé hết phân nửa số trang sách của đời mình để nung đốt lò
dục vọng, lúc ấy con người mới bắt đầu nhận thấy những trang còn lại của đời sống
mình không còn bao nhiêu nữa”.
Tác giả Thánh vịnh cũng đã nói :
”Kiếp phù sinh tháng ngày
vắn vỏi,
tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
một cơn gió thỏang là xong,
chốn xưa mình ở cũng không biết mình”
(Tv 103,15-16).
Ngày này nối tiếp ngày khác, trôi qua
với một tốc độ tăng dần mãi, dường như theo nhịp tiến của chúng ta tới tuổi già.
Những ngày của chúng ta trên mặt đất này giống hệt kiếp hoa :”Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của
nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi Thần khí Đức Chúa thổi qua”(Is 4,6-7).
Thời giờ cứ bay đi, ngày này sang ngày
khác không dừng lại, không tiếc xót, không màng tới ai. Nó lạnh lùng trôi đi trước
những con mắt còn tiếc xót, muốn níu thời gian lại.
Truyện : Ông thị trưởng Paris.
Một hôm đang khi đọc thư cho cô thư ký
viết, ông Taitinger, thị trưởng thành phố Paris, nhìn qua cửa sổ phòng giấy và cảm nghĩ cách rộn
ràng :
- Kìa ! Đô thị đầy những xe cộ chằng chịt như mắc cửi.
Cô thư ký hỏi :
- Vậy ông nghĩ thế nào ?
- Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay rồi cũng sẽ qua đi như các ngày khác.
Đời tôi cũng vậy. Sáng nào thức dậy, mặt trời vừa mọc lên sau rặng
cây, tôi trở ra rồi trở vào vài ba bận, nói đông nói tây dăm bảy câu, là thấy mặt
trời đứng bóng. Rồi tôi lại đi lui đi tới vài ba lần, nói cười dăm bảy tiếng
chi nữa, là thấy xế chiều, và màn đêm bắt đầu từ từ phủ xuống…
Ngày qua đi lại tiếp nối ngày khác, thời
gian cứ lững lờ trôi, dường như muốn triêu ngươi con người khiến con người đứng
nhìn theo ứa lệ :
Thời gian rót từng giọt buồn tê tái
Sự
sống đi như hương bỏ hoa chiều.
III. NHƯNG ĐÃ CHUẨN
BỊ CHƯA ?
Tâm lý chung của con người thì ai cũng
sợ chết. Chúng ta thấy cái chết diễn ra hằng ngày ở quanh ta, trong mọi nơi mọi
lúc, trong mọi hòan cảnh như động đất, bão tố, lũ lụt cuốn trôi, làm thiệt hại
bao nhiêu sinh mạng. Chúng ta thấy họ chết đấy nhưng lại không nghĩ đến cái chết
của mình, cứ coi như không bao giờ chết.
Đây là kinh nghiệm của Cesar Bergia trong những giờ phút cuối
cùng của đời mình, ông nói :”Trong suốt đời
sống của tôi, tôi đã tiên liệu mọi sự, trừ sự chết, và bây giờ, ôi, thật khốn nạn
cho tôi, tôi phải chết mà không chuẩn bị được gì trước cho sự chết của tôi”.
Một thanh niên mới hai mươi bốn xuân
xanh, suốt đời mạnh khỏe, nhưng bất thình lình lâm trọng bệnh. Trước khi sắp từ
giã cõi đời, anh đã rên rỉ, than van và quằn quại trên giường bệnh với những lời
gào thét sau đây :”Ôâi, tôi đã phung phí
những ngày xanh của tôi, tôi đã làm khánh tận đời tôi. Tôi sẽ thưa gì với Đức
Chúa, khi tôi phải ứng hầu trước mắt Ngài”.
Người ta dành đủ thì giờ để lo mọi việc,
lo cho tương lai một cách cặn kẽ, nhưng đối với việc của Thiên Chúa và số phận đời
của mình thì người ta lại bảo là không có thì giờ. Hoặc người ta cho rằng thì
giờ còn dài, việc đời đời chưa cần, để đến giờ chết hãy hay, bây giờ phải dùng
thì giờ vào những việc cụ thể cần hơn.
Vì thế, một văn sĩ khuyết danh đã viết những câu sau đây trong bài thơ “Sách Sự
Sống” :
Tôi qùi cầu nguyện, nhưng chẳng lâu được; tôi có nhiều việc phải làm. Tôi
phải cấp tốc đi làm vì hóa đơn đòi tiền chồng chất.
Vì
vậy, tôi qùi gối, đọc vội một kinh và nhảy đứng dậy. Việc bổn phận Kitô hữu của
tôi đã làm xong và tâm hồn tôi thanh thản, bình an.
Suốt
ngày tôi không có thì giờ để buông một lời chào hỏi vui vẻ hoặc nói về Chúa Kitô
cho bạn bè vì sợ họ cười nhạo tôi.
Tôi
luôn miệng la lớn : Không có thì giờ, không có thì giờ, nhiều chuyện phải làm
quá ! Không có thì giờ để lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng cuối cùng giờ chết đã
đến.
Tôi
trình diện trước mặt Đức Chúa; tôi đứng với đôi mắt cúi xuống, vì Đức Chúa đang
cầm trong tay một quyển sách, sách sự sống.
Đức
Chúa nhìn vào trong sách và nói :”Cha không tìm thấy tên con, vì có lần Cha dự
tính viết xuống, nhưng Cha chẳng khi nào có thì giờ”.
Do miệng của tiên tri Amos, Thiên Chúa
tuyên phán cho mọi người :”Ngươi hãy chuẩn
bị đi gặp Thiên Chúa của ngươi” (Am
4,12). Nếu biết chuẩn bị cho đầy đủ thì coi giờ chết là chuyện bình thường
và coi giờ chết là giờ cứu độ, giờ tiến vào cõi đời đời.
Chính vì thế, John Bunyan,
tác giả cuốn “Thiên lộ lịch trình”, đã nói lúc ông gần qua đời :”Các bạn đừng
than khóc cho tôi, nhưng hãy than khóc cho chính các bạn. Tôi sẽ về nhà đời đời
nơi có Đức Chúa Trời là Cha Đức Giêsu Kitô : Ngài sẽ tiếp rước tôi dù tôi là một
tội nhân bởi công lao cứu chuộc của Con Ngài. Tôi tin rằng chúng ta chẳng bao lâu
nữa sẽ gặp nhau trên nước sáng láng của Chúa để hát bài ca mới và sống sung sướng
trong cõi đời đời”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt