THÂN PHẬN
CON NGƯỜI
_____________
I. LỜI
CHÚA.
1. Sách Sáng thế.
Sau
khi Adam Evà ăn trái cấm trái lệnh Chúa. Thiên Chúa ra hình phạt cho ông bà và
con cháu, một trong các hình phạt là phải chết :”Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất,
vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất”
(St 3,19).
2.ThánhPhaolô .
Trước
cái chết thánh Phaolô tông đồ rất lạc quan. Ngài không sợ chết,Ngài vui đón
nhận nó và coi nó như một hồng ân, khi Ngài nói với tín hữu Philipphê :”Đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối
lợi” (Pl 1,21) vì chết là giải thoát khỏi thân xác, khỏi nơi giam
hãm thế gian này để về với Chúa trên quê hương Nước Trời (x. Pl 3,20; 2Cr
5,6-7).
3.Bài Tin Mừng.
Chết là một điều hiển nhiên, là một công lệ, không ai có thể thoát
khỏi tay thần chết và thần chết đến thật bất ngờ. Vì thế,
Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn sẵn sàng chờ đợi Ngài đến bất cứ lúc nào.
Thái độ chúng ta phải có là luôn tỉnh thức. Ngài phán :”Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy
làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là
mở ngay. Khi chủ về và thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc
cho họ. Thầy bảo thật anh em : chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên
từng người mà phục vụ. Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ
tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ” (Lc 12,35-38).
II. MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHẾT.
1. Trong lịch sử.
Trên thế giới này có biết bao vĩ nhân, biết bao anh
hùng cái thế đã
sống trước chúng ta. Còn đâu một César của đế quốc La mã,
còn đâu Alexandre đại đế của Hy lạp, còn đâu Tần thũy Hoàng của Trung hoa vĩ
đại, còn đâu Thành Cát Tữ Hãn của Mông cổ, còn đâu Trần hưng Đạo, Lê Lợi. Quang
Trung của Việt nam ? Tất cả đã vang bóng một thời và nay chỉ còn trong sử sách,
đúng như cổ nhân đã nói :
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
(Văn
thiên Trường)
Con
người từ cổ ai không chết
Để
lại lòng son rạng sử xanh.
2.Trong đời sống hằng
ngày
Trên thế
giới ngày nay và chung quanh chúng ta
mỗi ngày
có biết bao nhiêu người chết : không phân biệt giàtrẻ, lớn
bé, nam nữ, người trí thức hay người bán khai, thậm chí có những đứa trẻ đã
chết khi chưa lọt lòng mẹ. Ai ai ccũng phải nhận lấy cái lưỡi hái của tử thần
vì thần chết là người thợ không ngủ trưa và không một chút thương hại. Bởi thế
người ta nói :
Rắn già rắn lột,
Người già chui tuột vô săng.
Truyện : thủy thủ và nhà kinh doanh.
Nhân chuyến tham quan con tàu buôn lớn, một nghà doanh
nghiệp hỏi người thủy thủ :
-
Ông của
anh làm nghề gì và chết ở đâu ?
Người thủy thủ thưa :
-
Ông của
tôi làm nghề thủy thủ và chết vì đi biển.
Nhà doanh nghiệp lại hỏi :
-
Vậy cha
của anh làm nghề gì và chết ở đâu ?
Người thủy thủ thưa :
-
Cha tôi
cũng làm nghề thủy thủ và cũng chết vì đi biển.
Nhà doanh nghiệp bỡ ngỡ hỏi :
-
Thế mà
anh dám làm nghề thủy thủ, và hằng ngày đi biển sao ?
Người thủy thủ hỏi lại nhà doanh nghiệp :
-
Xin hỏi
: Ông của ngài làm nghề gì và chết ở đâu ?
Nhà doanh nghiệp trả lời :
-
Ông tôi
làm doanh nghiệp và chết trên giường.
Người thủy thủ lại hỏi :
-
Vậy cha
của ngài làm nghề gì và chết ở đâu ?
Nhà doanh nghiệp trả lời :
-
Cha tôi
cũng làm doanh nghiệp và chết ở giường.
Người thủy thủ tỏ vẻ bỡ ngỡõ và hỏi :
-
Thế mà
ông dám làm nghề kinh doanh, và mỗi đêm dám ngủ trên giường sao ?
Câu truyện trên đây nhắc ta : mọi người sang, hèn, giầu,
nghèo, giỏi dốt, ở bất cứ nơi đâu,
làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì rồi cũng có ngày phải bỏ
cõi đời này để trở về thế giới bên kia.
3.Thái độ äcủa ta
Chúa
Giêsu đã nhắc nhở ta về sự chết, về việc Chúa đến bất ngờ vào ngày giờ ta không
ngờ. Chúa sẽ đến với ta bất ngờ như kẻ
trộm. Cho nên thái độ của ta là phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ Chúa đến.
Muốn cho
giờ chết được êm ái, nhẹ nhàng, thanh thản, không phải bồn chồn lo lắng, cần
phải dọn mình luôn. Các thánh nhân đã nhận lấy cái chết một cách bình tĩnh và
vui tươi vì cho giờ chết là kết thúc cuộc lữ hành trần gian để về bên Chúa
hưởng vinh phúc đời đời :
Như đôi chim tìm về khe đá,
Người
lữ khách vui tới quê nhà.
(Thánh
vịnh 78,16)
Tục ngữ
Việt nam có câu :”SINH DỮ TỬ LÀNH”.
Khôâng biết anh chị em nghĩ thế nào ? Theo tôi nghiên cứu thì dân gian
người ta tin tưởng rằng : đêm nằm mơ, nếu mơ sự sinh đẻ thì đó là điềm xui; còn
mơ đến sự chết thì đó là dấu lành. Không biết đấy có phải là mê tín dị đoan
không, nhưng người ta cứ tin như vậy, nên mới có câu : sinh dữ tử lành.
Trường hợp của
ông (bà) X cũng đúng với ý nghĩ của nhiều người vì ông đã qua một thời gian dài
(80 tuổi) ở trần gian, ông đã phải chịu bao khổ đau, bệnh tật hành hạ.... nay mọi sự đã chấm dứt. Giờ chết là giờ giải thoát, là giờ sinh ra
trong Nuớc Trời.
Chúng ta tưởng
nhớ đến ông X hôm nay, cầu nguyện cho ông và nhân dịp này chúng ta phải ghi nhớ
và luôn suy niệm Lời Chúa :”Các con hãy sẵn sàng vì không biết giờ nào, ngày nào Con Người sẽ đến”
(Mt 24,44).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt