Bầu khí của đại lễ Vượt qua mỗi năm khiến
người Do thái thời Chúa Yêsu chẳng những rộn ràng vui mừng mà còn sôi sục suy
nghĩ , ước mong. Một mặt tâm trí họ nhớ về quá khứ , với những giai đoạn dân tộc họ bị khốn đốn rối được
Thiên Chúa giải cứu (như hồi ở Ai cập,
hồi ở Đất hứa chiến đấu với kẻ thù chung quanh, hồi bị lưu đầy ở Babylon) nhớ
về quá khứ với những lúc khổ do
nguyên nhân xã hội, chính trị, và những lúc khổ do cha ông họ phạm tội,
bị Thiên Chúa trừng phạt, và phía con
người phải có sự sám hối sửa mình, phải có tế lễ hy sinh mới có sự tha thứ và
bình an. Mặt khác , họ hướng về tương lai, mong chờ một Đấng Thiên sai
đến cứu độ họ. Đối với nhiều người, cứu độ chính là giải phóng khỏi ách
đô hộ ngoại bang và cuộc sống đang nghèo khổ khó khăn. Đối với một số người
khác, cứu độ là cứu khỏi tội lỗi. Bởi vì sau nhiều thế kỷ và qua nhiều vị ngôn
sứ, họ đã được dạy dỗ về nhiều khía cạnh khác nhau của ơn cứu độ : từ khía cạnh
cụ thể, vật chất, đến khía cạnh thiêng liêng, tinh thần.
Cũng như họ, Đức Yêsu nghĩ nhiều đến vấn đề cứu
độ. Nhưng đối với Ngài, cứu độ chủ yếu là giải quyết vấn đề tội lỗi và những thiếu sót trong liên hệ của con
người với Thiên Chúa . Đó là những nguyên nhân đưa đến tình trạng nô lệ và
nỗi bất hạnh mới của con người, còn nguy hiểm hơn nỗi khổ ở Ai cập hay ở
Babylon xưa, vì sẽ dẫn tới cái chết tâm linh và đời đời. Trước mắt Ngài, Ngài
đang trông thấy nhiều thứ tội như : bất trung với giao ước, sống ngược các giới
răn, các đòi hỏi và tinh thần của Giao ước, thiếu sót trong việc tôn thờ Yavê,
trong việc tế lễ… Để cứu độ nhân loại, theo sứ mạng Ngài nhận từ Cha, Ngài sẽ
phải dổ máu để rửa sạch tội lỗi, để tái lập Giao ước, để Thiên Chúa giao hoà nhân loại với Người và ban mình cho
con người.
Đó là những điều Ngài sẽ thực hiện không phải
bằng phương tiện bên ngoài mình, mà bằng chính con người của Ngài. Cứ theo
những hành vi và lời nói của Ngài được các bài đọc hôm nay kể lại, thì trong bữa
Tiệc ly Ngài ăn với các tông
đồ
+ Ngài đã mừng lễ Vượt qua cùng
với dân tộc Ngài, nhưng xưa kia, tổ tiên họ được cứu khỏi nguy cơ diệt vong
trong Ai cập nhờ máu con chiên Vượt qua, còn giờ đây nhân loại được cứu
nhờ chính Ngài : Ngài vừa là Người
Tôi tớ thống khổ của Yavê mang lấy
tội lỗi nhân loại, vừa là Con chiên tinh tuyền đổ máu để tẩy sạch tội
lỗi, đúng như lời tiên báo của một số ngôn sứ
+ Như xưa kia ở chân núi
Sinai, Môsê dùng máu tế vật thiết lập Giao ước, nay Ngài dùng chính máu mình để Giao ước mới
được ký kết, Thiên Chúa giao hoà nhân
loại tội lỗi với Người và tha thứ tội
lỗi, đúng như Ngài nói về chén rượu “chén này là Tân ước trong Máu Ta”
+ Và qua việc ban Mình và Máu,
qua việc cúi xuống rửa chân cho các tông đồ, Ngài diễn tả sự Ban Mình của Thiên Chúa , diễn tả Quà
tặng lớn lao nhất, đó là Thiên Chúa
ban chính Con Một yêu dấu của Người cho nhân loại
+ Cuối cùng, Bữa Tiệc ly trở
thành Bữa tiệc cánh chung của
Nước Trời, trong đó con người được đồng bàn với Thiên Chúa , được hiệp thông sự
sống thần linh của Thiên Chúa , qua chính lương thực là Mình Máu Đức Yêsu, Con
chiên Vượt qua
Tóm lại, những hành vi và lời nói của Đức Yêsu trong Bữa tiệc ly mang
rất nhiều ý nghĩa, và làm ứng nghiệm rất nhiều lời báo trước và nhiều hình ảnh
của Cựu Ước về Thời Cứu rỗi, về Đấng Thiên sai.
Giờ đây, khi tham dự Phụng vụ, chúng ta chiêm ngắm chính Đức Yêsu –
Đấng sẽ tự nguyện hiến dâng mạng sống, làm Người Tôi tớ, làm Con chiên Vượa
qua, làm hy tế tinh tuyền – để thực hiện việc cứu thế : cho mọi người được tha
tội,được vượt qua thế gian mà về cùng Thiên Chúa . Noi gương khiêm nhường và
quảng đại của Ngài trong việc ban Mình và rửa chân cho các tông đồ, chúng ta
nhìn lại cách cư xử của mình với tha nhân. Chúng ta cũng thêm lời cầu nguyện
cho hàng giáo sĩ, cho các Dức giám mục và các linh mục, những vị được Chúa chọn
làm đại diện Chúa để hằng ngày dâng lễ tế lên Thiên Chúa và nhân danh Người, tha tội cho anh chị em
mình. Xin cho các vị ấy xứng đáng là những Đức Kitô khác, và tích cực cộng tác
với Ngài trong công cuộc cứu thế. (Và trong Năm Thánh Thể, chúng ta đặc biệt
cảm tạ Chúa đã thiết lập bí tích Thánh thể để ở cùng ta và tiếp tục cứu độ ta)
Lm. Antôn Trần Thế Phiệt, DCCT