CHUYỂN ĐỔI

+++

 

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

 

          Chúng ta đọc : Ga 154-4,1-6; 1Cr 15,51-56.

 

          Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu nói với các mơn đệ những lời tâm huyết. Những lời tâm sự mang đầy tính giáo huấn của Ngài đã làm cho các mơn đệ biết Ngài sắp giã biệt các ơng. Các ơng cảm thấy lo buồn và xao xuyến.  Ở đây Ngài ban lời khuyếnh khích để nâng đỡ, an ủi và tin tưởng. Để khỏi bị xao xuyến, Ngài khuyên các ơng :”Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”(Ga 14,1) và Ngài còn cho biết Ngài về cùng Cha để dọn chỗ cho các ơng vì nhà Cha Ngài còn nhiều chỗ. Ngài còn hứa sẽ trở lại đón các ơng đến nơi đó và các ơng đã biết đường rồi.

 

          Ơng Tơma tò mò hỏi :”Thưa Thầy, chúng con khơng biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường” ? Chúa Giêsu đáp :”Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, Khơng ai đến được với Cha mà khơng qua Thầy”. Nghĩa là : mục tiêu cuộc hành trình của mọi người là về với Thiên Chúa Cha; Chúa Giêsu chính là người dẫn đường, hơn nữa, Ngài chính là con đường dẫn đến đó.

 

          Qua lời thánh Phaolơ khuyên nhủ tín hữu Corintơ chúng ta được biết : chết chỉ là sự chuyển đổi :”Đây tơi nói cho anh em biết mầu nhiệm này : khơng phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi”(1Cr 15,51).

 

          “Sinh ký, tử qui”, sống là gửi, chết là về. Đời này khơng phải là quê hương mà chỉ là nơi chúng ta  gửi thân xác trong một thời gian nào đó. Khi chết, chúng ta sẽ về quê hương thật. Chết là trở về nhà Cha. Đó là chân lý.

 

II. PHẢI CHĂNG CHẾT LÀ HẾT ?

 

          Những người khơng có tín ngưỡng coi đời chỉ là hư ảo, chóng qua, người ta chỉ sống cho qua ngày để hưởng thụ, càng nhiều càng tốt để rồi đợi thần chết đến. Họ coi chết là kết thúc cuộc đời, chết là hết, là đi vào ngõ cụt, là đi vào hư vơ và tuyệt vọng. Họ coi chết là một thất bại và hoàn toàn vơ nghĩa. Vì thế :

 

                                      Họ rằng : trong cuộc sinh tồn

                             Chỉ có vật chất là hơn nhất đời.

                                      Trên kia khơng có Chúa Trời

                             Kiếp sau là chuyện của người bầy ra.

                                      Sống là sản xuất tăng gia

                             Tạo thêm của cải vinh hoa phú cường.

                                      Đừng mong những chuyện thiên đường

                             Chết rồi là hết, lẽ thường xưa nay.

                                    (Lão Quê trong báo Tơng đồ 1950)

 

          Vì khơng tin có đời sau, thi sĩ Xuân Diệu đã diễn tả tâm lý của người hấp hối bằng những vần thơ bi đát :

                             Nhưng mà tơi sẽ chết, than ơi !

                             Tơi run như lá, tái như đơng.

                             Trán chảy mồ hơi, mắt lệ phồng

                             Năm đẩy tháng dồn tơi đã đến

                             Trước bờ lạnh lẽo cõi hư khơng

 

          Còn nhà triết học  Heiddeger thì cho rằng :”Nếu chết là hết, thì đời người luơn luơn sống trong lo sợ. Bởi vì biết rằng mình sẽ chết, vậy sẽ trở về cõi hư khơng, thì tức là đã mang hư vơ trong mình rồi. Sống làm gì nữa để mai ngày, rơi vào cõi hư vơ “?

 

III. PHẢI CHĂNG CHẾT CHỈ LÀ CHUYỂN ĐỔI ?

 

          1. Chúng ta có những điểm tựa.

 

          Thánh Phaolơ khích lệ các tín hữu Cơrintơ hãy tin vào đời sau :”Nếu ngơi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngơi nhà vĩnh cửu ở trên trời khơng do tay người thế làm ra”(1Cr 5,1). Ngài còn cho biết thêm : Ở trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa, và ngài muốn rời bỏ thân xác này để được ở bên Chúa (x. 1Cr 5,6.8). Và ngài còn quả quyết :”Khơng phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi”(1Cr 15,51).

 

          Trong Kinh Tiền tụng lễ an táng, chúng ta được củng cố niềm tin vào sự sống đời sau :”Sự sống thay đổi chứ khơng mất đi, và khi nơi trú ngụ  dưới trần bị tiêu hủy, chúng con sẽ về  hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên quê trời”.

 

          Ơng Quinet nói rất đúng :”Người ta sinh ra để chết và chết để sống”. Đã có đầu thì phải có cuối, đã có sinh ra thì cũng phải có chết. Sinh ra thì phải chết ở đời này nhưng sẽ được sống đời sau.

 

          Linh mục Nguyễn tầm Thường cũng nói như thế :”Khi tơi được sinh ra là khởi điểm tơi đi về cõi chết. Làm gì có sự chết nếu khơng có sự sống. Làm gì có ngày người ta chơn tơi nếu khơng có ngày tơi chào đời. Như thế, cuộc sống của tơi  là chuẩn bị cho ngày tơi chềt.

 

          Ngay từ trong bào thai của mẹ, bắt đấu có sự sống là tơi đã cưu mang sự chết rồi. Kết hợp và biệt ly ở lẫn với nhau. Trong lớn lên đã có mầm tan rã. Khi vũ trụ chào đón tơi, thì cùng một lúc, tơi bắt đầu từ giã vũ trụ từng ngày từ giờ.

 

          Mỗi ngày là một bước đi dần về sự chết. Bình minh mọc lên, nhắc nhở cho tơi một bước đi gần kề. Hoàng hơn buơng xuống, thầm nói cho tơi sự vĩnh biệt đang đến (Nước mắt và hạnh phúc, tr 111).

 

          2. Theo suy nghĩ của người đời.

 

          Trong thiên nhiên, người ta thấy cái sinh và cái diệt quyện vào nhau. Đã có sinh thì ắt phải có diệt. Một thi sĩ viết :

                                      Hoa nở để mà tàn

                                      Trăng tròn để mà khuyết

                                      Mây hợp để mà tan

                                      Nước đầy để mà vơi.

 

          Thi sĩ Xuân Diệu cũng đồng quan điểm đó :

                                      Xuân đang tới nghĩa là xuân sẽ qua,

                                      Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.

          Và thi sĩ kết luận :

                                      Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt.

 

          Như vậy, trong sự sống đã có sẵn sự chết.

 

          Trở lại với thánh Phaolơ trong bài đọc trên ta phải nói là sự chết chắc chắn dẫn đến sự sống lại. Dĩ nhiên chết khơng phải là điều tốt, nhưng nó là đoạn đường ta phải vượt qua để đi từ cuộc sống tạm thời này qua cuộc sống vĩnh cửu.  Sự chết khơng phải là sự chết đơn thuần, khơng phải là con đường cụt, khơng lối thoát. Thiên Chúa khơng yêu thương chúng ta vơ ích, khơng dựng nên ta  để rồi biến ta ra hư vơ. Chúa yêu thương ta vơ hạn, đã ban chính Con Một của Ngài cho ta khơng phải  để cho ta thấy ta biến vào hư vơ sau cái chết, nhưng để ta được sống lại và được kết hợp với Ngài.

 

          Hiểu được như vậy, ta phải lạc quan trước cái chết của người thân, ngày chết ở trần gian chính là ngày sinh nhật ở trên trời. Nhưng muốn có ngày sinh nhật tốt đẹp ở trên trời thì phải có cái chết tốt đẹp ở trần gian; mà muốn có cái chết tốt đẹp ở trần gian thì phải có cuộc sống tốt ở trần gian vì như người ta nói : “Sống khơn chết thiêng”, nhân nào thì quả đó.

 

          Tục ngữ Việt nam có câu : “Ba tháng trồng cây, một ngày trơng quả”.

          Đây là kinh nghiệm của người trồng lúa : trồng trọt bón tưới cây (cây lúa) trong ba tháng trời, đến khi cây có bơng hạt thì chỉ một ngày là gặt xong.  Ngày chết tức là ngày thu hoạch kết quả của cả một cuộc đời tại thế theo nguyên tắc “Hữu cơng tắc thưởng, hữu tội tắc trừng” : có cơng thì được thưởng, có tội thì phải phạt.

 

          Khi còn sống phải lập cơng phúc đức để chuẩn bị cho đời sau. Trong cuốn “Giải quyết vấn đề nhân sinh” cha F. Lelotte nói :”Con người phải xác nhận rằng sứ mệnh con người là sự hoàn hảo, là phát triển những tài năng tự nhiên và siêu nhiên cho thích hợp với chương trình của Thiên Chúa. Con người là như cánh đồng đã được cầy cấy, nó có bổn phận phải sản xuất dồi dào”.

 

          Chúng ta biết chắc mình sẽ phải chết nhưng khơng biết chết lúc nào, ở đâu và bằng cách nào. Sống trên trần gian là thời gian chuẩn bị cho đời sau với đầy cơng phúc. Ai biết chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu thì được kể là con người khơn ngoan.

 

Truyện : Chuẩn bị cho tương lai.

 

          Một thành phố ở Hy lạp có tục lệ lạ lùng như sau : mỗi năm họ tìm một người lạ mặt tơn lên làm vua. Xong năm đó, họ hạ bệ ơng vua và lột hết quần áo, đầy ra một hoang đảo.

          Ngày kia, một người lạ mặt được bầu lên làm vua. Ơng này thật khơn ngoan. Ơng truyền cho đem quần áo, đồ ăn, vật dụng ra ngoài hoang đảo. Khi bị truất phế, ơng vui vẻ ra hoang đảo.

 

          Đó là câu truyện do thánh Damascène đã thuật lại. Vua một năm, đó là chúng ta. Sống trong cuộc đời vắn vỏi này, chúng ta sẽ về hoang đảo đời đời. Nếu chúng ta đã tích trữ những cơng việc lành thì chúng ta mới có phúc. Còn nếu khơng, chúng ta sẽ vơ phúc.

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt


Mục Lục