M Ù A V Ọ N G
____________________________________________
Dọn đường cho Chúa đến
Truyện mở đầu :
Vị
Tổng tư tế của thành phố Cairo (Algérie) kỷ niệm lễ sinh nhật của tiên tri
Mahomet bằng cách cho ngựa giẫm lên lưng của các tín đồ trong giáo khu. Đây là
một cuộc lễ tôn giáo ly kỳ nhất thế giới.
Mỗi
năm một lần, vào sáng sớm ngày thứ 12
của tháng 3 (được xem là ngày sinh nhật của tiên tri) vị Tổng tư tế lên ngựa đi
đến nhà thờ Saadiych, ngôi đền chính của thành phố Cairo. Trên con đường dẫn
đến ngôi giáo đường, các giáo dân, sau khi đã trải qua một đêm cầu nguyện để
thêm sức, nằm sát vào nhau, úp mặt xuống đất, chân duỗi thẳng ra và tay vòng
lên trên đầu. Con ngựa được hai người dắt, người thứ nhất giẫm chân lên đầu các
tín hữu, còn người thứ hai thì đạp lên chân của họ, trong khi đó bốn vó của
ngựa đạp nhàu lên thân thể họ. Vậy mà
ít khi có ai bị thương. Rủi có kẻ bị thương, thì kẻ ấy bị coi như là một người
có nhiều tội lỗi và phải ăn chay cầu nguyện dữ để chuộc tội.
(Vương
Tuấn Nhã Khoa, Chuỵện lạ quốc tế, 1974, tr 83)
Mỗi
ngày kỷ niệm sinh nhật của tiên tri Mahomet, các tín đồ của Hồi giáo đều chuẩn
bị tâm hồn lẫn thể xác để mừng lễ, đặc biệt tại thành phố Cairo với tục lệ mừng
lễ kỳ lạ như thấy ở trên. Ngày lễ sinh
nhậtä của Chúa Cứu thế Giêsu cũng sắp đến, chúng ta cũng cần phải dọn linh hồn
để mừng lễ. Chúng ta không có những tục
lệ dọn mình như các tín đồ thành phố Cairo nhưng chúng ta cũng không thiếu gì
cách để dọn mình. Điều chính yếu cần làm trong lúc này là phải
canh tân tâm hồn mỗi người.
I. TIẾNG VỌNG TRONG HOANG ĐỊA.
Cuộc
đón rước ly kỳ này nhắc chúng ta nhớ
đến việc dân Israel mong đợi Chúa Cứu thế đến, Đấng mà đã được các tiên tri
loan báo trước. Họ mong chờ Đấng Messia đến để giải thoát họ khỏi ách thống trị
của ngoại bang và đem dân họ lên làm bá chủ thế giới.
Trong
bầu khí sôi sục mong đợi, thánh Gioan Tẩy giả xuất hiện như một vị Tiền hô, một
đại tiên tri cuối cùng đến loan báo về Nước Thiên Chúa. Đấng Messia mà Gioan rao giảng không giống
như hình ảnh của một Messia mà dân Israel mong đợi. Đấng Messia của Gioan chính
là “người tôi tớ Giavê” mà tiên tri Isaia đã mô tả (x. Is 53), Ngài không đến để làm chính trị, không có
mục đích cứu riêng dân Israel cho khỏi ách thống trị của đế quốc La mã, nhưng
Ngài đến cứu cả nhân loại ra khỏi ách thống trị của ma qủi, của tội lỗi, và
khôi phục nhân loại vào tình trạng là con Thiên Chúa và được hưởng phúc trường
sinh bất diệt.
Chính
vì thế, Gioan đã xuất thần rao giảng trong hoang địa xứ Giuđêa rằng :”Hãy
hối cải, vì Nước Trời đã gần bên rồi” (Mt 3,17). Gioan loan báo cho
dân biết rằng giờ nghiêm trọng đã điểm và Nước Trời mỗi ngày mỗi gần.
Cái từ “Nước Trời đã đến gần” có ý nói rằng Chúa Cứu thế đã gần
đến, Đấng đã được loan báo trong sách tiên tri Isaia rằng :”Này, Ta sai sứ
thần Ta đến trước mặt Ngài. Có tiếng kêu trong hoang địa : Hãy dọn đường
Chúa, san bằng nẻo đường Ngài” (Mc 1,2-3).
Mỗi
khi có một vị khách lớn đến, người ta phải dọn đường, trang hoàng nhà cửa, tiền
hô hậu ủng, đón rước với những tiếng hoan hô chúc tụng, với rừng cờ xí đủ
mầu, với vẻ tưng bừng náo nhiệt của
hàng ngàn vạn người. Vị khách càng lớn,
người ta càng phải chuẩn bị kỹ càng để đón rước. Đấng Cứu thế là một vị khách
vô cùng cao trọng, Ngài là Con Thiên Chúa đến với nhân loại, không phải đến
thăm xã giao như các chính khách đến thăm các nước bạn, nhưng Ngài đến để đem
ơn cứu rỗi cho nhân loại. Ngài sẽ phó nộp mình chịu chết và chết trên thập giá
để chuộc tội thay cho nhân loại đang sống quằn quại dưới ách thống trị của ma
qủi và tội lỗi.
Nước
Thiên Chúa gần đến không phải là nước trần gian nhưng là nước thiêng liêng, nên
việc dọn đường đón Chúa cũng phải có tính cách thiêng liêng. Thánh Gioan đã rao
giảng sự thống hối và phép rửa, vì thế,
có nhiều người từ Giêrusalem và cả xứ Giđea cùng khắp vùng lân cận
sông Giordan đến xin chịu phép rửa với
Gioan tại sông Giordan. Việc chịu phép rửa nơi Gioan chỉ có ý nghĩa tượng
trưng, nó chỉ cho thấy con người ăn năn
thống hối về tội lỗi mình và cố gắng cải tà qui chính, trở về với Chúa.
Vậy
việc dọn đường theo lời rao giảng của Gioan Tẩy giả là chính việc canh tân tâm
hồn mình. Con đường cần dọn dẹp đây
chính là lòng chúng ta với bao tội lỗi và nết xấu, cần phải được sửa trị để
lòng ta được trở nên một con đường phẳng phiu, được trang hoàng lộng lẫy để đón
tiếp Chúa Cứu thế đến lần sau hết trong ngày Phán xét chung và đến với chúng ta
mỗi ngày trong thánh lễ. Trong cái nhìn đó, Giáo hội muốn lợi dụng mùa Vọng này
thúc giục ta sửa soạn tâm hồn để mừng lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12
sắp tới.
II. HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA.
1.
Những con đường thế giới.
Trên thế
giới có biết bao con đường, đường bộ, đường thủy, đường hàng không với bao
nhiêu cấu trúc tân kỳ. Những con
đường đó có thể ngắn, dài, rộng, đẹp, xấu.
+
Con đường dài nhất : con đường xe tự động đi được và dài nhất thế giới là xa lộ
liên Mỹ (Pan American) dài 13.859 dặm
Anh, đi từ Anchorage (Alaska) tới nam bộ Chí lợi.
+
Con đường rộng nhất : đó là con đường Monumenta Axis, rộng 2 km từø Municipal
Plaza (tức công trường thành phố tới công trường Tam quyền (Hành pháp, lập pháp
và tư pháp) ở Brasilia, thủ đô Ba tây.
+
Con đường hẹp nhất : là con đường Saint John ở La mã, chỉ rộng bằng một mành
ảnh tivi 19 inches.
+
Đường phố dài nhất la Figueres Street dài 30 dặm Anh từ Pasadena Đại lộ
(Colorado) tới xa lộ bờ biển Thái bình dương.
+
Nhiều đường sá : nước có nhiều xa lộ nhất là nước Mỹ với 3.6697950 dặm Anh xa
lộ kể vào tháng giêng năm 1967.
Con
đường thế giới có nhiều, mỗi con đường chỉ dẫn tới một đích, và có bao nhiêu
đường thì có bấy nhiêu đích. Nếu người
ta nói :”Tous les chemins conduisent à Rome” thì chúng ta cũng có thể nói rằng
có nhiều con đường dẫn tới Chúa. Nếu
mỗi con đường vật chất dẫn đến một mục đích khác nhau thì con đường thiêng
liêng không thể đi đến những đích khác nhau, nhưng phải qui về một đích. Đích điểm đó là chính Thiên Chúa.
Thiên
Chúa đã dựng nên tất cả cho con người. Con người có quyền trên mọi tạo vật,
nhưng tất cả chỉ có mục đích giúp con người tiến tới Chúa. Các vật thụ tạo đều
nói lên tình yêu của Chúa đối với con người.
Con người phải dùng tạo vật như bàn đạp tiến tới Chúa. Vì thế, mọi con đường trên trần gian này chỉ có một
hướng, một đích điểm mà chúng đưa ta đến. Đích điểm ấy không là gì khác ngoài
Thiên Chúa.
2.
Con đường tình yêu.
Con
đường dẫn ta đến với Chúa chỉ có một chiều, và con đường ấy phải được gọi là
“Đường Tình yêu”. Thiên
Chúa vì yêu thương thế gian nên đã xuống thế chịu chết chuộc tội cho con người
tội lỗi. Nhìn lại lịch sử loài người, ta thấy Thiên Chúa đã hành động, và hành
động dưới động lực của tình yêu. Nếu Ngài không thương yêu ta thì đã chẳng dựng
nên tạo vật cho ta, và cũng chẳng dựng nên ta, Ngài cũng chẳng chịu chết cho ta
làm gì. Nhưng tình yêu vô cùng của Chúa
đối với ta đã thôi thúc Ngài hành động như thế.
Thiên
Chúa được thánh Gioan định nghhĩa là “Tình Yêu” (1Ga 2,16), nên bản chất của
đạo Công giáo cũng phải là đạo tình yêu. Chẳng thế mà khi có người Biệt phái
đến hỏi Chúa xem giới răn nào trọng nhất trong đạo thì Chúa đã khẳng định ngay :”Ngươi
phải kính mến Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng hết linh hồn, hết trí
khôn ngươi” (Mt 22,37), và Ngài cũng tiếp :”Ngươi phải thương yêu
anh em như mình vậy. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai khoản luật
đó mà ra” (Mt 22,339-40). Như vậy,
con đường giữa Chúa và ta cũng như giữa ta và tha nhân chỉ là một con
đường duy nhất; và con đường ấy được gọi là “Con đường Tình yêu”.
3.
Con đường bị chia cắt.
Con
đường giữa Chúa vànhân loại rất đẹp, rất thơ mộng. Còn gì đẹp bằng con đường “Tình
yêu”. Nhưng con gười tự nhiên thay lòng
đổi dạ, không muốn duy trì con đường tốt đẹp ấy, đã cam tâm cắt đứt con đường
ấy bằng cách phạm tội nghịch cùng Chúa. Chính tổ tông chúng ta đã cắt đứt con
đường ấy, và ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục duy trì sự chia cắt ấy mỗi khi phạm
tội. Nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương con người. Ngài đã sai Con Một xuống thế
để nối lại con đường ấy, và Ngài chỉ muốn con người chúng ta đừng bao giờ chia
cắt lại con đường ấy. Chính nhờ việc giáng sinh cứu chuộc này mà con người
chúng ta được hưởng bao nhiêu hồng ân của Thiên Chúa. Nếu chúng ta duy trì mãi
con đường bị chia cắt này thì làm sao ơn Chúa có thể đến với chúng ta được.
Truyện : Con đường sắt
Thống nhất.
Chúng
ta có một con đường sắt xuyên Việt từ Hà nội đến Sàigòn. Năm 1895 đường Hà nội – Sài gòn dài 1730 km
được khởi công và ngày 30.9.1936 toàn bộ tuyến xe lửa xuyên Việt được khai
thông. Nhưng từ năm 1945 chiến tranh
bùng nổ và đường xuyên Việt này bị gián đoạn... Sau khi đất nước được thống
nhất, con đường này cấp tốc được sửa chữa.
Theo
tài liệu thống kê cho biết : con đường này được sửa chữa cấp tốc với sự đóng
góp công sức của biết bao nhiêu người trong thời gian kỷ lục :
.
Bình quân số người làm việc mỗi ngày trên toàn tuyến đường là 70.000 người.
.
Đào đắp 2.000.000 mét khối đất.
.
Làm lại 475 chiếc cầu và sửa chữa 250 cái khác với tổng số chiều dài là 20.000
mét.
.
Sửa chữa 7 hầm có đường sắt chạy qua, dài 1442 mét.
.
Xây dựng 150 nhà ga với 115.000 mét vuông nền ga.
.
Đặt 1686 km đường dây thông tin.
.
Đặt mới 660 km đường ray.
.
Sản xuất 400.000 mét khối đá các loại.
.
Gia cố chế tạo, sửa chữa 20.000 tấm dầm cầu.
.
Sản xuất 70.000 mét khối gỗ.
.
Sản xuất 1 triệu thanh tà vẹt và 20.000 tấn phụ kiện.
.
Vận chuyển một triệu tấn vất tư.
Hai
chuyến tầu suốt khánh thành đường sắtThống nhất khởi hành từ thủ đô Hà nội và
thành phố Hồ chí Minh hôm 31.12.1976 đã đến nơi ngày 4.1.1977 sau khi vượt
qua1730 km với 22 hầm dài 8596 mét.
(Báo
Công giáo và dân tộc số 81,82,83, tr 7)
Công
việc sửa chữa con đường sắt Hà nội – Sàigòn không phải là không đòi hỏi nhiều
hy sinh khó nhọc. Nhưng sau những hy sinh vất vả đó chúng ta có một con đường
thống nhất, một phương tiện di chuyển thích hợp với thời đại làm cho hai miền
Nam Bắc đã bị gián đoạn lâu năm được gần lại với nhau, nền kinh tế cũng do đó
được phát triển mạnh hơn.
4.
Sửa lại con đường của lòng mình.
Chúa
Cứu thế không đến bằng con đường mà vua vhúa thế gian vẫn đi, nhưng Ngài đi
bằng con đường khác : con đường thiêng liêng. Chúa Cứu thế đi vào lòng ta. Lòng ta, được coi như một con đường. Con
đường đó tốt hay xấu, gồ ghề hay bằng phẳng là do ta định liệu. Nhưng nói cách
chung, không ai dám bảo con đường của lòng mình là phẳng phiu, đẹp đẽ vì ai đã
chẳng phạm tội, ai không có tính hư nết xấu ?
Ta chỉ có thể nói rằng lòng mình hoàn toàn đẹp đẽ khi trong lòng ta
không còn vết nhơ tội lỗi, nhưng ai dám bảo như thế ? Ai dám nói như thế thì tỏ ra họ là con người tự phụ và nói dối.
Nếu
đã nhận biết mình có tội thì việc cần kíp là phải sửa ngay lòng mình cho khỏi
lồi lõm, nghĩa là khử trừ hết mọi tội còn lại trong lòng và trang hoàng bằng
những nhân đức. Con đường này mới khó sửa chữa vì nó đòi phải có nhiều cố gắng
bền chí.
Truyện : Đả đảo núi
Alpes.
Đời
sống của hoàng đế Napoléon cho ta một gương sán lạn về ý chí mãnh liệt để thắng
tất cả những cản trở. Hoàng đế đã thắng nhiều nước, đã chinh phục nhiều dân.
Khi ngài định cho quân vượt qua dẫy núi Alpes, có người đến nói trước mặt ngài
rằng :”Không thể nào đem quân đi qua dẫy núi hiểm trở này được”. Ngài nói :”Nếu đúng thế, ta đả đảo núi
Alpes”. Thế là ngài sai làm con đường ở
Simplon. Qua một miền mà từ trước tới
nay chưa hề có bước chân người nào bước tới.
Ý chí sắt thay ! Nếu thêm vào ý
chí sắt ấy một nhân đức của tâm hồn, nếu Napoléon đã thắng được tính ích kỷ vô
bờ bến của ngài, thì chắc chắn bậc vĩ nhân ấy không đến nỗi sẽ trông thấy những
ngày sau bi ai. Dù sao, về phương diện ý chí, ta vẫn có thể coi ngài như một
mẫu gương.
(Tihamer
Toth, Chí khí người thanh niên, in lần 2, tr 61).
Thực
sự con đường này, dẫy núi Alpes ngày xưa đã có lần tướng Hannibal đưa quân đi
qua. Các bậc vĩ nhân gặp nhau ở chỗ đó.
Đối với Napoléon, vượt qua núi Alpes không khó mấy, chỉ có chí một chút là
được. Nhưng vượt qua được con đường của
lòng mình mới là chuyện khó. Thất thế,
sau khi đã thắng được cả Âu châu một cách dễ dàng, Napoléon đã có lần
nhìn vào con người mình mà thốt ra một câu danh tiếng này :”Thắng được cả Âu
châu còn dễ hơn là thắng được mình”.
Sửa
được con người của mình không phải là chuyện dễ, nó đòi hỏi phải cố gắng không
ngừng, nhưng không phải không thể được, vì như nhà chí sĩ Nguyễn bá Học đã nói :”Đường
đi không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e
sông”. Người đời ai cũng nhận thấy việc sửa trị con người mình là một việc
khó khăn, nhưng thánh Augustinô lại nói “Nếu ông kia bà nọ làm được,
tại sao tôi lại không” ? Nếu có chí
công việc ắt sẽ thành công :
Đào
sông thông bể cả,
Đội
đá vá trời xanh,
Việc
đời không gì khó,
Có
chí tự nhiên thành
Công
việc trên chính thánh Francois de Sales đã làm. Khi ngài nghe tin phong thánh cho thánh Francois Xavier, liền nói
:
-
Đó là thánh Francois thứ ba, tôi sẽ là Francois thứ bốn..
Quả
thực, bây giờ trong hàng hiển thánh công giáo, ngài là Francois thứ bốn.
III. HÃY CANH TÂN ĐỜI SỐNG.
1.
Canh tân và cách mạng.
Người ta
thường nghe nói tới cách mạng, canh tân và canh cải. Canh tân, canh cải khác
với
cách mạng vì nó luôn giữ lại cái
gì cũ mà thay đổi một chút gì cho phù hợp, cho hoàn thiện hơn. Còn cách mạng
thì có tính cách thay đổi hoàn toàn và toàn diện để thay thế bằng một cái gì
mới mẻ tốt lành và hoàn hảo hơn.
Theo
tự điển Đào duy Anh, cách mạng hay cách mệnh theo nghĩa cũ là đổi mệnh vua (vua
chịu mệnh trời), đổi triều vua, ví dụ Thang, Vũ cách mệnh. Hiện nay cách mệnh nghĩa là đổi chế độ cũ và
xấu, dựng nên chế độ mới mà tốt. Nói chung, ngày nay, cách mạng là thay đổi một
chế độ chính trị xấu mà xây dựng một chế độ chính trị tốt hơn. Thường nói đến cách mạng là người ta nghĩ
ngay đến cách mạng chính trị. Nhưng không nhất thiết cách mạng phải đi đôi với
chính trị. Cách mạng đúng ra chỉ là thay đổi cái gì trong đời sống con người,
như vào thế kỷ 18, khoa học đã bước một bước nhảy vọt, người ta đã có một cuộc
cách mạng về kỹ nghệ. Ngoài ra người ta
cũng có thể làm một cuộc cách mạng bản thân, nghĩa là thay đổi nếp sống cũ xấu
xa để thay thế vào một nếp sống mới tốt đẹp hơn.
Trong
khuôn khổ của bài này, chúng ta chỉ đề cập đến việc canh tân con người của
mình. Vì “DỌN ĐƯỜNG” là gì ? Là sửa sang cho gọn gàng, làm cho con đường bớt gồ
ghề, lồi lõm, mà phải sửa lại cho phẳng phiu chứ không có tham vọng làm lại một
con đường mới thay thế con đường cũ.
2. Canh tân
con người cũ.
a) Hai
thế lực xung khác.
Thánh
Phaolô đã nói lên cái thực tại của tội lỗi ở trong ta.
Ngài nhận thấy có hai thế lực
xung khắc nhau đang diễn ra trong lòng ta. Chính sự xung khắc gay go này làm
cho Ngài đau khổ. Vì thế, trong bức thư mục vụ gửi cho các tín hữu Roma Ngài
nói:
“Cảnh
nội chiến ở trong ta,
Luật
là luật thiêng liêng,
Còn
tôi, là vật có da thịt đã bị bán cho uy quyền của tội ác.
Thật
vậy, tôi làm sự gì tôi không hiểu, bởi vì tôi không làm cái tôi muốn, nhưng
trái lại tôi
làm
cái tôi ghét...
Và
nếu tôi làm cái tôi không muốn, ắt không phải tôi hành dộng, nhưng thực ra cái
tội ở
trong
tôi nó xúi giục tôi. Tôi đã khám phá ra luật này : khi nào tôi muốn làm sự
thiện, thì
cái
ác hiện ra với tôi. Tôi yêu thích luật
Chúa theo sở nguyện của con người nội tâm,
nhưng
tôi lại nghiệm thấy một luật khác trong máu thịt tôi chiến đấu cùng luật của lý
trí và
xiềng
xích tôi vào luật của sự tội ẩn náu trong thân thể tôi.
Ai
giải phóng cho tôi được thoát khỏi cái xác này vì nó nộp tôi cho thần chết” (Rm
7,14-24)
Trước
hai thế lực xung khắc nhau diễn ra trong con người mình, ta thấy chúng mời gọi
ta. Cả hai thế lực đều hấp dẫn, làm ta
lưỡng lự không biết theo đàng nào. Ta
giống như thần Hercule trước khi chọn con đường đi.
Truyện : thần Hercule
trước ngã ba đường.
Hercule,
trong thần thoại Hy lạp, một lần đứng giữa ngã ba đường và tự hỏi xem đi về
đâu. Một người nói :”Hãy theo tôi, đây
là con đường thoải mái, hạnh phúc và lối đi dễ dàng”. Người thứ hai nói :”Đây là con đuờng cố gắng, nỗ lực, khó khăn.
Tuy là đường khó khăn, nhưng đưa tới hạnh phúc”. Hercule đã chọn con đường khó khăn và quả thực ông khôn ngoan...
(W.J.
Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 69)
b)
Lột bỏ con người cũ.
Elbert
Hubbard nói :”Người nào cũng là kẻ chí ngu ít ra trong 5 phút mỗi ngày. Bậc
thánh là kẻ cố gắng và thành công trong sự không để cái ngu của mình vượt
quá thời gian ấy” Thực thế,
thánh Tông đồ Dân ngoại đã nói lên chân lý ấy rồi :”Tôi ăn ở như một người ngu,
còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể”.
Con người
cũ của chúng ta thì đầy rẫy tội lỗi và khuyết điểm vì Kinh thánh nói : “Người
lành thánh mỗi ngày có thể sai lỗi tới 7 lần”, thì ta lại không bao giờ có lỗi
sao ? Sự sai lỗi là cái gì thường tình
xẩy ra cho con người, ta không lấy gì làm lạ. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là phải
cố gắng sửa đổi các tội lỗi và khuyết điểm đó.
Thánh
Tông đồà Phaolô thôi thúc ta lột bỏ con người cũ đi, như lột bỏ một chiếc áo
rách, dơ bẩn, đầy uế khí, và mặc lấy người mới như mặc lấy chiếc áo lễ trọng.
Nếu ta thích bỏ áo cũ mà mặc áo mới, thì trái lại, ta rất sợ, rất ái ngại, bực
dọc, ray rứt khi nghe nói phải bỏ người cũ mặc người mới. Ta có ấn tượng như bị
lột da.
Lột
da ? Nghe nói thì dễ sợ thật. Nhưng để
được đứng thẳng trên hai chân, để có đủ điều kiện kháng cự với sức phá hoại của
thời gian trong dăm bảy chục cái xuân thu, ta phải mỗi năm mỡi lột da. Ngày trước, người ta nói rằng cứ mỗi 7 năm,
cơ thể con người ta được trùng tu lại một lần hoàn toàn mới. Các nhà khoa học
ngày nay không nói 7 năm, mà chỉ nói một năm thôi. Mỗi năm một lần, các bộ phận trong cơ thể của ta, được lần lượt
tháo gỡ bỏ đi hết, kỹ lưỡng hơn gấp mấy các bác thợ ráp sửa xe, và được thay
thế bằng những bộ phận hoàn toàn mới.
Các nhà khoa học còn cho biết da người sẽ thay đổi hoàn toàn mỗi 27 ngày
(Báo Thời nay 4.12.1974).
Rắn
già rắn lột. Con người thì già trẻ gì cũng lột. Chỉ trong vòng 12 tháng là ta
lột bỏ hết con người cũ với xương thịt của nó, và mặc lấy con người mới với
xương thịt mới hoàn toàn.
Thể
chất đổi mới. Tại sao luật ấy lại không
được áp dụng cho tâm linh ? “Hãy lột
bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới. Hãy để Thần khí Thiên Chúa canh
tân đến tận tâm linh của các con” (Eph 4,22,24).
(Vũ
minh Nhiễm, Sống sống, 1971, tr 373-375)
Có
mới thì nới cũ ra,
Mới
để trong nhà, cũ để ngoài sân.
(ca dao)
Truyện : Đen trắng chỉ
sau một đêm
Tuần
san ngoại ngữ chuyên về huyền bí học trong số ra vào đầu tháng 6/1974 có loan
tin như sau :
...
Cũng như mọi buổi tối cô Kaninga-Muenda đi ngủ theo thường lệ trong một túp lếu
của gia đình cô, nằm bên sông Kasai (Phi châu), con sông này là nhánh của sông
Congo thuộc Bỉ trước kia. Nhưng... có điều hơi khác mọi tối là tối hôm đó cô
Kaninga thấy trong người nổi mụn nhỏ và rất ngứa ngấy khiến cô phải gãi suốt
đêm.
Cô
gái da đen này năm nay 12 tuổi và cô có cái bướu đàng sau lưng, tức là cô
Kaninga bị gù lưng.
Đến
sáng hôm sau khi cô Kaninga thức giấc thì không thấy ngứa trong mình nữa và khi
cô rửa mặt soi vào gương thì giật mình vì cô nhận thấy da cô không còn đen nữa
và cô đã biến thành cô gái da trắng, và cái tật gù đàng sau lưng cũng biến mất
từ lúc nào.
Tờ
tuần san Kapia xuất bản tại địa phương đã đưa ra tin kỳ lạ trên đây và nói thêm
các nhà sinh vật học đang cố gắng tìm hiểu sự thay đổi mầu da này (Theo giai phẩm EM).
+
Thay đổi mầu da là một chuyện khó xẩy ra, và câu chuyện đổi mầu da của cô Kaninga
ở trên là một chuyện hi hữu chưa từng thấy.
Nhưng thay đổi mầu da của tâm hồn là một việc dễ dàng, có thể xẩy ra như
cơm bữa. Hãy gột bỏ tư tưởng khỏi những điều ám muội. Những công việc ám muội
là của ma qủi. Chúng ta là con cái của Chúa phải thích ánh sáng. Gạt bỏ những
tư tưởng ganh tị, ghen tương, trả thù, chỉ trích, vu vạ cáo gian, nghi ngờ,
chia rẽ... Gột bỏ những tư tưởng ấy khỏi trí óc như gột bỏ những vết nhơ khỏi
quần áo.
Truyện : gột rửa được óc
kẻ phạm tội.
Tin
từ Toronto, tỉnh lỵ của Ontario (Canada) cho hay công cuộc giải phẫu để rửa óc
con người đã hoàn thành và minh chứng được ý nghĩ con người sẽ hoàn toàn thay
đổi bằng những tác dụng mạnh vào tinh thần của đương sự.
Các
nhà bác học Hoa kỳ đã nghĩ đến cách xử
dụng việc giải phẫu nói trên để gột rửa óc của những kẻ phạm trọng tội, biến
những kẻ khát máu này thành những “con chiên ngoan ngoãn”.
Giáo
sư James Mc Connel tại đại học đường
Michigan đã tuyên bố với báo chí :”Hiến pháp Hoa kỳ cho phép con người được tự
do hành động theo lý trí của họ thì để cho công bằng, hiến pháp cũng phải để
cho người ta được phép tiêu diệt những khuynh hướng giết người trong đầu óc
những kẻ sát nhân”.
+
Hãy bỏ đi tất cả để đến với Chúa. Trong việc từ bỏ, ta có thể từ bỏ được tất
cả, nhưng từ bỏ được chính mình là một điều không dễ chút nào, nhất là từ bỏ ý
riêng để tuân theo thánh ý Chúa. Hãy bỏ
đi những hành lý cồng kềnh làm cản bước đường đi tới Chúa. Trên con đường đi
tới Chúa, nếu chúng ta tham lam nhiều hành lý cồng kềnh qúa sợ sẽ bị mệt lả giữa
đường, không có đủ sức để tiến bước.
Đừng tham lam những của cải bên đường, đừng dừng lại ở đó để chiêm
ngưỡng chúng, sợ chúng ta sẽ bị cám dỗ và nản chí. Vì không ai có thể làm tôi
hai chủ, được chủ này rồi mất chủ kia. Có người cố được lòng cả hai chủ rốt cục
chẳng làm đẹp lòng ai cả (x. Mt 6,24).
Người ta đã nói như Kinh thánh nói trước :
Làm
trai thì ở cho trung,
Chớ
có hai lòng mà hoá dở dang.
(ca
dao)
Người
đời đã có nhiều kinh nhgiệm về những kẻ hai lòng. Không ai dùng được những hạng
đó vì rất nguy hiểm. Sau cùng họ phải thất bại chua cay.
Truyện : anh lính Ý và
tấm gương.
Một
quân nhân trong chiến dịch Ý đại lợi thuộc thế chiến thứ hai đi tìm những kỷ
niệm sau cuộc chiến. Ông ta muốn có gì nhắc nhở cho ông nhớ đến chiến dịch và
ông đã tìm thấy giữa đống đổ nát. Vật
đó là một chiếc gương lớn, cao bằng đầu ông ta và rộng gấp hai lần. Không hiểu
làm sao tấm gương đó không bị bể trong khi máy bay oanh tạc, nhưng đó là một kỷ
niệm tuyệt hay đối với trận chiến tranh.
Ông để lên lưng vác về. Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch, ông
đã lo che chở cho tấm gương khỏi bị mảnh bom, mảnh đạn. Đôi khi ông phải để lại
sau, nhưng rồi lại trở lại đem đi. Mọi việc ông làm đều tùy thuộc vào tấm
gương. Ông mất ăn, mất ngủ, mất sức, chỉ cốt làm sao mang theo tấm gương bất cứ
đi đâu. Một hôm tấm gương đã rơi và vỡ ra từng mảnh. Lúc ấy ông được thư thả để
lo việc binh đao. Người lính kia đã để
cho tấm gương trở thành chủ nhân ông của mình mà không có ai làm tôi hai chủ.
(W.J.
Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 139-140)
3.
Chúa Giêsu là gương mẫu cách mạng và từ bỏ.
Đức
Kitô không làm cuộc cách mạng chính trị, kinh tế hay xã hội, nhưng ngài làm
cuộc cách mạng bản thân. Ngài là Thiên Chúa, nhưng đã hạ mình xuống mặc lấy bản
tính yếu hèn của con người như tiên tri Isaia đã mô tả (x. Is 53). Ngài sống
như mọi người, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã chết để cứu chuộc loài người. Ngài đã
hoàn thành cuộc cách mạng thiêng liêng bằng cách đổ máu trên thập giá, không
phải máu của người khác nhưng máu của chính Ngài. Nhờ cuộc cách mạng vô
tiền khoáng hậu này mà cả nhân loại được thoát ách nô lệ của tội lỗi,
khỏi quyền lực của ma qủi, để trở thành con người tự do và trở thành con cái
Thiên Chúa, được thừa hưởng Nước Trời.
Do
đó, Chúa cũng kêu gọi ta theo gương Ngài để làm một cuộc cách mạng bản thân
theo bản hiến chương “Tám mối phúc thật” :
Phúc
cho những kẻ có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ.
Phúc
cho những kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp.
Phúc
cho những kẻ ưu phiền. vì họ sẽ được ủi an.
Phúc
cho những kẻ đói khát công chính, vì họ sẽ được no đầy.
Phúc
cho những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót.
Phúc
cho những kẻ sống trong sạch, vì họ sẽ thấy Thiên Chúa.
Phúc
cho những kẻ kiến tạo hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc
cho những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ.
(Mt
5,3-12 ; Lc 6,20-23)
Hiến
chương này có vẻ nghịch lý, không phù hợp với ý nghĩa và lối sống của người
đời, nhưng nó là những đòi hỏi thiết yếu, những điều kiện bất khả khuyết trong
đời sống thiêng liêng (x.Mt 19,21; Lc 12,21). Hạt giống không mục nát đi thì
không sinh hoa kết quả được (x. Ga 12,24).Cũng thế, không từ bỏ mọi sự, nhất là
không từ bỏ mình, từ bỏ cả mạng sống mình nữa thì sẽ mất tất cả. Nếu hy sinh cả mạng sống mình đi thì sẽ lấy
được mạng sống trong Nước Trời (x. Mt19,29; Mc10,19-30; Lc 18,28-30).
Những
tư tưởng trên đây đã được thánh Phanxicô Assisi diễn tả trong kinh Hoà bình mà
chúng ta đã hát nhiều lần. Xem ra những lời kinh ấy có vẻ nghịch lý nhưng đó là
một thực tại không ai chối cãi được trong phạm vi đời sống thiêng liêng.
Truyện
: củ phụ tử.
Có
lần tôi đến chữa bệnh ngứa tại phòng mạch ông lang Minh Đạo ở số 17 đường Cường
Để, thành phố Đà lạt. Ông lang cho
biết, trong các thứ thuốc ta, có một thứ giống như củ gấu rất bổ. Tên củ ấy là
“phụ tử”. Giống củ này phải biết cách
dùng, nếu không thì nguy cho tính mạng. Ông cho biết : nếu muốn uống củ đó thì
trước tiên phải ngâm với nước gạo một thời gian đã, sau đó mới dùng được. Nếu
không, sau khi uống vào thì các mạch máu bị đứng lại, da thịt trở nên thâm tím
và chỉ còn chờ chết. Nhưng, nếu người
ta lấy gậy đánh cho người uống thâm tím cả mình mẩy vào thì máu có thể lưu
thông được và mới hy vọng được cứu sống.
Đánh
cho thâm tín thân xác lại là một điều không ai chịu cả,nhưng nó lại là một điều
kiện để cứu sống. Dùng chính cái đau
khổ nhỏ để cứu gỡ khỏi cái đau khổ lớn hơn.
Từ bỏ là lột xác, mà lột xác là đau đớn, giống như trường hợp đứa bé ra đời mà không “cất tiếng khóc chào
đời”, thì người đỡ phải đánh mạnh vào đứa bé cho đến khi nó khóc. Khóc để làm
gì ? Chắc ai cũng đoán được mục đích
của tiếng khóc chào đời ấy. Cũng thế, muốn chiếm được Nước Trời, không phải chỉ
kêu vài ba câu :”Lạy Chúa” mà được vào, nhưng chỉ những kẻ phải cố gắng lắm mới
vào được :
Nước
Trời phải chịu bạo hành,
Chỉ
người hùng dũng mới dành được thôi.
(Mt
12,12)
Muốn
canh tân đời sống, ta phải làm một cuộc cách mạng toàn diện. Cuộc cách mạng này
đòi phải lột xác giống như con sâu phải lột xác để biến thành con bướm nhởn nhơ
muôn mầu sắc. Có ai quí con sâu không ?
Chắc không ai thích loài sâu vì chúng chỉ hiện hữu để phá hoại mùa màng, ai
trông thấy đâu thì tìm cách hủy diệt ngay.
Nhưng ngược lại, người ta thích nhìn những con bướm, và không ai nỡ sát hại
chúng. Chúng ta thử hỏi : con bướm trước kia cũng là con sâu, mà tại sao người
ta lại thích chúng ? Thưa vì chúng đã
lột xác để biến từ con sâu đáng ghét sang con bướm đáng yêu.
Muốn
biến con người cũ thành con người mới như con sâu trở thành con bướm, đòi chúng
ta phải làm cuộc cách mạng bản thân .
Đã là một cuộc cách mạng thì đòi buộc phải đổ máu. Chúa Giêsu đã hoàn
thành cuộc cách mạng trên thánh giá. Máu Ngài đổ ra đã rửa sạch tội lỗi nhân
loại và giao hoà giữa Thiên Chúa và nhân loại. Đây thật là máu giao ước vĩnh
cửu (Mt 26,28; Mc 14,24; Lc 22,20). Muốn canh tân toàn diện đời sống, chúng ta
cũng phải đổ máu ra, vì không đổ máu thì không có phần rỗi (Dt 9,22). Máu này
không phải thứ máu đỏ chảy trong huyết quản chúng ta hằng ngày nhưng là một thứ
máu thiêng liêng, máu của sự hy sinh từ bỏ, chịu đựng, chấp nhận mọi gian nan
thử thách, mọi đau khổ trong đời sống tinh thần và thể xác.
Muốn
đổi mới con người cũ để thành con người mới tốt lành thánh thiện là một điều
dễ, muốn bao nhiêu cũng được nhưng đem ra thực hiện thì mới là điêu khó bởi vì
tinh thần thì lanh lẹ mà thân xác thì nặng nề.
Truyện : con ngưỡi cũ và
mới.
Ngày
xưa, có một thành viên lớn tuổi của một cộng đoàn tôn giáo hay càu nhàu, gắt
gỏng và khó ưa.
Một
lần nọ, ông tham dự một cuộc tĩnh tâm xem ra rất có hiệu quả. Để tỏ ra mình đã hoàn toàn thay đổi sau cuộc
tĩnh tâm nhiều kết quả. ông gắn một tấm biển bên ngoài cửa phòng ghi câu :”CON
NGƯỜI MỚI sống ở đây, con người cũ đã
chết và đã được mai táng”.
Nhưng
sau vài tháng, những tính cách trước đây của ông lại bắt đầu xuất hiện. Vì thế có người viết vào bên dưới tấm biển ở
cửa phòng ông :”Ngày thứ ba, con người cũ sống lại từ cõi chết”.
(Lm
Bel San Louis, Vui sống với nụ cười, Manila, 2001, tr 115)
KẾT LUẬN
Mùa
Vọng là thời gian chúng ta dọn lòng để mừng lễ Giáng Sinh. Trong thời gian này, lời thánh Gioan Tẩy giả
còn vọng mãi trong lòng chúng ta là “Hãy dọn đường cho Chúa đến”. Chúng ta đã biết dọn đường đây chính là dọn
lòng chúng ta cho hết các tì ố tội lỗi, những khuyết điểm, những thiếu sót.
Biết là một chuyện, nhưng làm lại là chuyện khác. Con đường dài nhất mà chúng ta cần dọn cho bằng được là con đường
nào ? Con đường ấy là “con đường
từ đầu đến tay”, nghĩa là người ta biết tất cả, biết rất nhiều nhưng ít
khi đưa ra thực hành. Chúng ta đã biết
việc dọn đường đây chính là canh tân con người chúng ta, biết con người cũ với
đầy tội lỗi để biến sang con người mới thánh thiện hơn.
Nhân
dịp mùa Vọng này, chúng ta hãy rút ngắn con đường từ đầu xuống tay lại để làm
ngay một việc gì cụ thể. Con đường chúng ta đang dọn đây là “Con đường Tình
yêu”. Chúng ta phải làm sao cho con
đường này phải được phẳng phiu đẹp đẽ,
xứng đáng cho Chúa đi qua. Việc
dọn đường này đòi nhiều hy sinh, khó nhọc, nhưng một khi vì yêu Chúa mà dọn thì
không kể chi vất vả nữa.
Người
con trai mơ ước lấy được một nàng mà chàng yêu tha thiết, anh ta đã vạch ra một
chương trình kiến thiết đồ sộ và tráng lệ để dọn cho nàng một chỗ ở xứng đáng,
nên chàng đã nói:
Trên
trời có đám mây xanh,
Chính
giữa mấy trắng, chung quanh mây vàng.
Ước
gì ta lấy được nàng,
Thì
ta đem gạch Bát tràng về xây.
Xây
dọc rồi lại xây ngang,
Xây
hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
(ca dao)
Nếu
chàng trai đã biết dọn cho người yêu một kiến trúc xinh đẹp xứng đáng với nàng, chúng ta cũng phải
dọn cho Chúa Hài đồng một công trình kiến trúc đẹp đẽ như vậy. Chúng ta không cần phải kiến tạo những công
trình bằng vật chất như trưng dọn nhà cửa, làm hang đá... nhưng hãy dọn chính
lòng mình để biến lòng ta trở nên một cái nôi ấm áp cho Chúa Hài đồng ngự trong
đêm Ngài giáng sinh.
THƯỢNG VINH Ư THIÊN CHÚA
HẠ HOÀ Ư THIỆN
NHÂN
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Mùa Vọng 2003