CON PHẢI
TRẢ
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Khi học về tứ chung, chúng ta biết rằng
kết thúc cuộc đời của con người là sự chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Khi linh hồn lìa khỏi xác thì đến trước tòa
Chúa Giêsu để trả lẽ với Ngài về những
việc mình đã làm khi còn sống. Theo Giáo lý Công giáo, có hai cuộc phán xét :
phán xét chung và phán xét riêng. Một lần dành riêng cho từng người sau khi chết,
một lần dành cho mọi người trong ngày tận thế.
Bài trích sách Khải huyền hôm nay đề cập
đến cuộc phán xét chung cho mọi người vào ngày Chúa quang lâm. Thánh Gioan tông
đồ viết : “Tôi thấy những người chết, lớn
cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở
ra : đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tùy theo việc họ đã làm,
chiếu theo những gì đã được ghi chép
trong sổ sách.
Biển trả lại
những người chết nó đang giữ; tử thần và âm phủ trả lại những người chết chúng đang
giữ. Và mỗi người chịu xét xử tùy theo các việc đã làm”(Kh 20,12-13).
Trong lần phát xét riêng, chỉ có hồn là
lãnh nhận hình phạt hay được ân thưởng. Lần phán xét chung sẽ diễn ra sau khi xác
loài người đã sống lại. Hồn xác hợp lại
làm một.
Theo sách Giáo lý Công giáo thì mục tiêu của cuộc phán xét chung là :”Đức
Giêsu là sự thật, nên sẽ làm cho toàn bộ sự thật về mối liên hệ giữa mỗi người
với Thiên Chúa được phơi bầy ra cùng với mọi hậu quả tốt xấu của nó. Người sẽ
cho ta hiểu biết hậu quả tốt xấu của công trình sáng tạo và kế hoạch cứu độ, hiểu
biết những điều lạ lùng kỳ diệu mà Thiên Chúa quan phòng đã dùng để dẫn đưa mọi
người tới cùng đích”(Sách Giáo lý Công giáo 1996, tr 192-193).
Ta không thấy đoạn sách nào nói về phán
xét riêng cùng với nội dung của cuộc phán xét ấy, nhưng chắc chắn nội dung cũng
giống như phán xét chung, đặc biệt là bác ái với mọi người (Mt 25,35-36), chỉ
khác một điều là Chúa sẽ phán xét riêng từng người ngay sau khi chết, và số phận
đã được quyết định từ đó.
II. PHẢI TRẢ LẼ VỚI
CHÚA
Người Việt chúng ta tin vào sự công
minh của Ôâng Trời nên đã nói :”Ở hiền gặp
lành, ở ác gặp ác”(Tục ngữ), có
nghĩa là ăn ở hiền lành nhân đức, làm điều tốt lành cho mọi người sẽ
gặp được nhiều điều tốt lành may mắn, đối xử với mọi người độc ác, tráo trở ghê
gớm sẽ gặp nhiều điều bất hạnh, không
hay cho mình và người thân.
Câu tục ngữ dưới đây cũng đồng nghĩa với
câu trên :”Tích thiện phùng thiện, tích ác
phùng ác” : tích góp điều thiện sẽ
gặp điều lành, tích góp điều ác sẽ gặp điều ác.
Nhưng có một điều mà người ta chưa giải
quyết được : Tại sao có những người lành lại gặp phải sự dữ,
trong khi đó có những người gian ác lại
gặp điều lành ? Tư tưởng này cũng giống như tư tưởng trong sách ông Gióp : tại
sao ông Gióp là người lành thánh mà phải gặp nhiều sự khốn khó như vậy ? Dĩ nhiên, vấn nạn trong sách Gióp chỉ được sáng tỏ khi
Chúa Giêsu đến, Ngài sẽ chỉ cho biết ý nghĩa sự đau khổ.
Tuy người Việt chúng ta không biết Thiên
Chúa, không tôn thờ Ngài mà chỉ biết có Ôâng Trời. Đối với họ, Ôâng Trời có mắt nhìn xem thấy hết mọi sự, không gì có thể che giấu được con mắt
ông Trời vì người ta còn nói :”Vúc vách có
tai” kia mà ! Ôâng Trời phân xử rất công minh. Tuy thế Ôâng Trời chưa phân
xử ngay, nhưng sẽ phân xử vào kiếp khác.
Vì thế mới có thuyết”nghiệp báo”, có
luật “nhân quả” để đi đến một kết luận chung : “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” : nghĩa là ai làm việc thiện hay việc
gian ác đều có quả báo, đều có thưởng phạt : “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng” : có công thì được thưởng,
có tội thì phải phạt.
Truyện : Con phải trả.
Bên nước Sudan có một bộ lạc dân A-giăng-ti
sống theo niềm tin tôn giáo tự nhiên. Họ
tôn thờ linh hồn ông bà theo nhiều nghi lễ đặc sắc khác nhau. Nhưng ở trong
trung tâm niềm tin tôn giáo của họ, dân A-giăng-ti đã dành một chỗ nhất cho Đấng
Tối Cao, Đấng đã tạo thành mọi sự.
Các thành phần trong bộ lạc thường cầu
nguyện với Đấng Tối Cao bằng lời kinh sau đây :
“Mặt trời chiếu sáng và tỏa nắng ấm xuống
mặt đất, mặt trăng mọc ban đêm, êm đềm rực rỡ, mưa đổ xuống, nhưng rồi mặt trời
lại chiếu sáng. Đôi mắt Thiên Chúa canh chừng tất cả mọi biến cố này không gì có
thể trốn thoát.
Dầu con đang ở trong nhà hay ngâm mình
ngoài sông, hoặc đang ngồi nghỉ dưới bóng cây rừng, Thiên Chúa luôn hiện diện
trên con.
Con tưởng có thể lấn át người cô thế,
mồ côi, nghèo hèn, hay có thể gạt gẫm dân làng, tham lam của cải kẻ khác, vì
nghĩ rằng không ai có thể nhìn thấy. Nhưng con lầm. Hãy nghĩ lại đi. Con đang
hiện diện trước nhan Thiên Chúa, Ngài sẽ bắt con phải trả, phải trả, phải trả… Không phải hôm nay, nhưng ngày mai, ngày mai, ngày mai…” (Theo Internet).
III. CHÚA SẼ PHÁN XÉT
TA.
Khi nói về việc Chúa phán xét, chúng
ta thấy trong sách Công vụ Tông đồ, thánh Luca xác định :”Đức Giêsu truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm
chứng rằng : Chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống
và kẻ chết”(Cv 10,42).
Trong thư gửi cho tín hữu Do thái, thánh
Phaolô cũng khẳng định :”Tất cả chúng ta
sẽ phải ra trước tòa Thiên Chúa, vì có lời chép rằng :”Đức Chúa phán :”Ta lấy sự
sống Ta mà thề : mọi người sẽ quì gối lậy Ta, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng
Thiên Chúa. Như vậy, mọi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước
mặt Thiên Chúa”(Rm 14,10b-12).
Còn Đức Giêsu chính Ngài cũng nói :”Khi Con Người đến trong vinh quang của Người,
có tất cả các thiên thần theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của
Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt
họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê…”(Mt 25,31-33).
Xưa kia Chúa Giêsu đến trần gian như là
Đấng Cứu Thế. Giờ đây Người ngự bên hữu Chúa Cha để bầu cử cho ta. Nhưng đến ngày
Người quang lâm, Người là vị thẩm phán : lúc bấy giờ, Người xét xử công minh
theo đúng mọi điều thiện ác ta đã làm.
Một bị cáo, sau khi xử sơ thẩm, đã kháng
án để chờ xử phúc thẩm. Anh vui mừng khi nghe nói vị cố vấn pháp luật của anh ở
tòa sơ thẩm sẽ ngồi ghế chánh án xử phúc thẩm vụ án của anh. Tuy nhiên, thái độ
hân hoan của anh biến mất khi vị chánh án nói với anh :”Khi tôi là cố vấn pháp
luật cho anh, tôi bảo vệ anh, nhưng nay tôi không là cố vấn pháp luật nữa. Bổn
phận của tôi bây giờ không phải là bảo vệ, mà là phán xử. Tôi sẽ nghe vụ án, sẽ
hỏi anh và sẽ phán quyết theo lời thề lúc
tôi nhận chức chánh án.
Chúa sẽ xét xử ta về mọi điều tốt xấu
chúng ta đã làm, nhưng đặc biệt Ngài sẽ xét xử về đức Bác ai, nhất là bác ái với
những người nghèo khổ, đói khát… như
trong kinh Thương người có mười bốn mối đã nêu ra. Ta hãy nghe thánh Matthêu đề
cập đến vấn đề này : “Ta đói các ngươi đã
cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước,
Ta trần truồng các ngươi cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã thăm nom”(Mt
25,35-36).
Chúa đồng hóa mình với những kẻ xấu số,
những kẻ bé mọn. Từ chối họ là từ chối Chúa. Giúp họ thì được thưởng, từ chối họ
thì bị luận phạt.
Việc Chúa Giêsu phán xét từng người là
một việc dễ hiểu, hợp với tâm lý mọi người. Con người ai cũng có công mà cũng có
tội. Theo lẽ thường, ai có công thì được thưởng, ai có tội thì đáng phạt, người
ta sẽ thưởng hoặc phạt theo giá trị công việc họ đã làm. Người Ai cập cổ xưa đã
làm như thế, kể cả các vua chúa của họ.
Truyện : Xử tội các vua Ai cập.
Người Ai cập cổ thời có một tục rất
hay, khả dĩ nhắc cho các vua chúa biết rằng họ có nhiệm vụ, có bổn phận; họ không
thể hành động theo sở thích hay lòng ham muốn riêng của mình; nhưng phải tự coi
mình như là những người bảo vệ công lý và mưu toan hạnh phúc cho toàn dân.
Mỗi khi có một vị vua băng hà, người
ta đem bầy xác vị vua đó trên bờ một cái hồ ở nơi ranh giới của cõi sống và cõi
chết. Tại đó, một tòa án được thiết lập và gồm có 43 viên thẩm phán.
Một phát ngôn viên tiến ra và kêu lên
trước xác chết :
- Xin ông cho chúng tôi biết lúc sống ông
đã làm được những gì ?
Một ông bộ trưởng của vị vua quá cố, đứng
lên thân oan cho nhà vua và kể lại những công trạng của nhà vua lúc sinh thời,
những luật lệ đã ban hành, những ích lợi đã đem lại cho dân.
Đoạn, một người dân có thể đứng ra kết
tội nhà vua và tự do kể lể ở trước mặt 43 viên thẩm phán những điều mình oan ức
muốn phàn nàn.
Tòa cân nhắc công và tội của nhà vua.
Nếu xét ra tội nhiều hơn công, tòa kết án nhà vua. Người ta đem bôi lọ tên tuổi
của nhà vua đó đi, ghi vào trong sử sách , còn xác nhà vua thì, trước kia được
kính trọng như một vị thần minh, bây giờ không được chôn cất, sẽ đem vứt ra bờ
bãi để cho diều tha, quạ mổ (Vũ Bằng, Đông tây cổ học tinh hoa, 1969, tr18).
Tuy Chúa xét xử công minh nhưng dù sao
Ngài vẫn một lòng yêu thương và khoan dung đối với những lầm lỗi của ta. Thánh
vịnh 102 đã nói lên điều đó :
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu
Người
chậm giận và giầu tình thương.
Người
không cứ tội ta mà xét xử
Không
trả báo ta xứng với lỗi lầm.
(Tv
102, 8-10)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt