QUÁN TRỌ
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng
ta đọc : Ga 17,20-26.
Trong
bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu không những chỉ cầu nguyện cho các môn đệ thân tín mà
còn cầu nguyện cho mọi người nhờ các ông
mà tin vào Ngài. Điều Ngài nhắm là cầu
nguyện cho sự hợp nhất của Hội thánh.
Chúng
ta có thể chia đoạn Tin mừng này thànnh hai phần :
-
Chúa cầu nguyện cho sự hiệp nhất của những người tin vào Ngài.
-
Nguyện ước của Chúa Giêsu là cho những
người tin vào Ngài được ở với Ngài trên thiên đàng.
Chúa
Giêsu muốn cầu cho những người tin vào Ngài nhờ lời rao giảng và giáo huấn của
các môn đệ, nghĩa là cầu cho hết mọi thành phần trong Hội thánh. Mục đích Chúa Giêsu cầu nguyện là để cho mọi người tin vào Chúa Giêsu được
hiệp nhất với nhau. Chính sự hiệp nhất này là sức mạnh và có tính thuyết phục
thế gian tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.
Sau
khi đã nhìn đến các môn đệ đang sống ở trần gian, Chúa Giêsu nghĩ đến tình cảnh
của họ trong tương lai nên đã cầu xin :”Lạy
Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con”
(Ga 17,24).
Chúa
Giêsu thấy trước rằng các môn đệ và các người tin theo Chúa còn ở trần gian, họ sẽ gặp muôn vàn gian nan
thử thách, họ có thể ngã lòng. Trước viễn tượng đó, Chúa cầu xin cho môn đệ
được một ơn ngày kia đang đi theo Ngài sẽ về trời, ở bên Chúa Cha (Ga 13,17;
14,2-3).
II. CUỘC SỐNG TRẦN GIAN CHÓNG QUA.
1. Đời
sống con người.
Cuộc
sống trần gian được Kinh Thánh mô tả như
là một làn sương, một hơi thở và một làn khói :”Cuộc đời chúng ta trên dương thế chẳng khác gì bóng câu’ (Gióp 8,9).
Để
thấy cuộc đới chóng qua, chúng ta nên nhớ hai sự kiện :
a)
Cuộc sống cực kỳ ngắn ngủi, nếu so với chốn đời đời.
b)
Trần gian chỉ là nơi cư trú tạm thời mà thôi.
Vì
chúng ta không ở thế gian này lâu, nên đừng gắn bó với nó. Hãy cầu nguyện như vua Đavít xưa :”Lạy Chúa, xin dạy cho con biết đời sống con
chung cuộc thế nào, ngày tháng con đếm được mấy mươi để hiểu được kiếp phù du
là thế”. Và thánh vương nói tiếp :”Ấy
tuổi đời con, Chúa đo cho một vài gang tấc, kiếp sống này Chúa kể bằng không.
Đứng ở đời, thật con người chỉ như hơi thở, thấp thoáng trên đường tựa bóng
câu” (Tv 39,5-6).
2.
Những công trình vĩ đại.
Những
kỳ quan trên thế giới, những công trình lớn lao và ngoạn mục, tuy được người ta
khen ngợi, chiêm ngắm, nhưng một ngày kia cũng chẳng còn vết tích. Còn đâu 7 kỳ
quan trên thế giới mà người ta ngưỡng mộ
?
1.
Lăng mộ của Lausolos được xây dựng năm 350 trước công nguyên.
2.
Đền thờ thần Artemis tại Êphêsô.
3.
Vườn treo
4. Ngọn hải đăng của vua Ptolemy gần
5.
Tượng thần Apollo cao hơn 30 mét.
6.
Tượng thần Zeus tại thủ đô của
7.
Các kim tự tháp Ai cập.
Ngày
nay, chúng ta thấy sáu trong bảy công trình này đã bị tàn phá. Ngọn hải đăng
của vua Ptolemy sụp đổ sau cơn động đất, còn 5 kỳ quan kia bị phá hủy bởi những tên cướp. Chỉ còn lại các
kim tự tháp để chúng ta chiêm ngưỡng trong thán phục.
Chúng
ta có thể trầm trồ thán phục trước 7 kỳ quan này cũng như các công trình nguy
nga khác của con người; nhưng đừng bao giờ quên rằng : mọi vật trên thế gian
này chỉ là tạm bợ ! Rất nhiều kiệt tác
kiến trúc làm hả hê những kẻ kiêu gạo, vênh vang lên mặt, khi họ tưởng rằng các công trình này sẽ đời đời bền vững. Thế nhưng chỉ một cơn động đất và sóng thần ở
bên Nhật ngày 11/03/2011 vừa qua, hay như cơn gió lốc xoáy ở thành phố Joplin,
bang Missouri, Hoa kỳ, tối ngày
22/05/2011 vừa qua, tất cả đều tan tành, không có một lực lượng nào có thể ngăn cản gió và nước gieo rắc tang tương cho loài người.
Nhìn
cảnh tang thương đó chúng ta phải nghĩ ngay đến câu Kinh Thánh :” Thầy bảo thật các con : tại đây sẽ chẳng
còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào; tất
cả đều sẽ bị phá đổ” (Mt 24,2).
III. TRẦN GIAN CHỈ LÀ QUÁN TRỌ.
Trần
gian không phải là căn nhà vĩnh viễn hay đích cuối cùng của chúng ta. Chúng ta chỉ đi ngang qua, ghé qua trái đất
mà thôi. Kinh Thánh dùng những chữ như
lữ khách, kẻ đi đường, người hành hương
để mô tả cuộc sống ngắn ngủi của chúng ta trên trái đất này :”Nếu anh em gọi Người là Cha, thì anh em hãy
đem lòng kính sợ mà sống đời lữ khác này” (1Pr 1,17).
Ngày
nay đời sống kinh tế phát triển, phương tiện giao thông dồi dào, thuận tiện làm
cho người ta thích đi du lịch. Những cuộc du lịch thường không kéo dài. Trong suốt chuyến du lịch người ta phải có nơi trọ qua đêm : người giầu
có ngủ ở khách sạn, người nghèo thì ở nhà trọ bình dân. Ngày nay người ta xây nhiều khách sạn 5 sao
với đầy đủ tiện nghi, và mai đây có thể có khách sạn 8,9,10 sao đi nữa thì
người ta cũng chỉ coi khách sạn là nơi
ngủ qua đêm để người ta có thể lên đường tham quan chỗ khác. Dù khách sạn có sang trọng đến đâu và đầy đủ
tiện nghi đến mức nào thì không ai chọn nơi ấy là quê hương của mình, không có
địa chỉ thường trú ở đó.
Như
vậy, dù khách sạn 5 sao hay nhà trọ bình dân, tất cả cũng chỉ là quán trọ để du
khách ngủ qua đêm. Còn trần gian này thì sao ?
Có là quán trọ không hay là nơi ở vĩnh viễn ?
Truyện : Hoàng cung là
quan trọ ?
Người
Ả rập có câu truyện như sau : Khi Ibrahim còn cai trị lãnh thổ Balk (nay là một
vùng ở miền bắc Afhganistan) và được coi như một vị thánh vương, ngày kia có
một tu sĩ thuộc tông phái sufi đến yết
kiến. Nhà vua hỏi :
-
Thầy cần gì ?
Tu
sĩ đáp :
-
Thần xin bệ hạ chỗ ngủ trong quán trọ này.
Vua
phì cười :
-
Đây là hoàng cung của ta, đâu phải quán trọ ?
Tu
sĩ tỉnh queo hỏi :
-
Trước bệ hạ, ai làm chủ nơi này ?
-
Cha ta, nhưng đã qua đời !
-
Vậy, trước tiên vương là ai ?
-
Ông nội ta, dĩ nhiên đã qua đời trước cha ta.
-
Tâu bệ hạ, như vậy nơi đây thật sự chỉ là
chỗ tạm trú một thời gian, thế nên các vị tiên vương đều phải lần lượt
ra đi. Bệ hạ cũng sẽ giống y như thế mà thôi.
Vậy sao ngài cho rằng nơi đây
không phải là quán trọ ?
Quan
niệm hoàng cung là quán trọ của vị tu sĩ bên Ả rập ngày xưa không khác giáo lý Cao Đài ngày nay.
Đạo
Cao Đài xem trần gian là chỗ tạm đến, tạm ghé,
tạm dừng chân trên hành trình tiến hóa. Thế nên một người đang sống trên
đời thực ra chỉ là một “khách trần”.
Mấy mươi năm sống, đời chỉ là một quãng thời gian tạm trú.
Tòa
thánh Cao Đài Tây ninh có khu đất rộng khoảng 50 mẫu dùng làm nghĩa địa, đặt
tên là Cực Lạc Thái Bình. Trước khi được
thuyền Bát Nhã (xe tang) chở vào nghĩa địa, linh cữu của khách trần được đưa vào làm lễ siêu rỗi
tại một ngôi nhà gọi là “Khách Đinh”.
Đình là dừng lại. Khách Đình là chỗ dừng chân của khách trần.
Thế
những phần đông chúng ta đều nghĩ rằng
mình là ông chủ, bà chủ nơi quán trọ này.
Chúng ta lao tâm khổ trí, trăm mưu ngàn kế mong tranh giành , chiếm đoạt
cho lắm vào, đâu thèm nghĩ đến lúc đột ngột hết hạn tạm trú, bất kỳ khách trần
nào cũng cam đành lìa khỏi quán trọ với
hai bàn tay trắng (cf Lê Anh Dũng, Công giáo và dân tộc, số 1800, tr 42).
Hôm
nay chúng ta còn sống trên mặt đất nhưng hãy có cái nhìn hướng lên trời cao.
Hướng lên trời cao để biết rằng quê hương vĩnh cửu của ta ở trên trời, nơi đó
có Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha và nơi đó ta có “sổ đỏ”, có “hộ khẩu thường
trú” đúng nghĩa. Còn trần gian chỉ
là nơi ta tạm trú. Vì không ai có địa chỉ thường trú vĩnh hằng trên trái đất
này.
Hướng
lên trời cao còn là để ta biết ái mộ
những sự trên trời và biết sống niềm hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở về với
quê hương vĩnh phúc là thiên đàng hằng mong :”
Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị
phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh
cửu trên trời, không do tay người thế làm ra” ((2Cr 5,1).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim Phát
Đà lạt