LÁ THU KÊU XÀO XẠC
+++
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa
Giêsu phán cùng các môn đệ rằng :
“Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng
trong tay,
và hãy làm như
người đợi chủ đi ăn cưới về,
để khi chủ về gõ
cửa, thì mở ngay cho chủ.
Phúc cho những
đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức;
Thầy bảo thật các
con, chủ sẽ thắt lưng,
đặt chúng vào bàn
ăn,
và đi lại hầu hạ
chúng.
Nếu canh hai hoặc
canh ba,
chủ trở về mà gặp
thấy như vậy,
thì phúc cho các
đầy tớ ấy.
Các con hãy hiểu
biết điều này là
nếu chủ nhà biết
giờ nào kẻ trộm đến,
ắt sẽ tỉnh thức,
không để nó đào ngạch nhà mình.
Cho nên các con
hãy sẵn sàng :
Vì giờ nào các
con không ngờ,
thì Con Người sẽ
đến”.
Đó là Lời Chúa
I. MÙA THU LÁ RỤNG.
1. Cảnh sắc bốn mùa.
Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ vạn vật. Không có gì ở ngoài
bàn tay Thiên Chúa. Ngài đã ban cho con người năm tháng ngày giờ, thời tiết
thuận hoà bốn mùa thay đổi nối tiếp nhau : hết xuân sang hạ, hết hạ sang thu,
hết thu sang đông rồi lại tiếp tục mùa xuân, thời tiết cứ thế xoay vần theo quy
trình Chúa đã ấn định.
Mỗi mùa có vẻ đẹp của nó : mùa xuân cây cối đâm chồi nảy
lộc, hoa lá khoe sắc thắm tươi làm vui thú lòng người. Mùa hạ cây cối phát
triển rồi sinh hoa trái. Mùa thu quả cây chín mọng đem hương vị đến cho cuộc
sống con người, đồng thời cũng là mùa lá vàng rơi. Mùa đông cây cối trút lá đứng chịu tang,
nhưng cũng là thời gian chuẩn bị cho mùa xuân sắp tới.
2. Mùa lá rụng.
Cây cối sinh trưởng theo mùa : mùa xuân cây đam chồi nảy
lộc rồi sinh hoa kết quả. Sang đến mùa thu thì quả đã chín, đến mùa thu hoạch,
nhưng đồng thời lá cây đã đổi sang màu vàng và bắt đầu rụng.
Mùa thu cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Vẻ đẹp của mùa thu làm
ngẩn ngơ tâm hồn thi sĩ. Làn sương mỏng giăng ngang phía chân trời khi hoàng
hôn về, cùng với gió chớm lạnh như hơi thở của mùa thu tạo một vẻ đẹp huyên bí,
vừa thiêng liêng vừa trần tục. Mùa thu
và thi sĩ gắn kết với nhau để rồi mỗi khi thu về là thi sĩ “tức cảnh sinh tình”
như một món nợ truyền kiếp. Không có thơ
cạ tụng mùa thu, thi sĩ như thiếu vắng điều gì rất thân thiết trong đời. Dường
như mùa thu cũng mang món nợ đối với thi sĩ, nên mỗi năm lại mang một nét đẹp
mới, tinh khôi, cao thượng làm nguồn gợi hứng vô tận để thi sĩ trả món nợ đời mình.
Có lẽ, thi sĩ Lưu Trọng Lư, trong một buổi chiều thu lặng
lẽ đã sáng tác bài thơ “Tiếng Thu” vào năm 1939. Cho đến nay, bài thơ vẫn còn
hấp dẫn đối với những người thích ngâm nga, đặc biệt khi mùa thu tới :
Em
không nghe mùa thu,
Dưới
trăng mờ thổn thức,
Em không nghe rạo rực,
Hình
ảnh kẻ chinh phu,
Trong
lòng người cô phụ.
Còn gì đẹp bằng hình ảnh ngồi ngắm ánh trăng thu cho lòng
mình thổn thức, cho lòng mình rạo rực.
Thi sĩ không những chỉ dùng con mắt để thưởng thức cảnh đẹp của buổi
chiều thu, mà còn dùng cả tai để nghe cả được “Tiếng Thu” qua âm thanh của những
chiếc là xào xạc :
Em
không nghe rừng thu,
Lá
thu kêu xào xạc,
Con
nai vàng ngơ ngác,
Đạp
trên lá vàng khô.
Âm thanh của những chiếc lá xào xạc dưới bàn chân con nai
vàng cũng đem đến cho chúng ta một cái
gì sâu lắng hơn. Tiếng kêu xào xạc của những chiếc lá nói lên rằng đã có nhiều
chiế lá rụng xuống nằm đầy vườn, đầy sân; và hình ảnh ấy nhắc cho chúng ta biết
đã đến “Mùa Thu lá rụng”.
Hình ảnh mùa thu lá rụng cũng gợi cho chúng ta một thoáng
suy tư : phải chăng lá rụng mùa thu là biểu tượng cho mùa thu cuộc đời của con
người ?
II. ĐỜI NGƯỜI CHIẾC LÁ
Sách Giảng viên đã nói :”Có
thời sinh ra, có thời để chết” (Gv 3,2). Mỗi loài thụ tạo đều có thời hạn
của nó. Đời người được ví như chiếc lá mỏng manh, ngắn ngủi, không vững bền như
thánh vịnh 88 đã mô tả :
Đời
con là một kiếp phù du,
Loài
người Chúa dựng nên thật mong manh quá đỗi,
Sống
làm người ai không phải chết,
Ai
cứu nổi mình, thoát quyền lực âm ty.
(Tv 88, 48-49)
Mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc, cành lá xanh tươi, đến mùa
thu lá đã già, đổi sang mầu vàng rồi từ từ rời khỏi cành cây.
Màu vàng của lá, màu úa của cỏ, nắng nhạt gió chiều là hình
ảnh đặc trưng của mùa thu. Và mùa thu cũng là mùa lá rụng. Những chiếc lá còn
tươi xanh là thế, qua một thời gian tô điểm cho đời, nay đến lúc lìa cành rụng
xuống. Dường như lá còn lưu luyến với cành, đến nỗi khi rụng còn chao đảo niềm đau thương, cố vẫy vùng như
nói lời chia tay sau một thời gắn bó.
Chúng ta có cảm tưởng như chiếc lá cũng có linh hồn khi
phải lìa khỏi cây. Có những chiếc lá ra
đi trong sự quằn quại đau khổ, dùng dằng bịn rịn như thể không muốn lìa cành.
Có những chiếc lá “hấp hối” loạng choạng buông mình cách nặng nề nghiêng ngả
trên mặt đất. Lại có những chiếc lá ra đi cách nhẹ nhàng trong dáng điệu thướt
ta buông mình theo gió. Những chiếc lá
khác không bàng hoàng hối hả mà chậm rãi, thanh nhàn, an nhiên rơi mình trên thảm cỏ xanh như thể một bông hoa say
trong giấc ngủ yên lành.
Qua hình ảnh những chiếc lá rơi, ta liên tưởng đến cuộc
sống con người, đến tâm trạng của con
người ra đi khỏi đời này. Có những người
ra đi trong bấn loạn, hối tiếc, khổ đau, nặng nhọc. Lại có người ra đi về với
cội nguồn một cách nhẹ nhàng thanh thản. “Lá rụng về cội”. Lá rụng bên gốc cây.
Lá chờ đợi một quá trình sinh học để trở
thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Lá góp thân xác tàn úa để trả ơn cho cây. Đời là ngắn ngủi mà đầy ý nghĩa nhân sinh.
III. CHUẨN BỊ CHO MÙA RA ĐI.
Mùa thu là mùa ra đi của những chiếc lá vàng, con người rồi
cũng phải ra đi khi thời gian đã được ấn
định. Mùa lá rụng nhắc chúng ta
sự mỏng giòn của kiếp người. Lá nào rồi cũng phải rụng xuống, người nào cũng có
lúc phải lìa đời. Tác giả Thánh vịnh đã cảm nhận rất sâu sắc điều này, khi ông
viết :
Kiếp
phù sinh tháng ngày vắn vỏi,
Tươi
thắm như cỏ nội hoa đồng,
Một
cơn gió thoảng là xong,
Chốn
xưa mình ở cũng không biết mình.
(Tv 103, 15-16)
Người Việt chúng ta thường quan niệm rằng trong cuộc đời,
mỗi người phải đi qua bốn cửa ải là sinh,
lão, bệnh, tử. Theo lẽ thường, người
ta sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết. Chết là một định mệnh bởi vì đã có sinh
thì phải có tử như Kinh Thánh viết :”Ngươi
là bụi tro và sẽ phải trở về cùng tro bụi”.
Tử là kết thúc cuộc đời, là hết sống, là chết.
Nhưng còn một vấn đề quan trọng phải được đặt ra : chết
rồi sẽ ra sao ? Ngày xưa Hoài
Nam Tử đã trả lời cho chúng ta câu hỏi này, đó là :”Sinh ký, tử qui” : sống
là gửi, chết là về.
Lại một câu hỏi tiếp phải được đặt ra : ”Tử qui” : chết là về, nhưng về đâu ?
Trước câu hỏi này mỗi người có một câu giải đáp tuỳ theo quan niệm của họ về
cuộc sống của mình.
Những người không có đức tin, không có tôn giáo, những
người vô thần cho rằng chết là hết, là đi vào hư vô trống rỗng. Do đó, chết là
một thất bại, là một điều vô nghĩa.
Những người có tôn giáo thì tin rằng chết là đi vào một thế
giới khác, là đi về nơi chín suối, vào nơi cực lạc, vào Niết bàn hay về với ông
bà tổ tiên… Như vậy, chết chưa phải là hết, chết mà vẫn còn trong một trạng
thái khác tuỳ theo quan niệm của mỗi tôn
giáo, của mỗi người.
Thi sĩ Nguyễn Du
trước đây 300 năm đã nói thay cho những người đương thời về linh hồn bất tử :”Chết là thể phách, còn là tinh anh”
(Truyện Kiều).
Còn đối với chúng ta, những Kitô hữu, chúng ta tin rằng
chết chưa phải là hết, chết chỉ là một
sự chuyển đổi. Đúng hơn, chúng ta phải nói rằng :”Chết là đi về nhà Cha” vì
Cha chúng ta ở trên trời :”Lạy Cha chúng
con ở trên trời” (Kinh Lạy Cha).
Khi viết thư cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô cũng nhắc nhở
cho họ tư tưởng này :”Quê hương chúng ta
ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu
chúng ta” (Pl 3,20).
Theo tư tưởng của thánh Phaolô, Đức Giêsu Kitô sẽ đến cứu
chúng ta, sẽ đem chúng ta về trời như lời Ngài Hứa :”Để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó với Thầy”. Nhưng khi nào Đức Giêsu mới đến đem chúng ta
về trời ? Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe đã trả lời cho chúng ta câu hỏi đó.
Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn để nói với chúng ta :”Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy
sáng trong tay, và hãy làm như người đợi ông chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về
gõ cửa, thì mở ngay cho chủ” (Lc 12,35-36).
Chúa sẽ đến với chúng ta bất cứ lúc nào, không ai biết vì
Ngài ví giờ chết đến bất ngờ như kẻ trộm, phải tỉnh thức. Công việc của chúng ta là phải chuẩn bị sẵn sàng. Nếu Chúa đến bất ngờ mà chúng ta đã sẵn sàng
đón Chúa thì Chúa sẽ thưởng công cho, sẽ đem vào dự bàn tiệc thiên quốc.
Ngược lại, nếu chúng ta đang mê ngủ, không sẵn sàng tỉnh thức thì sẽ bị loại ra
ngoài, phải vào nơi khóc lóc nghiến răng.
Chúng ta có thể nói đời là một cuộc hành trình đi về quê
trời. Mỗi người phải làm một cuộc hành
trình trong đời, không ai làm thay cho ai được, cuộc hành trình đó dài hay ngắn
đều do Thiên Chúa ấn định. Cuộc hành
trình nào cũng phải được chuẩn bị kỹ càng, không ai khởi hành mà không biết
mình đi đâu, không ai khởi hành mà đi với hai bàn tay không, gặp chăng hay chớ.
Ra đi mà không có chuẩn bị là một sự
điên khùng.
Trái lại, trước khi khởi sự một cuộc hành trình, bao giờ
cũng phải nghĩ tới đích điểm, không lẽ lên đường mà không biết mình đi đâu.
Muốn có một điểm đến là phải lựa chọn, mà lựa chọn là day dứt. Sau lựa chọn là
phải quyết định mà quyết định bao giờ cũng căng thẳng bởi vì nó sẽ đưa đến một
hậu quả.
Đây là một chuyến đi quyết định và quan trọng. Một chuyến đi vĩnh viễn không bao giờ trở
lại. Một chuyến đi quyết định cho số phận đời đời của mình, ai dám khinh thường
?
Kinh nghiệm cho hay, khi một người định đi tham quan một
nước nào trong một thời gian, chắc chắn người đó phải chuẩn bị rất kỹ. Người ấy sẽ nói nhiều về nước đó, đọc nhiều
tài liệu về tập quán, phong tục của nước đó.
Nhưng nhiều người nói rằng hy vọng một ngày kia sẽ vào Nước
Trời, mà không bao giờ nói về nước ấy, cũng không đọc tài liệu hướng dẫn duy
nhất là Kinh Thánh, như thế làm sao nói được là có hy vọng hay là sẽ vào Nước
Trời.
Truyện
: Không chuẩn bị.
Một người có quyền thế danh vọng ở đời bỗng nhiên chết bất
ngờ. Người quản gia vội vàng báo tin cho thuộc hạ trong nhà tin buồn này.
Người ấy nói :
- Theo các anh thì ông chủ của chúng ta sẽ đi về đâu ?
Các thuộc hạ đáp :
- Ông ấy lên trời chứ đi đâu nữa ?
Người quản gia nói :
- Không đâu. Tôi chắc chắn ông ta không lên trời.
Những người thuộc hạ ngạc nhiên nói :
- Thường thì đi đâu xa, ông chủ của chúng ta thường nói về
nước sẽ đi đến và chuẩn bị rất là cẩn thận. Nước Trời là cõi xa xôi, nhưng tôi
không bao giờ thấy ông chủ của mình nói gì về nước đó, cũng không thấy ông ta
chuẩn bị gì cả. Làm thế nào mà ông ta vào Nước Trời được !(Giọt nuớc mắt cuối
cùng, tr 12-13).
Nhìn lá vàng rơi, ta nghĩ về cuộc đời lữ thứ. Cuộc đời sẽ
có ngày chấm dứt. Suy nghĩ về sự chết không làm cho chúng ta bi quan mà còn làm
cho chúng ta tin tưởng và phấn khởi vì quê hương chúng ta ở trên trời nơi Chúa
đang chờ đợi chúng ta. Ngày ra đi khỏi
trần gian này không phải là đi vào hư vô trống rỗng như những người không có
đức tin tưởng như thế, nhưng ngày đó là ngày phải vui mừng vì chúng ta được về
nhà Cha, ngày đó phải được coi là ngày sinh nhật trên trời.
Nhưng muốn được về nhà Cha thì phải có điều kiện, đó là
chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng
nghĩa là phải được chuẩn bị ngay dưới thế này.
Một lần nữa, chúng ta hãy đọc lại và suy gẫm lời Chúa dạy chúng ta trong
bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe :”Các con
hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay,
và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở
ngay cho chủ” (Lc 12, 3-4).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt