CHẾT ĐI ĐỂ
ĐƯỢC SỐNG
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng
ta đọc : Ga 12, 23-28.
Nhân dịp có mấy người Hy lạp lên Giêrusalem
thờ phượng Thiên Chúa, họ muốn nhờ ông Philipphê để gặp Đức Giêsu. Cũng nhân dịp này, Đức Giêsu loan báo cho các
ông biết Ngài sẽ được tôn vinh qua cái chết của Ngài trên thập giá.
Đức Giêsu nói :”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12,23). Ngài hay dùng từ ngữø
“giờ”
của Ngài. Theo đó, “giờ” đây là lúc Ngài được treo trên cây thập giá để chuộc tội
cho loài người, giống như hình ảnh con rắn đồng được ông Maisen treo trên cây sào
trong sa mạc.
Trong tiệc cưới Cana, Đức Mẹ ngỏ ý xin
Chúa làm phép lạ cứu nguy cho chủ tiệc hết rượu. Chúa chỉ trả lời :”Giờ Con chưa đến”. Ai cũng hiểu giờ đó là
giờ được tôn vinh, giờ tỏ ra vinh quang của Ngài.
Trong bài Tin mừng vừa đọc, Chúa Giêsu
xác định thêm : giờ tôn vinh đó là lúc chịu treo trên thập giá, lúc Ngài hoàn tất
chương trình cứu rỗi nhân loại, lúc Ngài tôn vinh Cha, và cũng được Cha tôn
vinh, vì hoàn tất ý định yêu thương của
Cha.
Trong quan niệm yêu thương của Chúa Cứu
Thế : chỉ có sự tôn vinh sau khi người ta đã hoàn tất ý Cha trong cuộc đời, mà
sự hoàn tất này không phải là chuyện “dễ ăn”, nhưng luôn là việc hy sinh, một sự
từ bỏ, từ bỏ dứt khoát nhất, dứt khoát để đến độ trở thành mất mát lớn lao trước
con mắt loài người.
Trong tư tưởng đó, Chúa Giêsu mới nói
:”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, không chết
đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt
khác”(Ga 12,24). Chúa Giêsu chính là hạt giống được gieo vào lòng đất, bị mục
nát đi, nhưng chính sự mục nát đó lại đem đến mầm sống mới sinh hoa kết quả gấp
bội. Đúng vậy, Chúa Giêsu phải chết đi để
được sống lại vinh hiển đem lại sự sống mới cho muôn người. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng :”Phải
chết đi để được sống”.
II. SỰ SỐNG THAY ĐỔI
CHỨ KHÔNG MẤT ĐI.
1. Chết là một qui luật.
Cuộc đời của con người luôn theo qui luật sinh
tử, chết là một điều nghiệt ngã của cuộc sống, là một giới hạn mà con người luôn
muốn vượt qua. Người ta bảo đời nay luôn thao thức lý giải về nó và tìm cách thắng
nó, cả khoa học kỹ thuật cũng muốn chứng minh và thực hiện cuộc lật đổ ngoạn mục
điều bí ẩn này. Thế nhưng, cái chết vẫn đến, nhiều nền văn minh đã chết, nhiều
người bao đời nay vẫn chết, và vẫn có những cái chết lãng nhách, nhưng cũng có
những cái chết lưu danh muôn thuở, con người như vẫn trắc trở mãi để sao chết mà
còn như sống, nhưng cái khát vọng sống vĩnh hằng là một thách đố đời người phải
suy tư.
2. Chết là bước vào cõi sống.
a) Chết là sự biến đổi.
Đối với Đức Kitô, chết không phải là hết nhưng
là Biến đổi. Thánh Phaolô trong thư gửi
cho tín hữu Côrintô viết :”Đây tôi nói
cho anh em biết mầu nhiệm này : không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả
chúng ta sẽ được biến đổi… Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất
diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử”(1Cr 15,51-53).
Trong kinh Tiền tụng lễ An táng,
chúng ta thấy cũng có câu :”Sự chết thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương
náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời”.
Cũng trong tư tưởng đó, ông Walfang Goethe nói :”Con người chết là một vì sao lặn để mọc huy hoàng ở một bán cầu khác”.
b) Chết là vào cõi sống.
Trước khi qua đời, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
yên ủi các chị em rằng :”Chị em đừng khóc như kẻ không có niềm tin cậy, em không
chết, em đi vào cõi sống”.
Sách Khải Huyền của thánh Gioan viết :”Bây giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ
đất cũ đã biến đi… không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau
khổ nữa” (Kh 21,1-4).
Chúa Giêsu cũng nghĩ đến cuộc đời hầu đến, Ngài
làm sống lại niềm xác tín rằng, chết chưa phải là hết. Những lời cuối cùng của
Edward,”Người Xưng Tội” là “xin đừng
khóc, tôi không chết đâu, vì đang lúc tôi rời bỏ xứ của kẻ chết này, tôi tin
mình sẽ trông thấy phúc hạnh của Chúa trong xứ của những người sống”.
Chúng ta gọi thế giới này là xứ sở của những
người sống, nhưng thật ra phải gọi là xứ sở của những người đang chết.
Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biết khi cái chết đến,
chúng ta không ra khỏi xứ của người sống, nhưng đi vào xứ của kẻ sống.
Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta biết mình đang trên hành
trình, không phải về hướng mặt trời lặn, nhưng về phía mặt trời mọc :”Cái chết là khung cửa mở vào đường đi lên trời”(Mary Webb).
Theo nghĩa xác thật nhất, chúng ta không ở trên
con đường đi đến sự chết, mà đi trên con đường đến với sự sống.
c)
Chết đi để sống.
Tư tưởng về sự chết dẫn đưa tới sự sống, chúng ta gặp thấy khắp nơi,
ví dụ :
Trong kinh Tiền tụng thánh lễ an táng, ta đọc rằng :”Sự sống thay đổi
chứ không mất đi”
Nhạc sĩ Gounod cũng đã hát lên rằng:”Chết là ra khỏi đời này để đi
vào cõi sống”.
Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói một câu tương tự :”Tôi không chết, tôi
đi vào cõi sống”.
Trước tư tưởng nghịch thường đó, chúng ta tự vấn :”Phải chăng đó là
một câu quá đáng, hoặc là một điều mơ mộng” ? Khi tuyên xưng : sự sống đời sau hoàn hảo hơn
sự sống đời này, người tín hữu có hiểu điều mình quả quyết không ? Dĩ nhiên giáo
lý đạo Thiên Chúa dạy rõ ràng về những vấn đề đó.
Một điều chắc chắn là sự chết dẫn ta đến sự sống. Lẽ dĩ nhiên chết
không phải là điều tốt, nhưng nó là đoạn đường phải vượt qua để đi từ cuộc sống
tạm thời này qua cuộc sống vĩnh cửu. Sự
chết không phải là sự chết đơn thuần, không phải là con đường cụt, không lối
thoát. Thiên Chúa không yêu thương chúng ta vô ích, không dựng nên ta để rồi biến
ta ra hư vô. Chúa yêu thương ta vô hạn, đã ban chính Con Một của Ngài cho ta,
không phải để cho ta thấy ta biến vào hư vô sau cái chết, nhưng để ta được sống
lại và được kết hợp với Ngài.
3. Niềm tin vào sự sống lại.
Đứng trước chân trời rực rỡ Phục sinh, thi sĩ Hàn Mặïc Tử đã tìm thấy một nguồn phấn khởi bao la vô hạn, giữa lúc
bi ai nhất của bệnh cùi :
Thịt da tôi sượng sần tê cứng
Tôi
đau vì rùng rợn đến vôâ biên.
Chính trong lúc ấy, thi sĩ đã ý thức được ý nghĩa sáng láng cao đẹp
của đời người tín hữu Chúa Kitô :
Ôi, hồn thiêng liêng không hề chết đặng,
Làm
sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên.
Ngày
tận thế là ngày thôi tán loạn,
Xác
của hồn, hồn của xác y nguyên.
Cho nên, dẫu rồi đây, xác tôi bị chôn chặt trong ba tấc đất, cuộc đời
tôi sẽ không phải vì đó mà kết thúc nơi “nắm cỏ khâu”. Nhưng tôi sẽ được
… đầu đội mũ triều thiên,
Và
tắm gội trong nguồn ánh sáng,
Ca
những điệu ngọc vàng cao sang sảng,
Lời
văng xa truyền nhiệm đến vô biên.
III. NIỀM VUI TRONG
GIỜ CHẾT.
1. Chết là về nhà Cha.
Chúa Giêsu đã nói :”… Con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho Con cũng ở đó với
Con”(Ga 17, 24). Và thánh Phaolô cũng nói :”Căn nhà (thể xác) dưới đất bị hủy đi, ta có
căn nhà trên trời bởi Thiên Chúa làm ra; …vĩnh cửu trên trời” (2Cr 5,1-5). Chính vì thế, Hội thánh xem cuộc đời tín hữu
như là thời thai nghén, và gọi ngày mỗi người ra đi là ngày Sinh nhật (Dies
natalis).
Các hướng đạo sinh cũng hay nói về người qua đời
rằng :”Họ đã về nhà Cha”. Quả vậy, đối
với người Kitô hữu, phần mộ không phải là “nhà ở cuối cùng”.
Ở nghĩa trang thành phồ Lìege có khắc một hàng
chữ “DOMUS SECUNDA, DONEC VENIAT TERTIA” (Đây là ngôi nhà thứ hai, trong khi chờ
đợi ngôi nhà thứ ba). Nhà thứ ba này mới là nhà sau cùng. Đấy mới thật là ngôi
nhà mà người Cha đang chờ đợi ta với tình yêu phụ tử.
Trên cổng đi vào một nghĩa trang thời xưa thường
khắc một đại tự “RESURRECTURIS” (dành cho những người sẽ sống lại). Chỉ một chữ
mà có đầy ý nghĩa : linh hồn người chết vẫn sống và xác họ sẽ lại được kết hợp với linh hồn họ.
(Parvillez,
Niềm vui trước sự chết, tr 28-29)
2. Chết
là ngày đẹp nhất đời.
Chúa muốn điều thiện hảo cho con người và Ngài
muốn Ngài ở đâu thì cũng cho chúng ta ở đó với Ngài (x. Ga 17,22). Vậy quê hương
chúng ta là ở trên trời. Nước Trời là ước vọng thâm sâu của người Kitô hữu, nhưng
cuộc hành trình trần gian là một cuộc hành trình nhiều trắc trở, cam go và nhiềâu
khi mất phương hướng, nên chúng ta phải sống cho ra sống để ï được sự sống mai hậu. Chúng ta phải sống làm sao cho ngày ra đi của
chúng ta phải là ngày đẹp nhất đời.
Thi sĩ Chateaubriand
nói :”Chính trong cái chết mà người Kitô
hữu chiến thắng”.
Cái chết dưới cái nhìn đức tin, không thể là một
điều khủng khiếp như người ta quá quen tưởng tượng. Tín hữu cần nhìn dưới khía
cạnh tốt đẹp của sự chết : kết thúc cuộc lưu đầy, thoát khỏi tội lỗi, được Chúa
Kitô đón tiếp.
Nhìn như thế, cái chết xuất hiện như một ngày đẹp
nhất của cuộc đời, ngày sinh vào sự sống vĩnh cửu. Thánh Têrêsa thành Avila hiểu sâu sắc điều đó, đến nỗi đôi lúc ngài đã ra
buồn phiền vì chưa được chết. Ngài kêu lên
:”Ôi cái chết, làm sao phải ngần ngại vì
trong ngươi đã thấy sự sống ? Tôi chết đi được, vì chưa được chết” (Charles
Lebrun, Vượt qua cõi hồng trền, tr 72).
Baruel trong cuốn “Sử ký
hàng giáo sĩ trong thời Cách mạng” có ghi lại câu nói sau đây của Viollet, người
đã đưa 124 linh mục lên máy chém :”Tôi thực
sự không tự kiềm nổi, tôi rất đỗi ngạc nhiên từ đó đến nay, tôi không hiểu được
Linh mục của các ông đã đi tới sự chết với một vẻ bình tĩnh như thể họ đi ăn cưới
vậy” (Parvillez, op. cit, tr 30).
Trong đđám táng nha văn Balzac, nha văn hào
Victor Hugo đã dõng dạc tuyên bố :”Không, tôi không chán lặp lại điều ấy, không,
đó không phải là đêm tối, đó là ánh sáng. Đó không phải là tận cùng, đó chỉ là
khởi nguyên. Đó không phải là hư vô, đó là vĩnh cửu”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt