KHU VƯỜN CUỘC SỐNG
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng ta đọc : Lc 13,1-9.
Khi
đi rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu lặp lại chủ đề mà chính Gioan Tẩy giả đã rao
giảng :”Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần
đến” (Mt 3,2; Mc 1,14-15).
Nhân
dịp có người đến kể cho Chúa Giêsu nghe hai biến cố mới xẩy ra :
-
Biến cố thứ nhất : Quan Philatô ra lệnh
giết những người Galilê nổi dậy.
-
Biến cố thứ hai : tháp Siloe đổ xuống đè
chết mười tám người.
Chúa Giêsu dựa vào
hai biến cố này mà khuyên nhủ mọi người hãy hối cải :”Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết như vậy”(Lc 13,3).
Theo
quan niệm nhân quả, người ta coi đó là hình phạt mà Thiên Chúa giáng xuống
người tội lỗi, và những ai thoát nạn thì được coi là công chính. Đức Giêsu bác
bỏ quan niệm nông cạn này (Ga 9,2-3) và chỉ cho thấy rằng, các biến cố đó là
một lời cảnh cáo : mọi người đều có tội, nên đều phải sám hối.
Qua
dụ ngôn cây vả, chúng ta thấy Chúa Giêsu là Đấng nhân lành, thương xót và nhẫn
nại : suốt ba năm trời vất vả giảng dạy dân Do thái, mà họ không trở lại. Tuy
vậy, Ngài xin cho họ được thêm một năm ân huệ nữa để hoán cải.
Chúa
cũng yêu thương và nhẫn nại đối với mọi người chúng ta, đồng thời Ngài cũng
kiên nhẫn đợi chờ chúng ta thanh tẩy đời sống và thánh hóa bản thân mỗi ngày.
Chúng ta phải làm cho cuộc sống của chúng ta
được sinh hioa kết quả trước mặt Chúa. Cây vả trong khu vườn chúng
ta có hoa quả không ? Và chúng ta đã săn
sóc khu vườn cuộc sống của chúng ta thế nào.
Nói
tới khu vườn cuộc sống, chúng ta phân ra hai loại vườn : khu vườn tự nhiên và
khu vườn siêu nhiên. Chúng ta hãy chú ý tới khu vườn siêu nhiên hay hay khu
vườn thiêng liêng hơn, đó là cuộc sống của linh hồn.
II. KHU VƯỜN TỰ NHIÊN.
1.
Ngày xưa Thiên Chúa đã dựng nên ông Adong bằng bùn đất và đặt ông vào vườn
Êđen, để cầy cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,15). Như vậy Thiên Chúa trao cho
Adong nhiệm vụ phải làm cho vườn đất sinh hoa kết quả tốt.
2.
Ngày nay, Thiên Chúa cũng trao cho chúng ta
một khu vườn để canh tác, để sản xuất ra lương thực nuôi sống con người.
Trong
việc canh tác, người ta đòi hỏi bốn điều kiện bất khả khuyết để tăng năng suất,
đó là nước, phân, cần, giống. Trong thiên nhiên Thiên Chúa đã ban cho con người
đầy đủ những yếu tố đó. Con yếu tố “cần” là sức khỏe Chúa ban cho từng người ,
phù hợp với từng công việc.
3.
Con người phải lao động để tham dự vào việc sáng tạo của Thiên Chúa. Lao động
tự nó không phải là hinh phạt do tội nguyên tổ, vì trước khi phạm tội, Adong đã
phải làm việc theo lệnh của Thiên Chúa.
Vì thế lao động không phải là hình phạt, cũng không phải là sở thích hay
một nghệ thuật, mà là một bổn phận, một trách nhiệm đòi buộc con người phải làm
tròn.
Chính
Chúa Giêsu đã nói về Lao động :”Cho đến
nay, Cha Ta vẫn làm việc, thì Ta cũng làm việc”(Ga 5,17).
Thánh
Phaolô còn nhấn mạnh hơn khi nói với các
tín hữu Thessalonica :”Ai không chịu làm
thì cũng đừng ăn. Thế mà chúng tôi nghe nói : trong anh em có một số người sống
vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào”(2Tx 3,10-11).
4.
Trong khu vườn có thể chỉ trồng cây lương thực để nuôi sống hay chỉ trồng hoa
để thưởng thức. Mỗi loại có công dụng riêng của nó và có một ý nghĩa riêng. Tất
cả đều nhằm phục vụ cho đời sống con người.
III. KHU VƯỜN SIÊU NHIÊN.
1.
Cuộc sống của chúng ta vừa là khu vườn tự nhiên, vừa là khu vườn siêu nhiên mà
Chúa đã trao cho chúng ta săn sóc.. Trong cả hai loại vườn này Thiên Chúa đã
ban cho đủ bốn yếu tố : nước, phân, cần giống, đó là những hồng ân Chúa ban :
ơn Thánh hóa và ơn trợ giúp, mà Chúa đã ban cho chúng ta hằng ngày. Chúng ta phải
dùng những ơn ấy mà làm cho đời sống siêu nhiên chúng ta phát triển thêm mỗi
ngày.
Hãy
nhìn lại cuộc sống của đời mình, chúng ta đã dùng hết các hồng ân Chúa ban cho
hay chưa ? Chúng ta có để cho ơn Chúa
trở nên vô ích không ? Chúng ta đã làm nên công phúc gì trước mặt Chúa chưa ?
2.
Phải chăm chỉ làm việc cho cuộc sống tâm linh phát triển mãi. Như thế có nghĩa là phải sống những giây phút
hiện tại. Chắc hẳn rất nhiều người trong
chúng ta biết rằng từ ngữ “Present” rất đặc biệt, nó vừa mang nghĩa là “hiện
tại” vừa mang nghĩa là “món quà”. Và có
ai đó đã nói :”Quá khứ là lịch sử. Tương
lai là mầu nhiệm. Và hiện tại là một món quà của cuộc sống”
Cuộc
sống chính là món quà vô giá, là tặng phẩm mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người
chúng ta. Quá khứ thì đã qua, tương lai
thì chưa đến. Tất cả những gì chúng ta có là hiện tại. Thước đo sự bình an tinh thần và hiệu quả của
cá nhân được thể hiện ở khả năng sống cho hiện tại của chúng ta. Bây giờ là lúc
chúng ta hiện hữu. Không cần biết điều gì đã xẩy ra ngày hôm qua và điều gì sẽ
xẩy ra ngày mai. Từ quan điểm này, chìa khóa cho hạnh phúc chính là tập trung
đầu óc chúng ta vào thời khắc hiện tại.
Rất
nhiều người trong chúng ta hay sắp đặt cho tương lai mà quên mất điều quan
trọng là không ai trong chúng ta được đảm bảo là chúng ta sống vào ngày mai, chúng ta chỉ có
hôm nay thôi. Sống cho hiện tại có nghĩa là
chúng ta thích thú bất kỳ điều gì chúng ta đang làm, chứ không phải chỉ
tập trung vào kết quả của nó. Sống trong
hiện tại là mở rộng tầm hiểu biết để làm cho giây phút hiện tại trở nên quí giá
hơn là luôn khép kín. Sống ở khoảnh khắc hiện tại, là chúng ta hành động mà
không sợ hậu quả. Đó là cống hiến nỗ lực của mình để dấn thân mà không lo là
mình có được phần thưởng xứng đáng hay không.
Hãy
sẵn sàng chờ đợi Chúa đến gọi chúng ta về với Chúa và sẽ được trình diện và
dâng lên Chúa những hoa quả tốt đẹp đã thu lượm được trong cuộc sống ở trần
gian này. Hãy làm việc với tất cả trách nhiệm, còn Chúa đến lúc nào không cần
biết. Chỉ cần biết một điều : chúng ta chăm chỉ làm việc trong tinh thần chờ
đợi Chúa đến.
Truyện : Vườn hoa xinh đẹp.
Tại
Thụy Sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ mầu sắc... Nằm giữa vườn là
một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với
cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng
phải công nhận đã có sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của
người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn, ông đã thấy say mê. Giữa
lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa
cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp mầu sắc, câu chuyện đi đến chỗ thân
tình.
Du
khách hỏi :
-
Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?
-
Khoảng 40 năm.
-
Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành
về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà
Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.
-
Ông có thư từ gì với cụ không ?
-
Không, ông ta bận lắm.
- Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai
trả lương cho cụ ?
- Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phía từ
ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn
này.
- Thế
tội gì ông phải săn sóc kỹ lưỡng như thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng
ngoạn đâu
- Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia
nhân được chủ tin nhiệm được trao phó bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy
chứ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn
nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.
3. Chúng ta không
biết khu vườn cuộc sống của ông X thế nào, chỉ có Chúa biết. Với 91 năm sống ở
trần gian này, hy vọng hôm nay ông sẽ vui vẻ trình lên Chúa những hoa quả tốt
đẹp đã thu lượm được trong khu vườn cuộc sống ở trần gian này.
Lm Giuse Đinh lập
Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt