CHIẾC
LÁ VÀNG RƠI
_______________________________________
Chia
sẻ tại nghĩa trang
I. MÙA TƯỞNG NHỚ
Hằng
năm, cứ đến ngày mồng 2 tháng 11, Giáo hội tổ chức một lễ đặc biệt để nhắc nhở
các tín hữu hãy tưởng nhớ và cầu nguyện cho các người đã qua đời. Hôm nay được
coi như ngày “Lễ Hội Các Đẳng” theo
truyền thống giống như lễ Vu Lan của Phật giáo.
Giáo
hội còn dành trọn tháng 11 để tưởng nhớ cầu nguyện cho các người quá cố, cách
riêng nhớ đến ông bà cha mẹ, người thân yêu đã qua đời. Làm như thế là thể hiện
chữ Hiếu của con cháu đối với công ơn của ông bà tổ tiên như người ta thường dạy
con cháu :
Cây có gốc mới nở nghành sinh ngọn
Nước có
nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người
ta có gốc từ đâu ?
Có cha có
mẹ rồi sau có mình.
(Ca dao)
Chiều
nay giáo xứ chúng ta tụ họp tại nghĩa trang này để cầu nguyện cho các tín hữu
đã qua đời, cách riêng cho những người trong giáo xứ đang nằm nơi đây, họ là những
người đã cùng sinh hoạt với chúng ta trên mảnh đất thân yêu này.
Những
người đang nằm ở đây rất gần gũi với chúng ta, bởi vì chúng ta biết họ. Họ đã
ra đi trước, rồi đến lần chúng ta, kẻ trước người sau, cũng sẽ nằm ở đây. Chúng
ta dành buổi chiều hôm nay để giao lưu với họ.
Nghĩa
trang của chúng ta có rất nhiều cây, xen lẫn hoa lá đủ mầu sắc. Nhưng cảnh vật tại nghĩa trang hôm nay, tuy
trong một bầu khí êm ả, nhưng mang một nét trầm buồn mênh mang. Nhìn những hàng cây trút lá, những chiếc lá
vàng rơi cuối thu, tự nhiên mỗi người chúng ta
đều có một vài tâm tình và ý tưởng riêng biệt.
Đúng
là tức cảnh sinh tình, cảnh vật chung quanh đã gợi hứng cho văn nhân thi sĩ
sáng tác những áng văn thơ tuyệt diệu như bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo
Ngang vào một buổi chiều đã sáng tác ra bài thơ “Vịnh Đèo Ngang” nổi tiếng. Đứng trước cảnh vật tại nghĩa trang hôm nay,
tôi lại liên tưởng đến bài thở rất quen thuộc của thi sĩ Lưu Trọng Lư, đó là
bài “Tiếng thu” trong đó có đoạn :
Em nghe không mùa thu
Lá thu rơi
xào xạc
Con nai
vàng ngơ ngác
Đạp trên
lá vàng khô.
Phải
chăng những chiếc lá vàng rơi, những chiếc là thu rơi xào xạc là hình ảnh tượng
trưng cho kiếp người vắn vỏi và mỏng manh ? Cuộc đời như bóng câu cửa sổ ? Thánh
vịnh 88 đã diễn tả cho chúng ta tư tưởng đó :
Đời con là một kiếp phù du,
Loài người Chúa dựng
nên thật mong manh quá đỗi.
Sống làm người ai
không phải chết,
Ai cứu nổi mình
thoát quyền lực âm ty ?
(Tv
88,48-49)
II. TẢN MẠN VỀ CHIẾC LÁ
Chiếc
lá có qui trình ngắn gọn : chiếc lá xuất hiện đầu tháng 4, cho đến tháng 10 là
chuẩn bị đổi mầu để đợi cơn gió nhẹ về mơn trớn, tức thì chiếc là lìa cành, rơi
xuống đất.
Trong
suốt thời gian ở trên cành, lá chỉ biết hút ánh sáng và các khí trời như nitơ,
carbonic… để bào chế chất loãng hóa học, khoáng vật thành nhựa nuôi cây. Lá làm việc âm thầm với mục đích chỉ muốn
nuôi dưỡng, chăm sóc và che chở cho cây.
Hàng
năm mỗi độ thu về lá đổi sang mầu vàng, rồi từng lá. Từng lá rơi lã chã trải
dài trên nền đất. Lá bị gió cuốn hút đi vào bất cứ chỗ nào. Đời của những chiếc lá nhỏ bao giờ cũng có với
bao nhựa sống tươi mát. Nắng hạ khiến lá đổi mầu, biến chất non xanh nõn nà ra
mầu lá già xanh mướt và rồi tan rã đầu tiết đông.
Mùa
thu, mùa của những chiếc lá vàng. Ngồi
nhìn lá rơi, mỗi chiếc lá chọn cho mình một cách “chia tay”. Hình như mỗi chiếc
lá có một linh hồn để ra đi với một sắc thái riêng.
Có
những chiếc lá ra đi trong sự quằn quại, khổ đau, dùng dằng bịn rịn như thể
không muốn lìa cành. Có những chiếc lá
“hấp hối” loạng choạng buông mình cách nặng nề nghiêng ngả trên mặt đất. Lại có những chiếc lá ra đi cách nhẹ nhàng
trong dáng điệu thướt tha buông mình theo gió. Những chiếc lá khác không bàng
hoàng hối hả mà chậm rải, thanh thản, an nhiên rơi mình trên thảm cỏ xanh như
thể một bông hoa say trong giấc ngủ yên lành.
III. ĐỜI NGƯỜI VÀ CHIẾC LÁ.
Phải
chăng chiếc lá cuối thu là hình ảnh của đời người ? Mỗi người ra đi với một cách thế khác nhau
giống như lá vàng tung bay trước gió ?
Có
những người ra đi trong bấn loạn, hối tiếc, khổ đau, nặng nhọc. Lại có người ra đi về với cội nguồn một cách
thanh thản, nhẹ nhàng. “Lá rụng về
cội”. Lá rơi bên gốc cây. Lá chờ đợi một
quá trình sinh học để trở thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Lá góp thân xác tàn úa để trả ơn cho
cây. Đời người ngắn ngủi mà đầy ý nghĩa
nhân sinh.
Những
chiếc lá lìa cành là hình ảnh của con người trong cuộc đời lữ thứ trên trần
gian này. Sách Giảng viên đã gợi ý cho chúng ta về điểm này :”Mọi sự có thời của nó : có thời sinh ra, có
thời chết đi” (Gv 3,1-2).
Mọi
người phải công nhận rằng con người sẽ phải chết, đây là một án lệnh phổ quát
không có luật trừ. Trong ngày Lễ Tro,
chúng ta chịu xức tro trên đầu cùng với lời nhắc nhở được trích ra trong sách
Sáng thế :”Ngươi là bụi đất, và sẽ trở
thành bụi đất” (St 3,19). Chúng ta là con cháu Adong Evà đều phải nhận
lấy hậu quả của tội nguyên tổ. Chết là mẫu số chung của con người.
Đời
sống của một chiếc lá cũng ngắn ngủi : từ lúc xuất hiện đến lúc rụng, hơn kém
cũng chỉ được một năm theo một qui trình nhất định : mùa xuân đâm chồi nảy lộc,
mùa hạ lá cây xanh tươi đầy sức sống, mùa thu lá vàng úa và mùa đông thì lìa
cành.
Đời
sống con người cũng thế : sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết. Có sống đến 100 tuổi cũng chẳng là bao, nếu so
với đời đời thì quá ngắn ngủi. Thánh
vịnh 102 đã nói lên tính cách mong manh của kiếp sống con người :
Đời sống con người giống như cây cỏ,
Như bông
hoa nở trên cánh đồng,
Một cơn
gió thoảng đủ làm nó biến đi,
Nơi nó mọc
không còn mang vết tích.
(Tv 102, 15-16)
Cuộc
sống con người vắn vỏi thật, nhưng không quan trọng. Chúng ta có đủ thời giờ để sống cho Chúa, cho
tha nhân, sống theo thánh ý Chúa, làm tròn trách nhiệm Chúa đã giao phó. Vì
thế, chết chưa phải là hết mà vẫn
còn. Chết chỉ là sự chuyển đổi từ cuộc
sống trần gian này sang đời sống vĩnh cửu để hưởng vinh quang với Chúa trên cõi
phúc thật.
Chúng
ta hãy là những chiếc lá. Lá lìa cành nhưng vẫn mang trong mình sức sống vì suốt đời
lá âm thầm kết nhựa nuôi thân. Khi lìa cành chính lá vẫn còn chất sống,
vẫn còn nhựa sống. Lá cho đi thì nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu.
Trong
khi hoa khoe sắc, đón nhận thì nhiều mà không cho đi là mấy, nên khi lìa cành
hoa mau tàn, chóng rữa. Kết quả cuối
cùng cho thấy “cho đi” thì tốt hơn là nhận.
Đây
chính là nhận xét của thánh Phaolô. Người Kitô hữu cho đi trong đời, khi lìa
đời, hành trang mang theo là món quà tình yêu và lòng mến. Hai nhân đức đó có sức sống trong mình nên
khi đi gặp Thiên Chúa tình yêu, họ không mòn mỏi, không sợ chết thối rữa.
Họ
cho đi món quà vật chất để lãnh nhận món quà tinh thần. Họ cho đi món quà mà mối mọt đục khoét được
để lãnh nhận món quà không sâu nào đục khoét.
Họ cho đi tình yêu trần thế để lãnh nhận tình yêu Nước trời. Họ làm vơi lòng họ để Thiên Chúa đong đầy tâm
hồn. Họ hạ mình khiêm nhường để Thiên
Chúa nâng họ lên cao. Họ từ bỏ đời sống
trần thế để lãnh nhận đời sống bất diệt.
Họ chịu đau khổ vì Đức Kitô để sinh hoa kết trái trong Ngài, để mầm sống
mới được nảy sinh. Họ cam lòng chịu khổ một đời để hưởng vinh quang bất diệt ngàn
đời.
Giờ
phút này và tại nghĩa trang này, nhìn lá vàng rơi, ta nhận ra sự thật cay đắng
nhất của đời người là sự chết. Nó chẳng trừ ai, chẳng thương tiếc ai. Nó đến
bất ngờ làm ta bàng hoàng. Phải từ bỏ tất cả để ra đi, chẳng mang được gì.
Cái
chết của mỗi người là một chuyến đi cuối cùng. Một chuyến đi quyết định và quan
trọng. Một chuyến đi vĩnh viễn mà không
bao giờ trở lại. Nếu một chuyến đi đôi
ba ngày mà ta còn phải chuẩn bị nhiều ngày thì trong chuyến đi vĩnh viễn và cực
kỳ quan trọng này, chúng ta không chuẩn bị sao?
Chúng
ta có thể chọn lối sống của ta như cành
lá, bông hoa. Hoa lá không có quyền chọn
lựa, chúng được sinh ra trong số phận riêng của nó. Còn ta có quyền chọn lựa lối sống cho riêng
mình. Chúng ta phải sống theo phương châm
“Sống khôn, chết thiêng” ! Điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay lựa chọn của mỗi
người.
Cuộc
sống mai hậu của chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào cuộc sống hiện tại. Tương lai do chúng ta lựa chọn, không ai có
thể làm thay cho chúng ta vì “Sống sao
chết vậy”. Nguyên nhân thì sinh ra hậu quả và hậu quả tùy thuộc vào nguyên
nhân.
Như
Đức Giêsu đã dạy :”Cây tốt thì sinh quả
tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu
không thể sinh quả tốt” (Mt 7,17-18). Người làm tốt sẽ được thưởng, người
làm điều xấu sẽ bị phạt vì “Đời này là nhân, và đời sau là quả”.
Thư
thánh Phaolô và sách Khải Huyền cho chúng ta biết :”Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi
người tùy theo việc họ làm” (Rm 2,6 và Kh 2,23).
Chính khi sống trọn vẹn
trong ý nghĩa làm người bằng những việc tích cực, bằng Tám mối phúc thật là thể
hiện niềm tin vào Đấng sống lại, Đấng đã tuyên bố :”Ta là sự sống lại và là sự sống.
Ai tin Ta sẽ không chết bao giờ, cả những ai tin vào Người Con thì được
sống muôn đời” (Ga 11,25-26).
Hôm
nay và trong suốt tháng 11 này, tháng Các Đẳng, tháng cầu cho các tín hữu đã
qua đời, chúng ta hãy mang một tâm niệm :
Tháng
tình yêu đất trời hiệp nhất,
Lòng
hiệp lòng thi thố tình yêu.
Đượm
tình Thiên Chúa cao siêu,
Thương
hồn thanh luyện ban nhiều hồng ân.
…Đời
trần gian chỉ là tạm bợ,
Đời
mai sau vĩnh cửu trường tồn.
Việc
lành, cầu nguyện sớm hôm,
Hiệp
thông dâng Đấng Chí Tôn nhiệm mầu.
(Mạc Trầm Cung)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt