ĐƠN THƯƠNG
ĐỘC MÃ
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA : Mc
15,33-39.
Đức
Giêsu đã tình nguyện nhận lấy sứ mạng cứu chuộc loài người bằng cái chết trên thập
giá. Cả cuộc đời trần thế của Ngài là chuẩn bị cho “Giờ” đó. Giờ của Ngài chính là cuộc tử nạn.
Mặc
dù Chúa Giêsu đã chuẩn bị tinh thần cho đến Giờ đó, nhưng với tính cách là con người
như chúng ta, Ngài cũng cảm thấy sợ hãi.
Chính trong lúc hấp hối trong vườn Cây Dầu, mà Ngài đã kêu xin cùng Chúa
Cha :”Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con
khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt
26,39).
Khi Chúa Giêsu bị bắt, các
môn đệ bỏ trốn hết, còn có mặt ông Phêrô thì ông lại chối Ngài ba lần trước khi
gà gáy. Chúa Giêsu cảm thấy thực sự cô
đơn và cô độc, một mình đi vào cuộc tử nạn khủng khiếp.
Ở
dưới cây thập giá, tuy có mặt Mẹ Maria, thánh Gioan và mấy bà khác đi theo đang
ngắm nhìn Ngài trên cây thập giá, nhưng, có lẽ Ngài cũng cảm thấy cô đơn trước cái
chết. Dựa vào câu sau đây, chúng ta mới
biết rằng Ngài cô đơn :Eloi, Eloi, Lamasabactani” : nghĩa là Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài
bỏ rơi con” (Mc 15,34) ?
Trong
lúc hấp hối, Chúa Giêsu vẫn cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi, mặc dù Ngài vẫn biết
Chúa Cha vẫn yêu thương và Mẹ Ngài đang đứng dưới chân thập giá để cảm thương
Ngài.
Nếu
Chúa Giêsu còn cảm thấy bị cô đơn trong giờ hấp hối thì chúng ta cũng chẳng thể
khác được trong lúc chờ đón tử thần đến.
Khi chết chúng ta phải từ giã mọi người và mọi người cũng từ bỏ chúng ta
để một mình phải đối phó với thần chết.
Chúng
ta phải công nhận rằng đứng trước cái chết mọi người đều cảm thấy cô đơn và sợ hãi,
không có bạn đồng hành để chia sẻ; ra khỏi thế gian này chỉ có một mình để rồi
một mình mình biết, một mình mình hay.
Theo
kiểu nói của người đời, giờ chết của chúng ta có thể coi như “đơn thương độc mã” : nghĩa là chỉ một mình phải làm việc hoặc chiến đấu trong đơn
độc, không có ai giúp đỡ.
II. THÀNH NGỮ “ĐƠN THƯƠNG ĐỘC MÔ.
Trong
cuộc sống hằng ngày hễ ai đó chỉ có một mình phải gánh vác, phải đương đầu với công
việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm mà không
được sự hỗ trợ của người khác, thì người ta hay dùng thành ngữ “đơn thương độc mã” để chỉ sự đơn độc đó.
1. Giải
thích thành ngữ.
Đơn thương độc mã là thành ngữ Hán-Việt,
trong đó có đơn đối độc, thương
đối mã. Xét về nghĩa đen, đơn là một, là chiếc, trái với kép và đôi, còn độc có nghĩa là một mình. Sự lấy nghĩa giữa đơn và độc trong thành ngữ
nhấn mạnh sự lẻ loi, đơn độc. Các từ thương
với nghĩa là ngọn giáo, mã với nghĩa là ngựa đều chỉ phương tiện võ khí chiến đấu. Tổ hợp các thành tố với nhau,
ta có thành ngữ đơn thương độc mã với
nghĩa đen là “một ngọn giáo một con ngựa”.
Đối
với một người ra trận thì một ngọn giáo một con ngựa là đủ, không thiếu thốn gì.
Nhưng đối với một trận chiến đấu mà một bên là cả một đội quân hùng dũng và một
bên chỉ có một ngọn giáo, một con ngựa thì tương quan lực lượng quá chênh lệch
và cái thế đơn độc, lẻ loi càng bộc lộ
rõ ràng
Trong
cảnh huống này thành ngữ đơn thương độc
mã không còn được hiểu theo nghĩa đen là “một giáo, một ngựa” mà biểu thị một
con người lẻ loi, đơn độc trong trận chiến.
Điều dễ nhận thấy là do chỗ gắn liền với gươm, giáo, gắn liền với giao tranh
mà ý nghĩa của thành ngữ đơn thương độc mã chủ yếu được dùng để chỉ sự đơn độc,
lẻ loi trong chiến đấu với quân thù.
Tuy
nhiên, trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ này cũng được dùng để chỉ các phạm vi hoạt
động khác. Cho nên ngày nay, thành ngữ
đơn thương độc mà được dùng rộng rãi trong tiếng Việt hàm chỉ tất cả những việc
làm thiếu sự hỗ trợ của người khác, phải tự mình đương đầu với khó khăn, vất
vả, hiểm nguy, bất kể đó là công việc trong chiến đấu, sản xuất hay hoạt động khoa
học…(Hoàng văn Hành, Kể chuyện, thành ngữ, tục ngữ, tr 206).
2.
“Đơn thương độc mã” trước cái chết.
Chết
là từ bỏ tất cả, vĩnh biệt mọi người. Cái chết làm cho người ta sợ hãi , làm cho
người ta cô đơn và lẻ loi, không còn chỗ
bám víu.
Ingmar Bergman – một đạo diễn phim ảnh nổi
tiếng người Thụy Điển – đã cố thổi vào phim “Dấu ấn thứ bảy” (Le septième sceau)
tư tưởng về cái chết và coi nó như một bí nhiệm. Trong suốt cuốn phim, chúng ta thấy thần Chết
luôn luôn lảng vảng hiện hình, ngay cả khi con người ít ngờ nhất. Mọi sinh hoạt
hằng ngày : vui buồn thịnh suy, thần Chết luôn đứng đó, xem xét, rình mò, chờ đợi…
Nếu
chúng ta xem phim, phân tích tường tận từng cử chỉ, lời nói, dáng điệu của các nhân
vật, chúng ta mới cảm thấy thấm thía nỗi
kinh hoàng cũng như sự bất lực của con người trước cái chết.
Tác giả Đỗ Đức Thu trong cuốn “Vỡ lòng” đã diễn tả tâm trạng một thiếu niên
trước cái chết như sau : “Chết thật ?
Người thiếu niên vô cùng sợ hãi. Đột nhiên chàng thấy thần Chết đứng rình ở góc
buồng, bộ xương trắng bệch nổi lên trong xó tối, cái lưỡi hái sáng quắc lăm lăm
trong tay. Thần Chết nhe hai hàm răng
cười gằn và sắp sửa khoa lưỡi hái cắt đứt đời chàng. Chàng rên lên một tiếng rất thê thảm rồi nhắm
nghiền mắt lại. Trong trí chàng thần Chết và lưỡi hái càng rõ rệt hơn.
Thiếu
niên hoảng hốt, trán đẫm mồ hôi, tuy người chàng vẫn lạnh giá dưới hai làn chăn
bông. Lần đầu tiên, cái chết đối với chàng có một ý nghĩa khủng khiếp”.
Chính vì vậy, trước cái
chết, người ta thấy mình hoang mang lo lắng, bị cô đơn và lẻ loi, rất nhiều người
cần có một người đến an ủi, vỗ về mình trước khi nhắm mắt lìa đời.
Truyện : Bạn đường phút lâm
chung
Ở
Mỹ, có nhiều người sắp chết rất cần có một người đến an ủi, vỗ về để họ khỏi cô
đơn khi nhắm mắt lìa đời. Khổ nỗi là đâu phải ai cũng có bạn bè, quyến thuộc ngồi
an ủi mình một cách bình tĩnh trong những lúc mình cần họ nhất ? Do cái “kẹt” này, mới đây tại Mỹ người ta phát
minh ra một nghề mới đầy hứa hẹn : nghề an ủi người sắp chết, mà ta có thể gọi
một cách văn vẻ là “Bạn đường phút lâm chung”.
Người
phát minh ra nghề này là ông William Roberts, 50 tuổi, người gốc
Kết
quả là công ty Threshold ra đời, một công ty đặt trụ sở ở
III. MUỐN CÓ BẠN ĐƯỜNG LÚC LÂM CHUNG.
1. Chết
là từ bỏ tất cả
Khi
chết, con người phải từ bỏ tất cả không mang đi theo được gì kể cả tiền tài, danh
vọng, chức quyền hay sắc dục … bởi vì khi con người vào đời với hai bàn tay
trắng thì cũng ra đi với hai bàn tay trắng.
Nhân dân ta đã thấu hiểu chân lý đó khi nói
Vua Ngô băm sáu tàn vàng
Thác xuống âm phủ chẳng
mang được gì.
Đại
đế Alexandre, sau khi đã đi chinh phục một số nước Phi châu, Âu châu, các nước Cận
Đông và gần nửa Á châu, trước khi chết đã
trối lại : phải để bàn tay phải của ngài ra ngoài quan tài, để mọi người biết
rằng, khi bỏ cõi đời này một vị vua giầu sang, uy quyền đến thế, mà cũng không
mang được gì.
2. Những
cái có thể mang theo
Một
hôm chồng sắp chết hỏi vợ sẽ làm gì cho ông sau khi ông chết. Người vợ trả lời sẽ
làm thế này thế nọ cho ông, làm đủ thứ… nhưng cũng không làm cho ông hài lòng.
Bà vợ liền la lên : Ôi, cái chết xấu xa và dễ sợ là dường nào !
Sau
cùng, người chồng bĩnh tĩnh nói :”Nhưng cái chết thật đẹp đẽ nếu người sắp chết
thấy rằng trong đời sống, mình đã làm được nhiều “Việc lành phúc đức”. Nói xong, ông tắt thở bình an.
Truyện : Ba người bạn
Người
kia có 3 người bạn, hai người trước là bạn rất thân, người thứ ba thường thường vậy thôi. Ngày kia, ông bị tòa bắt
xử, liền xin 3 người bạn đi theo để biện hộ.
Người bạn thứ nhất từ chối ngay, viện cớ bận việc quá không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến cửa quan nhưng
lại không dám vào. Chỉ có người thứ ba
tuy không được ông yêu thích nhưng tỏ ra trung thành vào tận tòa án biện hộ cho
ông ta, không những trắng án mà còn được thưởng nữa.
Người
bạn thứ nhất là Tiền bạc. Khi ta chết,
tiền bạc bỏ rơi ta, chỉ để lại cho ta một chiếc chiếu và một cái hòm. Người bạn thứ hai là Bà con Bạn hữu. Họ khóc lóc đưa ta tới huyệt rồi về. Người bạn thứ
ba là các Việc Lành. Chúng theo ta
đến tòa phán xét, biện hộ cho ta và đưa ta vào cửa thiên đàng.
3. Mang
theo những gì đã gieo
Trong
cuộc sống, chúng ta đã gieo hạt giống xuống đất, cây cối mọc lên và sinh hoa kết
quả. Chúng ta hãy thu lượm những hoa quả
ấy mang về đời sau vì gieo giống nào thì gặt giống ấy.
Sự
sống và tình yêu vĩnh cửu của con người chỉ có thể có nếu chúng ta đã được gieo
trong tại thế này, và sự gieo trồng ấy dĩ nhiên phải qua giai đoạn quyết liệt là
hạt giống cần phải thối rữa, cần phải chết đi, nghĩa là phải “hết hiện hữu là
hạt giống”. Nhưng trong việc trồng cấy
đó, cần đến yếu tố thời gian :
Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế, mạc
như thụ mộc
Bách niên chi kế, mạc
như thụ nhân
Người
ta chỉ có gặt khi có gieo, gieo giống tốt thì gặt lúa tốt, gieo giống xấu thì gặt
lúa xấu. Kẻ chỉ say sưa cuộc đời và tình
yêu tại thế sẽ chẳng gặt được sự sống và tình yêu trong nước Chúa, bởi lẽ họ đã
không gieo. Chỉ có những ai biết sống, biết yêu trong đời này, nhưng vẫn khát
khao sự sống và tình yêu đời đời, chỉ những người đó mới thấy viên mãn của sự
sống và tình yêu Thiên Chúa (Thiện Cẩm, báo Nhà Chúa, số 8, tr 21).
4. Phải
biết chia sẻ
Con
người sinh ra với những ngón tay nắm chặt
lại. Bản tính con người vẫn khép kín,
ích kỷ. Một đứa trẻ được nuông chiều sẽ
nghĩ rằng mọi người đều có bổn phận phải phục vụ nó, nó là trung tâm điểm của
vũ trụ, cả thế giới này là của nó. Nhưng
mọi người cũng biết rằng khi chết đi, các ngón tay sẽ buông xuôi, tiền tài và
danh vọng đều để lại…
Cuộc
hành trình tâm linh là đi từ bản thân đến người khác, phải mở trái tim để yêu thương
người khác, phải mở bàn tay để chia sẻ với người khác.
Người
ta thấy trên một mộ bia có khắc những dòng chữ này rất hay, đáng để chúng ta suy
nghĩ và thực hiện trong đời sống hằng ngày để chuẩn bị cho cuộc ra đi về đời
sau một cách tốt đẹp :
“Cái gì tôi đã tiêu xài, bây giờ không con nữa,
“Cái gì tôi đã mua sắm, bây
giờ tôi phải để lại cho người khác,
“Chỉ có cái gì tôi đã cho đi là còn thuộc về tôi.
Lm Giuse
Đinh Lập Liễm
Giáo
xứ Kim Phát
Đà
Lạt