CƠN ÁC
MỘNG
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng ta đọc : Daniel chương 2; Mt 1,20-21 ; 2,13.
Ngày
xưa, khi Thiên Chúa muốn truyền cho con người điều gì thì Người thường dùng các
tổ phụ hay các tiên tri, nhưng Người không hiện ra trực tiếp dạy bảo nhưng lại
dùng những giấc chiêm bao mà truyền dạy.
Chúng
ta còn nhớ chuyện vua Nabuchodonosor có một giấc chiêm bao kỳ quái mà các nhà
thông thái trong vương quốc
Nhưng
Thiên Chúa đã mạc khải cho Daniel điều bí mật ấy trong giấc chiêm bao ban đêm
và ông đã giải thích cho nhà vua giấc chiêm bao ấy… khiến nhà vua phải tuyên
xưng :”Thiên Chúa của ngươi quả là Thần
của các thần, là Chúa Tể các vua và là Đấng mạc khải những điều bí ẩn; nhờ thế,
ngươi mới có thể tỏ lộ điều bí ẩn này” (Dn 2,47).
Còn
trường hợp thánh Giuse, đang bối rối về việc Maria có thai, định tâm lìa bỏ bà
cách kín đáo thì sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông :”Này ông Giuse, con vua Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì
người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và
ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội
lỗi của họ” (Mt 20,21). Và khi tỉnh
giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.
Trường
hợp khác, khi các đạo sĩ đã ra về, sứ thần Chúa lại hiện ra báo mộng cho ông
Giuse rằng :”Này ông , dậy đem Hài nhi và
mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó
cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy” (Mt Mt
2,13).
Tức khắc, ông Giuse liền chỗi dậy, và đang đêm,
đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập.
Như
vậy, chiêm bao hay giấc mơ đôi khi cũng mang một sứ điệp. Một cách thông
thường, những giấc mơ của chúng ta đều nói lên thao thức của chúng ta về những ước mơ, những sự việc mà chúng ta chưa
thực hiện được.
II. NÓI VỀ GIẤC MƠ
Xưa
nay chưa ai dám nói là mình không mơ trong lúc ngủ. Giấc mơ có ý nghĩa và cũng cần thiết, bởi vì
giấc mơ là một phần đời sống của con người.
Với khoảng 1/3 thời gian mỗi ngày dành cho việc ngủ, một giấc mơ xấu hay
tốt đều ảnh hưởng đến tâm trạng và sức
khỏe của mỗi người.
1.
Vậy mơ hay giấc mơ là gì ?
Mơ
là những trải nghiệm, những ảo tưởng trong trí óc khi ngủ. Hiện tượng mơ không
chỉ xẩy ra với con người mà cũng xẩy ra với các động vật có vú và một số loài
chim. Tuy nhiên, khi nói đến giấc mơ thì người ta chỉ đề cập đến hiện tượng này
ở con người.
Các
sự việc trong giấc mơ thường không xẩy ra được hoặc không giống với thực tế,
chúng thường nằm ngoài sự điều khiển của người mơ.
2. Giải
thích giấc mơ
Đến
đầu thế kỷ 20, hai nhà khoa học nổi tiếng đã phát triển các ý tưởng khác nhau,
đó là ông Sigmund Freud và ông Carl Jung.
Nhà
tâm thần học người Áo Sigmund Freud đã xuất bản một cuốn sách có tên “Giải thích các giấc mơ”. Freud tin rằng con người thường mơ về những thứ mà họ mong muốn nhưng không thể
có, đặc biệt có liên quan đến dục vọng và sự ức chế dục vọng.
Còn
chuyên gia tâm thần học người Thụy Sĩ Carl Jung đã làm việc với Freud vài năm
nhưng ông đã phát triển các ý tưởng hoàn toàn khác về các giấc mơ. Theo Jung,
các giấc mơ có thể giúp con người trưởng thành và hiểu được chính họ. Ông tin
rằng giấc mơ cung cấp các giải pháp cho
các vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi chúng ta tỉnh giấc. Ông tin rằng giấc mơ nói cho chúng ta biết
những điều về bản thân và các mối quan hệ với những người khác. Ông không tin là giấc mơ ẩn chứa các ý nghĩ
hay các cảm giác về dục vọng hoặc sự ức chế dục vọng.
3.
Cơn ác mộng
Ngoài
những giấc mộng bình thường, người ta còn gặp những cơn ác mộng. Ác mộng là một giấc mơ khó chịu của con
người, nó thường mang tính tiêu cực và gây ra sự sợ hãi cho người gặp
phải. Theo thống kê, 25% trong số những
người trưởng thành thường gặp ác mộng ít nhất mỗi tháng một lần. Trong số đó,
khoảng 7-8% người cho biết ác mộng đã phá vỡ giấc ngủ của họ tối thiểu một tuần
một lần. Đặc biệt những cơn ác mộng luôn khiến người ta lo lắng và mệt mỏi.
Truyện : Gặp cơn ác mộng
Anh
nọ đang ngủ say thì gặp ác mộng, thấy bị cọp rượt, mấy lần suýt bị vồ. Chạy
thục mạng, không kịp tránh vực sâu trước mặt, anh hụt chân rơi ngay xuống đó.
May phước, trong lúc hốt hoảng quờ tay loạn xạ, anh chụp được một nhánh cây từ
trong vách đá mọc giơ ra. Tuy khỏi tan
xương nát thịt, nhưng phải chịu treo mình lơ lửng giữa khoảng không, chẳng khác
kẻ đánh đu.
Ngước
lên miệng vực, hết hồn khi thấy cọp dữ kiên nhẫn ngồi chờ. Vậy thì, dầu có leo
lên được cũng không xong với nó ! Anh
bèn cúi xuống nhìn và sợ vỡ mật khi thấy
một con mãng xà nằm cuộn tròn dưới đáy vực, đang ngóc cao đầu, ngoắc to miệng
ngay bên dưới anh ! Chỉ còn trượt tay rớt xuống là tiêu đời.
Anh
ráng đu mình ngồi lên cành cây, rồi nhìn quanh quất chung quanh, cố nghĩ cách
thoát thân. Bỗng đâu có hai con chuột
lớn, một đen một trắng, cùng bò ra thi nhau gặm
chỗ gốc nhánh cây bắt rễ trong vách đá.
Nghe hai bộ răng nhọn của chúng nhai gỗ kêu rào rào, anh hoảng vía, chỉ sợ nhánh cây thình lình gẫy ngang. Anh bèn nạt nộ xua đuổi, nhưng cặp chuột tinh
quái vẫn lì lợm, không chịu bỏ đi.
Chợt
một giọt nước mát rượi rơi độp xuống mặt, anh giật mình ngẩng lên. Không phải nước, mà là mật ong đang rỏ xuống
từ một tảng ong rừng kết nơi chảng ba cây phía trên đầu anh. Đang mệt lả người và chết khát khô, anh liền
ngửa cổ, há miệng thè lưỡi, cố tìm cách hứng lấy từng giọt mật trời cho. Chao ơi ! Sao mà ngon ngọt, thơm tho đến thế
! Anh chép miệng, mải mê nuốt từng giọt, quên béng cảnh ngộ hiểm nghèo, tính
mạng đang ngàn cân treo sợi tóc.
Đang
lúc đó thì anh choàng tỉnh,mồ hôi ướt đẵm lưng áo. Không thể dỗ lại giấc
ngủ, anh thao thức nằm chờ sáng, trong
đầu rối mù những ý tưởng mông lung về giấc mơ kỳ dị.
Sáng
ra, anh vội vã đi đến gặp một vị ẩn sĩ, kể rõ đầu đuôi câu chuyện và cầu xin
ông phân giải. Trầm ngâm một lúc, ẩn sĩ
thong thả nói :
-
Cọp dữ là cái chết luôn bám theo anh không chịu buông tha. Mãng xà là mộ huyệt đang chờ anh gửi
xác. Chuột đen là đêm, chuột trắng là
ngày, tượng trưng thời gian cứ lần hồi
gậm mòn dần quãng đời anh. Giọt mật ngọt ngào quyến rũ anh trong cảnh huống
ngặt nghèo chính là những thú vui, dục vọng cạm bẫy trần gian. Chúng khiến anh lạc hướng, mải mê tìm cách
hưởng thụ nhất thời, quên rằng không còn bao lâu nữa anh sẽ chết.
III. ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
Trong
ca dao tục ngữ có nhiều câu đố nói lên những điều con người không có thể thực
hiện được và cũng nói lên sự bất lực của
con người. ví dụ :
-
Đố ai biết lá mấy cây,
- Đố ai quét sạch lá rừng
- Đố ai biết mây mấy tầng
- Đố ai nằm ngủ không mơ.
Câu
“Đố
ai nằm ngủ không mơ” cũng nói lên rằng, mọi người đều có giấc mơ trong
khi ngủ, không ai có thể cưỡng lại được.
Người ta mơ đủ mọi điều, không có giới hạn. Giấc mơ nói lên những khắc khoải của lòng
mình, nói lên những ước muốn mong được thể hiện nhưng thường gặp những nghịch
cảnh vì chưa thực hiện được.
Có
khi người ta nằm mơ mình chết. Vậy mơ mình chết là một điềm tốt hay xấu ? Theo quan niệm dân gian (có pha chút mê tín),
người ta nói :”Sinh dữ, tử lành”,
nghìa là nếu mơ việc sinh sản là điềm xấu, còn mơ việc chết là điềm lành, điềm
tốt.
Đối
với chúng ta, nằm mơ về sự chết thì chẳng tốt, cũng chẳng xấu, nó chỉ là giấc
mơ. Nhưng dù sao mơ về sự chết có thể
giúp chúng ta hãy nghĩ về sự chết để chuẩn bị cho đến ngày đó, bởi vì
mọi người đều phải chết, còn khi nào chết, chết ở đâu, bằng cách nào thì không
ai biết.
Người
ta thường nói : con người phải đi qua 4 cửa ải là sinh, lão, bệnh, tử. Có thể
bỏ qua được hai cửa ải là lão và bệnh vì có người chết sớm, còn hai cửa sinh và tử thì không ai bỏ được,
bởi vì có sinh thì phải có tử.
Người
ta có sống tới 100 tuổi hay hơn nữa, rồi cũng chết. Có sống tới 800 tuổi như
ông Bành Tổ của Trung quốc rồi cũng chết…
Người xưa đã nói chắc như đinh đóng cột :”Nhân
sinh tự cổ thùy vô tử” (Văn Thiên trung) : từ xưa đến nay ai mà không
chết. Chết là một án lệnh không ai thoát
khỏi. Đây là một kinh nghiệm phổ biến nơi mọi người, mọi thời.
Tuy
nhiên, mơ về sự chết hay suy nghĩ về sự chết có lợi cho chúng ta . Khi suy niệm về sự chết, Đức ông Arthur người
Mỹ, đã trích dẫn một câu nói nổi tiếng của thánh giám mục Augustinô :”Hãy
để sự chết làm thầy dạy ta”.
Đức
ông nói tiếp :”Ngài (Augustinô) có ý gì khi “phong chức giáo sư” cho thần chết ?
Thưa, ngài có ý nói rằng : suy nghĩ và chiêm niệm về sự chết, chúng ta
sẽ được chỉ bảo dạy dỗ “phải sống như thế
nào”.
Mọi
người chúng ta phải có thầy dạy : thầy dạy toán, dạy văn, khoa học, sinh ngữ…
Bây giờ chúng ta có thêm một thầy dạy đặc biệt, đó là Thầy (dạy sự) chết. Nhưng Thầy dạy những gì ? Thưa, chủ yếu thầy
dạy rằng :”Cuộc đời rồi phải kết thúc và
dừng lại” :
-
Thầy dạy chúng ta sự khôn ngoan :”Xin
dạy con biết đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv
90,12).
-
Thầy dạy ta biết kiếp đời mong manh
:”Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không con mang vết tích” (Tv
102,16). Vâng, chỉ có Chúa là vĩnh cửu,
trường tồn bất diệt, còn con người chỉ như hoa cỏ ngoài đồng, sớm nở chiều tàn.
-
Thầy dạy chúng ta hãy tìm kiếm những gì
là bất diệt :” Anh em hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối
mọt không làm hư nát và kẻ trộm không đào ngạch, khoét vách lấy đi” (Mt 6,20).
-
Thầy dạy ta hãy sẵn sàng chờ đợi ngày
Chúa gọi chúng ta ra khỏi cõi đời này :”Vậy, anh em hãy canh thức, vì anh
em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13).
Truyện : Một cuộc thăm dò
Mới
đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1.200 người tại 20
thành phố khác nhau về việc chuẩn bị chết. Câu hỏi được đặt như sau :”Nếu bạn chỉ còn một ngày nữa để sống, bạn sẽ
làm gì” ? Kết quả cuộc thăm dò được phân chia như sau :
-
57% những người được phỏng vấn trả lời rằng họ sẽ sống ngày cuối cùng với gia
đình. 12% muốn ở một mình hoặc với bạn bè.
-
26% người đàn ông được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng đó với gia đình.
45% khác thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè.
-
32% đàn ông lẫn đàn bà muốn được sống với gia đình trong những giây phút cuối
đời.
-
6 % người đàn ông muốn được sống bên vợ.
Trên
đây có lẽ chỉ là con số không đại diện cho ước muốn hay suy nghĩ của tất cả mọi người. Nhưng
xuyên qua kết quả đó, chúng ta cũng có thể đọc được một thái độ chung của con
người khi đứng trước sự chết : đó là sự
cô đơn.
Cái
chết là một chia lìa vĩnh viễn, nhất là với những người thân của chúng ta. Nếu câu hỏi trên đây được đặt ra cho bạn giây
phút này đây, bạn sẽ làm gì ?
Có
lẽ chúng ta còn nhớ chuyện của một vị thánh trẻ khi được hỏi về cách thế chuẩn
bị chết. Giữa một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi : nếu ngay
bây giờ, chúng con biết mình sắp chết, chúng con sẽ làm gì ? Một số trả lời rằng
sẽ đi vào nhà thờ cầu nguyện, một số cho biết sẽ đi xưng tội để dọn mình chết
lành v.v… Chỉ có một cậu bé điềm nhiên trả lời :”Nếu trong giây lát tôi có chết, tôi cũng sẽ tiếp tục cuộc chơi”.
Có
lẽ đó là câu trả lời làm cho viên giám thị ưng ý nhất, bởi vì nếu giải trí lành
mạnh là một bổn phận, thì việc thánh hóa trước tiên phải nằm trong bổn phận
hằng ngày.
Nếu
chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa trong từng biến cố, nếu chúng ta biết gặp gỡ
Chúa trong từng sinh hoạt, nếu chúng ta tiếp xúc với Chúa trong từng giây phút…
thì cái chết chỉ là một nối dài của cuộc gặp gỡ đó. Người luôn trung thành với
những gặp gỡ trong giây phút hiện tại, sẽ không phải sợ hãi trong cuộc gặp gỡ
tối hậu là cái chết.
Ngoài
ra, chúng ta hãy học nơi 5 cô trinh nữ khôn ngoan mà mang theo “dầu dự trữ” là những việc lành phúc đức
như của gửi về đời sau (x. Mt 25,1-13). Không thể tưởng tượng được một người trình diện Chúa với hay bàn tay
trắng.
Văn
sĩ E. Hemingway có viết một cuốn tiểu thuyết “Ngư ông và biển cả”, kể lại cuộc
vật lộn uổng công của lão ngư phủ người Cuba Santiago với biển khơi. Ông câu
được một con cá kình, nhưng vì cá quá to, ông đành phải cột cá bên mạn thuyền để
kéo vào bờ. Khốn thay, trên đường về, lũ cá mập đã đánh ra hơi và xúm vào rỉa
thịt. Khi về tới bên, cá to là thế, nhưng chỉ còn là một bộ xương mà thôi.
Chúng
ta không được trình diện Chúa với hai bàn tay trắng.
Chúng
ta không thể quên được sự thật này : đi đâu rồi chúng ta cũng sẽ đụng đến “bốn dài hai ngắn”. Đây chẳng phải là một
tư tưởng bi quan yếm thế cho bằng là một chân lý của cuộc sống. Cả những triết
gia nổi danh như Heidegger cũng nói rằng “sống
là để chết” (être-pour-la-mort). Sự khôn ngoan của con người là biết rằng đến một lúc nào đó sẽ dừng lại
để biết chuẩn bị cho cuộc ra đi vĩnh viễn.
Vì
thế, cả cuộc đời chúng ta phải học, học đủ mọi sự, học mãi không ngừng, nhưng chúng ta không được quên một điều căn bản
này là cần phải biết “học chết” nữa
(Platon, apprendre à mourir).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt