HÀNH TRÌNH VỀ NHÀ CHA
-----------
I. TRIỂN KHAI LỜI CHÚA.
Chúng
ta đọc : Ga 14,1-6.
Chúa Giêsu báo trước cho các Tông đồ
cuộc ra đi của Ngài., nhưng Chúa yên ủi các ông : Ngài sẽ về cùng Cha và sẽ dọn
chỗ cho các ông vì nhà Cha còn có nhiều chỗ.
Cứ tin vào Ngài, Ngài đi dọn chỗ và sẽ đưa các ông đến với Ngài để Ngài
ở đâu, các ông cũng sẽ ở đó.
Ngài còn thêm :”Thầy đi đâu, các con
đã biết đường rồi”
Điều này làm cho ông Tôma thắc mắc và
đã hỏi Chúa :”Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con
biết được đường”?
Ngài đáp:”Chính Thầy là đường, là sự
thật và là sự sống”.
Vâng, Chúa Giêsu là đường, ta cứ theo
Ngài. Theo Ngài là phải lên đường, mà lên đường là làm một cuộc hành trình,
hành trình về nhà Cha.
II. ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
Mỗi người phải làm một cuộc hành trình
trong đời, dài hay ngắn tùy Chúa định.
Cuộc hành của con người thường có bốn giai đoạn : sinh ra, lớn lên, già
đi rồi chết. Cuộc hành trình có thể rút ngắn lại thành hai hoặc ba giai đoạn
như sinh ra và chết, đó là trường hợp của những người chết non. Nhưng bình
thường, cuộc hành trình ấy diễn ra theo bốn giai đoạn :
1. Lọt lòng mẹ : khi cất tiếng khóc
chào đời là con người có mặt trên mặt đất và là khởi đầu của một cuộc hành
trình trên trần gian này.
2. Tuổi
trẻ : lớn lên trong sự hồn nhiên của những ngày thơ ấu, mơ mộng và suy
tư của tuổi thiếu niên và yêu đương trong tuổi trưởng thành.
3. Tuổi trung : trong thời gian này
đã lập được sự nghiệp với bao buồn vui của cuộc sống. Có người thành công vinh
hiển, có người thất bại ê chề.
4. Tuổi
già : lúc này con người đã xuống sức, không còn nhiệt tình
như hồi còn trẻ, họ thích được an nhàn để hưởng tuổi già và cũng là thời gian
chuẩn bị cho cái chết.
Người ta
nói rằng :Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”
: ai sinh ra mà không phải chết ? Cuộc
đời là một cuộc hành trình và cuộc hành trình nào cũng phải có điểm đến. Nhưng khi bắt đầu cuộc hành trình chúng ta
đã nhắm đến cái đích phải đến chưa ?
Cách đay hơn 100 năm, khi đường sắt
mới được phát minh, nhu cầu đi lại mỗi lúc một nhiều, một văn sĩ nọ, đã ghi ra một số chỉ dẫn cho hành khách. Trong đó ông khuyên dặn như sau:
“Trước khi bắt đầu cuộc hành trình, hành
khách nên quyết định : mình sẽ đi đâu, sẽ lên chuyến xe lửa nào và ở đâu, tại
nơi nào sẽ đổi tầu”.
Hoặc một nơi khác, ông khuyên người ta
khi đi tầu mang ít hành lý bao nhiêu càng tốt.
Ngày nay, xe lửa đã cải tiến nhiều,
nhưng dù sao khi bước vào xe lửa, chúng ta cũng được mời gọi để tưởng đến
chuyến đi của cuộc đời. Vì cuộc đời
cũng là một chuyến đi, và chúng ta cũng mang theo mình một câu hỏi : Tôi sẽ đi đâu ? Và chuẩn bị gì cho cuộc hành trình ?
Ở Phi-luật-tân, tại một số tuyến đường
liên tỉnh, người ta còn đọc được những hiệu giúp chúng ta suy nghĩ : ĐÂY LÀ
CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA BẠN.
Đây không phải là cái nhìn bi quan về
cuộc sống, nhưng là một cái nhìn trong suốt về hướng đi của cuộc đời, để nhắc
nhở chúng ta hãy làm tốt mọi công việc
như là lần cuối cùng ta làm vậy :”HÃY SẴN SÀNG LUÔN” (Lc 12,40).
Phải công nhận rằng : cuộc hành trình
nào cũng được kết thúc bằng cái chết. Chết là một công lệ của loài người vì đó
là hậu quả của tội nguyên tổ. Chết là một tai hoạ nhưng là một tai họa cần
thiết :”Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một
mình; còn nếu chết đi nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24).
Cũng thế, nếu không chết đi thì làm
sao có thể đi về đời sau, đi vào hưởng vinh phúc trong nhà Cha ? Cũng như Chúa Giêsu không chết đi thì làm
sao có thể sống lại được để mà được tôn vinh.
Chết là một điều kiện cần thiết để được về nhà Cha.
III. CUỘC HÀNH TRÌNH PHẢI CÓ ĐIỂM ĐẾN.
Trước khi khởi sự một cuộc hành trình,
bao giờ cũng phải nghĩ tới điểm đến, không lẽ lên đường mà không biết đi
đâu. Muốn có một điểm đến là phải lựa
chọn mà lựa chọn là day dứt ; sau lựa chọn là quyết định, mà quyết định bao giờ
cũng căng thẳng bởi vì nó sẽ đưa đến hậu quả.
Khi một người định đi tham quan một
nước nào trong một thời gian, chắc chắn người đó phải chuẩn bị rất kỹ. Người ấy sẽ nói nhiều về nước đó, đọc nhiều
tài liệu về tập quán, phong tục của nước đó.
Nhưng nhiều người nói rằng hy vọng một
ngày kia sẽ vào Nước Trời, mà không bao giờ nói về nước ấy, cũng không đọc tài
liệu hướng dẫn duy nhất là Kinh Thánh, như thế làm sao nói được là có hy vọng
hay là sẽ vào Nước Trời..
Truyện : Không chuẩn bị.
Một người có quyền thế danh vọng ở đời
bỗng nhiên chết bất ngờ. Người quản gia vội vàng báo tin cho thuộc hạ trong
nhà tin buồn này. Người ấy nói :
- Theo các anh thì ông chủ của chúng
ta sẽ đi về đâu ?
Các thuộc hạ đáp :
- Ông ấy lên trời chứ đi đâu nữa ?
Người quản gia nói :
- Không đâu. Tôi chắc chắn ông ta
không lên trời.
Những người thuộc hạ ngạc nhiên nói :
- Thường thì đi đâu xa, ông chủ của
chúng ta thường nói về nước sẽ đi đến và chuẩn bị rất là cẩn thận. Nước Trời là
cõi xa xôi, nhưng tôi không bao giờ thấy ông chủ của mình nói gì về nước đó,
cũng không thấy ông ta chuẩn bị gì cả. Làm thế nào mà ông ta vào Nước Trời được
!
(Giọt nuớc
mắt cuối cùng, tr 12-13)
Giờ kết thúc cuộc hành trình không phải
là quyết định chung cuộc mà chỉ là kết quả của lựa chọn và quyết định của cả ba
gian đoạn kia : sinh ra, lớn lên, gìa đi.
Đừng dựa vào phép lạ Chúa thay đổi con
người vào giờ phút cuối cùng. Đó là
trường hợp họa hiếm và khác thường.
Thiên Chúa ít khi hành động khác thường mà chỉ hành động bình thường
nghĩa là Chúa ban ơn, tạo điều kiện thuận lợi, con người phải hành động để đạt
lấy phần rỗi. Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng tự do của con người : lên thiên
đàng hoặc xuống hoả ngục là do con người định lấy.
KẾT
LUẬN.
Giờ kết thúc cuộc hành trình trên trần
gian không phải mới là quyết định chung cuộc mà chỉ là hậu quả của sự lựa chọn
và quyết định của cả bốn giai đoạn trước : sinh ra, lớn lên, già đi và chết.
Đừng có không tưởng mà dựa vào phép lạ
do Chúa thay đổi con người vào giây phút chót. Đó là trường hợp họa hiếm và
khác thường. Thiên Chúa ít khi hành
động khác thường mà chỉ hành động một cách bình thường nghĩa là Chúa ban ơn trợ
giúp, tạo điều kiện thuận lợi để con người có thể hành động : facienti id quod
in se est, Deus gratiam non denegat.
Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do con người : lên thiên đàng hay xuống hỏa
ngục, đó là tự do của con người.
Lm Giuse
Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt.