BỨC TRANH ĐỜI NGƯỜI
+++
I. CHUẨN BỊ ĐÓN CÁI CHẾT
Khi đi dự một đám
tang, ai cũng có một vài suy nghĩ như người Tây phương nói : “Hodie tibi, cras
mihi” : nay người mai ta. Mọi người
trước sau đều phải chết vì từ xưa đến nay chưa thấy ai sống mãi sống hoài hay
người ta đã tìm ra được một thứ thuốc gọi là “Trường sinh bất tử”.
Tư tưởng này đã
có từ ngàn xưa. Mọi người từ đông sang tây, từ nam chí bắc, từ cổ đến kim đều
phải công nhận lời phát biểu của ông Văn Thiên Trường là đúng, không có luật
trừ :
Nhân sinh tự cố thuỳ vô tử,
Lưu thủ
đan tâm chiếu hãn thanh.
Ngàn
xưa, người thế ai không chết,
Chết,
để lòng son rạng sử xanh.
Bồi đắp cho tư
tưởng của Văn Thiên Trường, thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Rôma đã khẳng
định :”Cũng như do một người mà tội lỗi
đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi có sự chết, và sự chết đã truyền đến mọi người vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội”
(Rm 5,6).
Đúng vậy, chính
vì Adong Evà mà tội lỗi đã du nhập vào thế gian và hậu quả của tội lỗi là sự
chết. Ngày xưa, Thiên Chúa đã phán với
Adong sau khi ông đã phạm tội :”Ngươi là
bụi đất và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19)… Trở về với bụi đất là chết.
Lời Chúa luôn tồn tại và luôn được thi hành.
Thánh vịnh 88
cũng khẳng định điều đó :
Xin nhớ rằng : đời con là một kiếp phù du,
Loài người Chúa
dựng nên thật mỏng manh quá đỗi !
Sống làm người, ai
không phải chết,
Ai cứu nổi mình
thoát quyền lực âm ty.
(Tv 88,48-49)
Chết là một thực
tại mà không ai có thể chối cãi được.
Nhưng tiếp theo đó, người ta lại có một câu hỏi khác : Chết rồi sẽ đi đâu ? Chết rồi sẽ ra sao ?
Nhà văn Nhất Linh trong nhóm Tự lực văn đoàn,
một ngày kia bâng khuâng, ông tự hỏi mình :
- Chết rồi sẽ ra
sao nhỉ ?
Nghĩ ngợi một
chốc, rồi ông lại tự trả lời lấy :
- Hồi Hai Bà
Trưng, tôi chưa ra chào đời. Thế khi ấy tôi ở đâu ? Chết, tức là trở về tôi hồi
ấy vậy.
Trước vấn đề này,
hồi xưa ông Hoài Nam Tử đã có thắc
mắc và đã tìm ra được câu trả lời giống như nhà văn Nhất Linh :”Sinh ký, tử qui” : sống là sống gửi sống
nhờ, chết mới là về.
Cho đến nay, chưa
có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này.
Câu trả lời phải dựa vào quan niệm của từng người và tuỳ theo quan niệm
của từng tôn giáo, tuỳ theo phong tục từng địa phương.
Đối với các Kitô
hữu, chúng ta đã có câu trả lời của thánh Phaolô trong thư gửi cho tín hữu
Philipphê : “Quê hương chúng ta ở trên
trời, nơi đó chúng ta mong đợi Đấng Cứu Chuộc là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”
(Phil 3,20).
Tư tưởng trên còn
được quảng diễn thêm trong thư thánh Phaolô gửi cho tín hữu Côrintô :”Nếu ngôi nhà chúng ta ở dưới đất, là chiếc
lều này, bị phá huỷ đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một
ngôi nhà vĩnh cửu trên trời, không do tay người thế làm ra” (2Cr 5,1).
Đối với người
Kitô hữu, câu trả lời cính xác cho câu hỏi “Đi
về đâu” là “Chúng ta đi về quê trời”. Do đó, cuộc sống của
chúng ta ở đời là một cuộc lữ hành đi về quê trời, nơi chúng ta hằng mong đợi
và Chúa cũng đang mong chờ chúng ta.
Cuộc hành trình
đã có đích điểm rõ ràng. Nhưng cuộc hành trình nào cũng phải được chuẩn bị kỹ
càng, nghĩa là phải có hành trang cho cuộc hành trình dài hạn. Đây là thời gian chúng ta mong đợi Chúa
đến đem chúng ta về với Ngài theo như
lời Ngài phán :”Thầy đi dọn chỗ cho các
con. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến, và đưa các con về với
Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó” (Ga 14,2-3)
Chắc chắn Chúa sẽ
đến đưa chúng ta về với Chúa, nhưng Ngài sẽ đến bất ngờ. Chúng ta luôn phải
trong tư thế sẵn sàng. Do đó, Chúa đưa ra cho chúng ta một dụ ngôn về người đầy
tớ trung thành, chăm chỉ làm việc, được chủ thưởng công cho. Nên
Ngài phán :
“Các
con hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi
ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về và thấy đầy
tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật các con : chủ sẽ
thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. Nếu canh hai và canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như
vậy, thì thật là phúc cho họ” (Lc 12,35-38).
II. BỨC TRANH ĐỜI NGƯỜI
Đời người thường
được chi ra thành 4 giai đoạn, có người qua hết các giai đoạn, có người chỉ qua
một vài giai đoạn như người ta thường nói : sinh, lão, bệnh tử.
Vì vậy, một hoạ sĩ vô danh nọ vào thời Trung cổ đã tóm tắt đời người thành
4 bức tranh xếp bên cạnh nhau :
Bức tranh thứ
nhất hoạ lại tuổi thơ. Không gì đẹp và thanh thản cho bằng tuổi thơ. Một em bé hồn nhiên, vô tư ngồi trên một
chiếc ghe buồm vừa nhổ neo ra khỏi bờ… Em bé nhìn theo sóng nước không sợ hãi
vì người đang cầm bánh lái là một thiên thần. Bóng đen đang ngủ một cách dịu
hiền đằng sau bánh lái.
Sang đến bức
tranh thứ hai, người ta bỗng thấy cậu bé trở thành một trang thiếu niên đang đứng
nhìn chân trời xa tắp với những háo hức trước những điều mới lạ… Vị thiên thần
vẫn còn cầm tay lái, nhưng sóng đã bạc đầu và bóng đen đã thức giấc.
Bức tranh thứ ba
là cảnh tuổi trưởng thành. Bầu trời đã trở nên ảm đạm, Sóng gió ập phủ tứ bề.
Bánh lái đã năm trong tay của bóng đen. Vị thiên thần đã bị trói chặt trong một
góc. Nguuời đàn ông đã phải dùng tất cả
sức lực của mình để chiến đấu, để chiếc ghe không bị lật úp.
Cuối cùng, trong
bức tranh thứ tư, người ta thấy nột cụ già đang ngồi ung dung giữa ghe. Sóng
yên, gió lặng, mặt trời xuất hiện trở lại. Vị thiên thần đã dành lại được bánh
lái, còn bóng đen thì bị trói chặt đang sau (Theo Internet).
Đời là một cuộc
haiả trình gay go. Trần gian như một biển cả mênh mông, và đời mỗi người như
một con thuyền lênh đênh trên biển cả.
Biển có lúc yên như tờ, có lúc gơn sóng lăn ta9n, nhưng cũng có lúc gây
sóng gió bão táp làm cho con thuyền chao đảo.
Con thuyền đời
người phải đi đến đích điểm. Đích điểm có thể là bến yên hàn và cũng có thể là
vực thẳm của chết chóc. Đến nơi yên hành
hay đứt gánh giữa đường : số mệnh ấy không ai có thể định đoạt cho ta, mà chỉ
có mỗi người phải biết lám chủ, biết lèo lái con thuyền đời mình cho khéo.
Trong ca dao tục
ngữ, chúng ta cũng thấy có một câu ca dao rất hay, rất ý nghĩa và rất gây ấn
tượng, đi từ cảnh thiên nhiên đến lãnh vực tâm linh :
Lênh đênh trên cửa Thần Phù
Khéo tu
thì nổi vụng tu thì chìm.
Theo câu ca dao
đó thì ngày xưa ở Thanh Hoá có một của biển gọi là Cửa Thân Phù. Bây giờ không
biết có còn không vì lâu ngày bị phù sa vùi lấp. Đây là một cửa biển rất nguy hiểm, có một
dòng nước xoáy rất mạnh, chiếc thuyên đi đến đó bị hút vào dòng xoáy, phải cứng
tay chèo lái thì mới có thể vượt qua, nếu không sẽ bị chìm.
Từ cái nhìn vật
chất đến cái nhìn tâm linh. Muốn vào tới bén bình an là Thiên đang, con người phải
vượt vượt qua được những cửa biến Thần Phù nguy hiểm. Phải biết tu thân tích đức. Theo chữ Nho thì
TU có nghĩa là sửa, và tu thân thì có nghĩa là sửa mình. Muốn tiển triển trên
đường nhân đức thì phải biết sửa mình cho nên tốt hơn :”Nhật nhậ tân, hựu nhật
tân”. Như vậy những người “khéo tu” thì được cứu rỗi ! Còn ngược lại, những người “vụng tu” thì phải trầm luân là cái chắc.
Co` lẽ nhiều
người trong chúng ta đã quá quen thuộc với những trò chơi “Thiên đàng địa ngục”
mà các em thiếu nhi thường tụ tập trước sân thánh đường để cùng biểu diễn… Các
em nói lớn với nhau :”Thiên đang đại ngục hai bên, ai khéo thì về ai vụng thì
sa””… Trả lời được một số câu hỏi thì được vào thiên đàng, trả lời không được
thì bị chận lại ngoài cưaả.
Tuy trò chơi đon
sơ nhưng vui vẻ và có tính cách giáo dục đức tin, vừa học vừa chơi. Và trò chơi
đơn sơ ấy có tác dụng gieo vào đầu chúng ta một hình ảnh về cuộc đời. Đời là một cuộc ra đi. Hướng đi của cuộc đời
tuỳ thuộc ở sự định đaot5 của mỗi người.
Con đường dẫn đến hư đốn rộng thênh thang. Con đường dẫn đến sự sống là
một con đường chật hẹp, gồ ghề khúc khuỷu, đòi hỏi con người phải chiến đấu
kiên cường.
III. MUỐN VÀO QUÊ TRỜI
Một lần nữa,
thánh Phêrô đã nhắc nhở cho các tín hữu Philipphê hãy nhớ tới quê hương của
mình :”Quê hương chúng ta ở trên trời, nơi đó chúng ta mong đợi Đấng Cứu Chuộc
là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Phil 3,20).
Quê hương trần
gian này chỉ là nơi tạm trú, như một quán trọ nên không ở lâu, phải tiếp tục
lên đường, không được coi đó là quê hương của mình. Đừng để cho bóng mát bên
đường lôi kéo chúng ta dừng lại kẻo bị trì trệ hay lạc hướng . Người Kitô hữu
chúng ta luôn luôn có tâm niệm ấy mỗi khi đi dự một đáng táng. Họ phải nói lên
tâm tình ấy :
Con
chim ở trọ cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguôn.
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.
Quê hương chúng
ta ở trên trời, nhưng muốn vào Nước Trời phải có điều kiện như Chúa Giêsu đã
nói :”Khing6 phải cứ kêu lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ
những ai thi hành ý Cha Ta ở trên trời mới được vào” .
Muốn thi hành ý
Chúa ở trên trời, con người phải cố gắng hết mình, phải chiến dđấu kiên cường
chống lại những quyến rũ của xác thịt, chống lại sự uon7 hèn của mình vì Chúa
Giêsu đã phán :”Regnum coelorum vim patitur” : nước Trời chỉ có thể chiếm được
bằng sức mạnh.
Sức mạnh đây
không phải là sức mạnh thể xác mà là sức mạnh của tinh thần, nghĩa là phải kiên
cường chống lại sự ác, với tội lỗi để sống trung thành với Chúa.
Ngoài ra chúng ta
còn phải sắm cho mình một kho tàng trên trời, nơi mối mọt không thể đục
khoét. Kho tàng ấy gồm nhưng công việc
chúng ta làm ở dưới đất với lòng yêu mến Chúa cùng với sự hy sinh hằng ngày, sẽ
thành những viên ngọc sáng chói dành cho chúng ta ở trên trời.
Nhóm người nọ rủ
nhau hành hương. Điểm đến là ngôi đền nhỏ cheo leo ở đỉnh một ngọn núi cao vút,
tưởng như chạm tới những cụm mây lơ lửng trên bầu trời xanh ngăn ngắt
Đường
đi khó, phải mất dài ngày. Càng lên cao hành trình càng thêm vất vả… Nhưng cả
nhóm quyết tâm vượt núi, vì ngôi đền từ xưa nổi tiếng linh thiêng và lão sư trụ
trì là bậc chân tu đã chứng đắc chánh quả.
Dưới
chân núi dựng một nhà trạm, do vị đại đệ tử của lão sư trông coi, thường gọi là
chủ trạm. Khách mộ đạo tạm trú ở đó, dưỡng sức, đồng thời chuẩn bị thêm ít
lương khô và nước uống trước khi bắt đầu leo núi.
Ngủ
một đêm ở nhà trạm, sáng sớm hôm sau thức dậy, nhóm người nọ cung kính cảm tạ
và từ biệt chủ trạm. Tiễn khách ra cổng, đi ngang khoảnh sân nhỏ rải đầy sỏi
trắng, chủ trạm tủm tỉm cười, bảo cả nhóm:
-
Mỗi vị hãy tự tay nhặt mấy viên sỏi này mang theo. Nhiều ít tùy tâm. Không nhặt
cũng tùy tâm. Ai không nhặt sẽ hối tiếc, và ai có nhặt cũng sẽ hối tiếc.
Lời
nói lạ lùng! Nghĩ đến dốc núi cao và dài, có người không muốn lưng vác thêm
nặng, nên khẽ nhún vai. Có người ngần ngại, nhưng cũng cúi xuống nhặt bừa vài
viên gọi là. Có người hồn nhiên ngồi thụp xuống, vốc sỏi đầy hai bàn tay…
Có
đi thì có đến. Cuối cùng cả nhóm được vào bái kiến vị lão sư tại ngôi đền
thiêng trên chót núi.
Trong
chánh điện, lão sư chúc phúc cho cả nhóm rồi ôn tồn nói: “Bần đạo ở nơi non cao
hẻo lánh, không có món gì xứng đáng lưu niệm chuyến đi nhọc nhằn của quý vị.
Tuy nhiên, ai có sỏi thì lấy ra xem.”
Cả
nhóm sửng sốt khi thấy những viên sỏi tầm thường ở nhà trạm chân núi đã hóa
thành những viên ngọc óng ánh từ lúc nào. Những người không nhặt sỏi quá đỗi
hối tiếc, thầm nhiếc mắng bản thân thậm tệ. Những người đã nhặt sỏi cũng rất
hối tiếc, thầm trách mình đã không chịu khó hốt thêm cho thật nhiều, thật đầy
vào .
Như
vậy muốn về thiên đàng, cần phải chuẩn bị để xây dựng thiên đang ngay tận dưới
đất này như cha Duval noi :”Trời của bạn sẽ được hình thành ngay dưới đaất bằng
cánh tay của bạn”.
Đối
với các tín hữu, với những người đang sống đức tin, trời không là cái gì hoàn
toàn mới mẻ, nhưng là sự khai nở, tỏ hiện và thành toàn cái đã có sẵn trong
họ. Vì thế :”Chúng ta xây dựng đời đời
trong mọi hành vi của mình : đó là khả năng kỳ diệu của con người. Chúng ta xây
dưng Nước Trời từng mỗi phút giây” (Guy de Larigaudie).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt