TRƯỜNG
SINH BẤT TỬ
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng
ta đọc : Ga 6,37-40 :” Ai tin vào Người Con, thì được sống muôn đời,
Và
Ta sẽ cho họ sống lại ngày sau hết”.
II. MỘT CÔNG LỆ PHỔ QUÁT.
Kinh
nghiệm hằng ngày cho chúng ta thấy mọi người giầu nghèo sang hèn, giỏi dốt, ở bất
cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì, thì rồi cũng có ngày phải rời bỏ cõi đời này để
trở về với thế giới bên kia, vì đây là án lệnh của Thiên Chúa đã ra cho loài người
sau khi nguyên tổ Adong Evà sa ngã phạm tội :”Ngươi
là bụi đất, và sẽ trở về bụi đất”(St 4,19).
Thánh
Phaolô cũng triển khai tư tưởng ấy trong thư gửi cho tín hữu Côrintô:”Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết,
thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống
lại. Quả thế, như mọi người đều liên đới với Adong mà phải chết, thì mọi người
nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống lại”(1Cr 15,21-22).
Không
ai có thể phủ nhận được cái chết vì chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu người chết trong những hoàn
cảnh khác nhau. Người ta cố níu lấy sự sống mà không được
vì thần chết luôn rình rập chung quanh, như “thợ gặt không có ngủ trưa”(Cervantes). Mọi người đều phải chết, chỉ
khác nhau ở chỗ là vui lòng đón nhận cái chết hay chấp nhận một cách miễn cưỡng
:
Tôi nhận cái này đã từ lâu
Bây
giờ nói tới, dẫu hơi mau.
Đã
không tránh khỏi thì tôi tiếp
Một
cách đau thương nhưng ngẩng đầu.
(Xuân
Diệu)
Theo
truyền thống Việt nam (được cụ Nhất Thanh diễn tả trong quyển “Đất lề quê thói”),
người xưa coi cái chết là “mãn kiếp”, thường ung dung thư thái đón đợi chết, sửa
soạn cho lúc chết ngay từ những năm hãy còn khỏe mạnh. Người khó nghèo mới đành chịu, mấy cụ đủ ăn đủ
mặc, chẳng giầu có lắm, cũng lo sắm quan tài, đồ bổ khuyết, đồ liệm, đề phòng
khi chết.
Các
cụ không phải là những người vô thần, các cụ vẫn có một niềm tin vào Ôâng Trời,
vẫn tin vào một kiếp sau tuy còn mơ hồ như Hoài
nam Tử đã nói :”Sinh ký tử qui”.
Con chim ở trọ cành tre,
Con
cá ở trọ trong khen nước nguồn.
Tôi
nay ở trọ trần gian
Trăm
năm về chốn xa xôi cuối trời.
III. NỖ LỰC TÌM THUỐC TRƯỜNG SINH.
Con người sinh ra ờ đời, đã cất tiếng
chào đời bằng tiếng khóc, rồi người ta cũng từ biệt cõi đời bằng tiếng khóc. Người ta khóc vì thương tiếc đời, chưa được tận
hưởng cuộc đời mà đã phải ra đi, bỏ lại tất cả :
Khi vào nghe khóc oa oa
Aáy
chính là lúc sinh ra ở đời.
Khi
ra nghe khóc ai ơi
Aáy
là chính lúc bỏ đời ra đi.
(Ansone Chancel)
Như vậy, người đời khai mạc bằng nước
mắt và bế mạc cũng trong giòng lệ.
Có thân là có khổ, có sinh là có tử. Đó
là án lệ chung cho nhân loại (x. St 3,16-20).
Con người sinh ra để sống. Nhưng sống
là để sửa soạn chết.
“Mỗi
bước về cõi sống, là mỗi bước về cõi chết”(De Lavigne).
Đứng trước thực tế của cái chết, trước
cuộc đời vắn vỏi như bóng câu, nhiều người từ xưa đến nay đã nỗ lực tìm phương
thế để kéo dài cuộc sống, thậm chí có thể đạt tới trường sinh bất tử. Nhưng cho
đến nay mọi nỗ lực đã thất bại. Con người dù có sống đến ngàn năm rồi cũng chết.
Không ai có thể chống lại được án lệnh của Thiên Chúa.
Truyện : Thuốc tử và bất tử.
Một hôm, trong thời chiến quốc, có người
đến dâng cho vua nước Sở một vị thuốc quí vô cùng : thuốc bất tử.
Viên quan canh cửa chận lại hỏi :
- Vị thuốc này có ăn được không ?
- Thưa, ăn được.
Tức thì viên quan ấy giựt lấy bỏ vào
miệng . Truyện đến tai vua, ngài đùng đùng
nổi giận :
- Đem mà chặt đầu nó đi.
Viên quan chắp tay vái :
- Nghe người dâng thuốc nói là thuốc bất
tử lại ăn được, thần mới dám ăn. Thuốc bất tử nghĩa là ăn vào rồi thì không còn
có thể chết được. Thế mà vừa nuốt khỏi miệng, thần đã sắp phải chết. Như vậy là
thuốc tử. Tại sao người ta lại gọi là thuốc bất tử được ?
Vua Sở, lúc bấy giờ, mới sực tỉnh cơn
hôn mê.
Trường sinh bất tử là giấc mơ ngàn đời
của con người. Cứ mỗi lần một người thân giã từ cõi thế, thì ước mơ được sống mãi lại càng giầy vò con người dữ dội hơn. Các bậc vua chúa lại càng ước ao được sống lâu
để tận hưởng vinh hoa phú quí. Nhưng cuộc sống quá vắn vỏi không đáp ứng được
nguyện vọng trường sinh của mình. Vì vậy, người ta tìm đủ mọi cách để kéo dài
cuộc sống theo ý muốn cho đến nay vẫn chưa thành công.
Truyện : Bí quyết trường sinh.
Tần Thủy Hoàng là một hoàng đế thời
danh, ông làm vua Trung quốc, sống trước công nguyên quãng 200 năm. Theo tạp chí National Geographic, Tần Thủy Hoàng
rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên tìm đủ mọi cách để được cải
lão hoàn đồng. Một hôm, các chiêm tinh gia kể cho ông nghe về một hòn đảo thần
tiên ở biển Đông, dân cư ở đây đã khám phá ra bí quyết trường sinh.
Tần Thủy Hoàng liền phái một số tầu
thuyền chất đấy châu báu lên đường, hy vọng đổi được bí quyết trường sinh. Nhưng
dân chúng không đổi cho ông bí quyết trường sinh của họ.
Thế rồi ông lo xây nhà mồ như cung điện
nguy nga rộng lớn, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thủy tinh làm sông ngân hà, lấy
vàng bạc lát tường và chôn sống hàng trăm cung nữ trong đó, để kiếp sau được sống
như thần tiên. Nhưng kẻ tàn bạo ham sống ấy chỉ làm vua được hơn chục năm và sống
trên năm mươi tuổi thì chết đi.
IV. TÌM ĐẾN TRƯỜNG SINH BẤT TỬ.
Nếu đặt câu hỏi : có cuộc sống trường
sinh bất tử không, thì chúng ta phải phân biệt : không có cuộc sống trường sinh
bất tử ở thế giới này, nhưng lại có đời sống trường cửu ở thế giới bên kia sau
khi chết. Quê hương chúng ta không ở trên
trần gian này nhưng ở trên trời, lòng chúng ta vẫn hướng về đó vì chúng ta chỉ
là khách hành hương lưu lạc trên trần gian (x.1Pr 2,11), giống như con cá không
vui sống trên mặt đất, chim đại bàng chỉ muốn tung cánh trên trời cao.
Khi có người chết chúng ta nói rằng
:”Họ về Nhà Cha”. Câu ấy rất đúng cho những
người có niềm tin. “Về Nhà Cha” là một cụm từ rất quen thuộc đối với người Công
giáo, nó diễn tả niềm hy vọng của con người sau khi chết.
“Về Nhà Cha”, cụm từ này, trước hết
mang tính chất loan tin. Nhưng cao cả hơn, nó còn là một lời tuyên xưng đức
tin. Bởi khi nói “Đã về Nhà Cha”, nghĩa là chúng ta tin rằng, sau cái chết không
phải là hết. Đúng hơn, đó là một sự trở về
: Từ giã cõi đời tạm bợ này để về Nhà Cha, về với Cha, về cõi vĩnh hằng và cũng
được Cha gọi về.
Đối với chúng ta, cụm từ “Về Nhà Cha”
là một cụm từ rất đẹp. Đẹp trong ngôn ngữ và đẹp trong cả nội dung. Vì chỉ cần có vài chữ, cụm từ này đã diễn đạt
đầy đủ một đức tin, một niềm hy vọng lớn lao của người Kitô hữu. Quan trọng hơn,
vì nó không phải là cụm từ do chúng ta sáng chế ra để mà nói, nhưng được bắt
nguồn từ chính Chúa Giêsu (x. Ga 14,1-6).
Chúng ta phải có cái nhìn lạc quan về
sự chết, chết chưa phải là hết. Một điều
chắc chắn là sự chết dẫn ta đến sự sống lại. Lẽ dĩ nhiên chết không phải là điều
tốt, nhưng nó là đoạn đường ta phải vượt qua để đi từ cuộc sống tạm thời này
qua cuộc sống vĩnh cửu.
Sự chết không phải là sự chết đơn thuần,
không phải là con đường cụt, không lối thoát. Thiên Chúa không thương yêu chúng
ta vô ích, không dựng nên ta để rồi biến
ta ra hư vô. Chúa yêu thương ta vô hạn, đã ban chính Con Một của Ngài cho ta,
không phải để ta thấy ta biến vào hư vô sau cái chết, nhưng để ta được sống lại
và được kết hợp với Ngài.
Nhưng có người chối bỏ sự sống lại như
nhóm Sađucêu, những người theo phái duy lý, những người vô thần. Họ coi sự chết
là chấm dứt, là đi vào ngõ cụt, là đi vào hư vô trống rỗng.
Truyện : Không tin sự sống lại.
Tại một nghĩa trang bên Đức, có một ngôi
mộ rất được chú ý, đó là mộ được làm bằng đá hoa cương, bên dưới xây bằng xi măng
cốt sắt rất kiên cố. Ngôi mộ được nhiều
người chú ý vì đó là một ngôi mộ của một người đàn bà giầu có nhưng không tin có
Chúa, cũng chẳng tin có sự sống lại. Trong chúc thư, bà yêu cầu người ta xây
cho bà một ngôi mộ kiên cố, để nếu có sự sống lại của người chết, thì bà vẫn nằm
yên dưới mồ. Trên mộ, bà xin được ghi :”Đây
là ngôi mộ sẽ không bao giờ mở ra”.
Thời gian trôi qua, ngôi mộ xem ra vẫn
kiên cố, thế nhưng một hôm có một hạt giống rơi vào khe đá của ngôi mộ, gặp đất
bên dưới, nó bắt đầu nảy mầm, lớn lên thành cây, rễ của nó đâm xuyên qua ngôi mộ
để rồi cuối cùng làm cho quan tài của người đàn bà vỡ ra.
Một số người đặt câu hỏi và hy vọng vào
một ngày mai, như bài ca của một nhạc phẩm :
Đời đáng sống hay không đáng sống
Sống
mấy ngày mà chết đau thương ?
Đời
nghĩa lý hay không nghĩa lý
Sao
nói rằng :”Sinh ký, tử qui” ?
Khát vọng trường sinh, ước muốn đi về,
đã nổi bật trong mấy vần thơ :
Trần gian chưa phải là nhà
Thiên
đàng vĩnh phúc mới là chính quê.
Ai
ai cũng phải tìm về
Bởi
vì “sinh ký, tử qui” rõ ràng.
Hai quan niệm trên, phải chăng đã hình
thành trong người nữ minh tinh Eøve Lavallière trong thời kỳ được tôn vinh như
một nữ thần : cô vừa giầu vừa sang, vừa có tài quán quân, vừa có sắc đẹp khuynh
thành. Nhưng trong cuốn nhật ký, cô đã ghi lại rằng :”Tôi cảm thấy hồn buồn tràn
trụa và khổ sở đến vô cùng. Buồn khổ đến nỗi, ý tưởng tự tử ngày đêm ám ảnh tôi
luôn”.
Nhưng sau này, khi nghe tiếng nói mầu
nhiệm, bước vào tu viện tìm về Thiên Chúa, cô đã đổi giọng hoan hỉ nói :”Thiên Chúa canh tân tâm hồn tôi và tôi hằng được
bình an vui sướng”
(Báo Tinh thần, bộ
74, số 141, tr 3).
Nghĩ về cái chết, người Công giáo không
bi quan, nhưng phải lạc quan, một sự lạc quan trong đức tin, họ nói về cái chết
không như một kết thúc của cuộc sống, nhưng như cái đích phải đến ở phía cuối
cuộc hành trình trở về Nhà Cha của một đời người :”Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng
ở đó” (Ga 14,3).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt