Chúa Nhật 2 Mùa Vọng Năm
2019
Lời
Chúa trong thánh lễ có nhiều điều nói với các người trẻ. Vì vậy chúng ta cùng
các người trẻ suy nghĩ xem những lời ấy gợi lên trong chúng ta những ánh sáng
nào cho cuộc sống.
Nhưng
trước hết tôi muốn mượn một lời trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng về người trẻ
của Đức Thánh Cha Phanxico như kim chỉ nam cho những suy nghĩ này. Đức Thánh
Cha viết “Chúa Giêsu, Đấng trẻ
trung muôn đời, muốn ban cho chúng ta các trái tim trẻ mãi. Lời Chúa yêu cầu
chúng ta “vứt bỏ men cũ để các con trở thành bột nhào mới” (1 Cr 5: 7). Khi
giải thích ý nghĩa của việc mặc lấy sự trẻ trung “vốn là sự đổi mới” đó, (câu
10), ngài đề cập đến lòng “cảm thương, lòng tốt, lòng khiêm nhường và kiên
nhẫn, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau nếu có ai phàn nàn với nhau” (Cl
3: 12-13).)…”
Tiên
tri Isaia khi loan báo về Đấng Thiên Sai đã ví Ngài như một bông hoa mới nở từ
chồi Giêsê, hình ảnh của một người trẻ, nhưng là người trẻ “lấy đức công
minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền
lành trong xứ sở… lấy đức công bình làm dây thắt lưng, và lấy sự trung tín làm
đai lưng.” Vì người trẻ này đón nhận “thần linh của Thiên Chúa sẽ
ngự xuống”.
Khi
Gioan Tiền Hô ra làm phép rửa, ngài cũng ở trong độ tuổi rất trẻ, mới ngoài 30.
Nhưng là người trẻ đã chọn đi theo ơn gọi “là người mà Tiên tri Isaia đã
tiên báo: "Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa
đường Chúa cho ngay thẳng"”. Và luôn nhận biết mình chỉ là “lấy
nước mà rửa các ngươi, để các ngươi được lòng sám hối; còn Đấng sẽ đến sau tôi
có quyền năng hơn tôi và tôi không đáng xách giày Người.”. Một người trẻ
thẳng thắn và khiêm tốn.
Sau đó,
thánh Phaolo, có lẽ cũng là một người trẻ khi được Chúa chọn, đã luôn luôn cho
mình là người sinh sau đẻ muộn, người rốt hết trong hàng ngũ tông đồ, chỉ muốn
“theo gương Chúa Giêsu Kitô” để “nên đồng hình đồng dạng với
Người”, mà tiếp nhận và phục vụ mọi người trong sự kiên tâm và chịu đựng.
Nói
theo Đức Thánh Cha Phanxico thì “tuổi
trẻ đích thực có nghĩa là có một trái tim có khả năng yêu thương, trong khi mọi
thứ ngăn cách chúng ta với người khác làm tâm hồn già cỗi đi. Và do đó, ngài
kết luận: “trên hết, hãy mặc lấy tình yêu, vốn gắn kết mọi sự lại với nhau
trong một hòa hợp hoàn hảo””.
Nhưng
cũng như Isaia đã nói tuổi trẻ như vậy là công trình của Chúa Thánh Thần, mà
chính Gioan Tiền Hô cũng nói như thế khi loan báo “Đấng ấy sẽ rửa các
ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa.” Và là điều Thánh Phaolo cầu xin
cho các tín hữu “Xin Thiên Chúa, nguồn kiên tâm và an ủi, ban cho anh em
biết thông cảm với nhau theo gương Chúa Giêsu Kitô”.
Và theo
lời Đức Thánh Cha khi căn cứ vào chính đời sống Chúa Giêsu, một đời sống “chứng minh có sức gây cảm hứng cho tất cả những người trẻ đang
phát triển và chuẩn bị lãnh nhận sứ mệnh ở trong đời. Điều này liên quan đến
việc lớn lên trong mối liên hệ với Chúa Cha, trong ý thức trở thành một phần
của gia đình và dân tộc, và trong việc cởi mở để được đầy dẫy Chúa Thánh Thần
và được dẫn tới việc thi hành sứ mệnh mà Thiên Chúa ban cho họ, ơn gọi bản thân
của họ”.
Và vì vậy
ngỏ lời với các bậc có bổn phận đồng hành với người trẻ, trong đó có cha mẹ, có
các thầy cô, có các linh mục, tu sỹ Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Không nên tạo ra những dự án cách ly những người trẻ khỏi gia
đình và cộng đồng lớn hơn, hoặc biến họ thành thiểu số ưu tuyển, được bảo vệ
khỏi mọi ô nhiễm. Thay vào đó, chúng ta cần các dự án có thể củng cố họ, đồng
hành cùng họ và thúc đẩy họ gặp gỡ người khác, dấn thân vào việc phục vụ quảng
đại, vào sứ mệnh.”
Kết luận
cho những suy nghĩ trên đây chúng ta thấy cần chung tay làm ra những gia đình Hội
Thánh Tại Gia, những giáo họ, giáo xứ và cộng đoàn là chi thể sống động của Hội
Thánh Địa Phương, nơi Chúa Thánh Thần luôn đổ tràn tinh thần hiệp thông trong
Yêu Thương của Chúa, để người trẻ được lớn lên trong “khôn ngoan và thông
suốt… sức mạnh… hiểu biết và đạo đức, và biết kính sợ Thiên Chúa.”.
Lm.
Giuse Nguyễn Hữu Duyên