- một lối theo kiểu pháp lý,
kiểu luật xã hội hay toà án đời
- một lối theo cái nhìn của
Thánh Kinh
+ Lối trình bầy thứ nhất cho
rằng
- khi tổ tông loài người và tiếp
theo đó là con cháu họ phạm tội, là đã xúc phạm đến Thiên Chúa . Sự xúc phạm
này nặng nề vô cùng, vì xúc phạm đến chính Thiên Chúa là Đấng cao trọng vô cùng
- để đền bồi sự xúc phạm vô
cùng này, phải có một ai tạo được một công nghiệp vô cùng, bằng cách chịu hình
phạt tương xứng với sự xúc phạm
- về vấn đề này, chẳng con
người nào đủ điều kiện. Chỉ một mình Đức Yêsu – Đấng vừa là người vừa là Thiên
Chúa - mới có những việc có giá trị vô
cùng
- vậy Đức Chúa Cha đã bắt Đức
Yêsu chịu thương khó thay cho loài người, chịu một cách vô cùng đau đớn nhục
nhã, mang lấy hình phạt đọa đày, bị Thiên Chúa
bỏ rơi nguyền rủa, nhờ đó Đức Chúa Cha nguôi giận, chấp nhận sự đền bồi
và tha thứ cho cả nhân loại
- quan niệm này dựa vào một số
ý tưởng thấy xuất hiện trong Thánh Kinh như : Đức Yêsu phải gánh tội thiên hạ,
phải đền thay, phải trả giá đắt mới chuộc được con người, Thiên Chúa đã xoá sổ nợ do tội làm ta mắc với Thiên
Chúa …
Thế nhưng lối trình bấy này
không đúng
- vì làm cho người ta hiểu
Thiên Chúa là Đấng độc ác, không còn là
Người Cha yêu thương
- vì làm như có chia rẽ, có
căng thẳng tâm lý trong Ba Ngôi,, trong khi Ba Ngôi luôn luôn hiệp nhất nên một
- vì đi ngược lại màu nhiệm
cứu độ là màu nhiệm Tình thương
- và vì nhiều lý do khác nữa
Còn lối trình bầy thứ hai đúng
sự thật của màu nhiệm cứu độ hơn. Theo lối trình bầy này
+ cái chết của Đức Yêsu có
tính cách cứu độ vì nó do tình mến tuyệt đối của Đức Yêsu
- khi chịu thương khó và chịu
chết, Đức Yêsu đã tỏ ra yêu mến Chúa Cha trên hết mọi sự , vâng phục Chúa Cha
tuyệt đối, lấy chính mạng sống mình làm bằng chứng cho tình mến của mình đối
với Chúa Cha , làm cách thức đáp trả trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, không từ
khước Cha như con người phạm tội, do đó đã xoá tội, đền tội
- khi chịu chết, Đức Yêsu đã
chết hoàn toàn cho con người xác thịt, cho cái tôi ích kỷ, trở nên hoàn toàn
trống rỗng nơi mình, để mở ra cho Thiên Chúa , sãn sàng đón nhận Thiên
Chúa và sự sống của Thiên Chúa
- khi chịu chết, Đức Yêsu tỏ
lộ hết mức tư cách làm con, Ngài hoàn toàn ưng thuận để cho Chúa Cha là tất cả
, để cho Chúa Cha sinh ra Ngài, dẹp bỏ mọi cản trở đối với Cha
- đồng thời khi chịu chết, Đức
Yêsu chứng tỏ Ngài yêu thương nhân loại , hy sinh vì nhân loại hết mức.
Chính vì những ly do đó, cái
chết của Đức Yêsu cứu độ được nhân loại
+ Cái chết của Đức Yêsu có
tính cách cứu độ còn vì nó đánh dấu lúc xảy ra Cuộc Xuất hành mới, đưa Đức Yêsu
và nhân loại từ thế gian này sang thế giới của Thiên Chúa .
Khi đọc cả Tin Mừng theo thánh Yoan., cũng như bài Thương khó vừa
xong, người ta thấy Đức Yêsu đúng là Đấng thực hiện Cuộc Xuất hành mới
- bởi vì ở một số chỗ trong
Tin Mừng Yoan, Đức Yêsu được giới thiệu là Môsê mới, đi đầu đoàn dân và thực
hiện nhiều việc Môsê đã thực hiện xưa kia (như làm ngôn sứ, ban bố lề luật, ban
manna)
- Ngài được giương cao trên
thập giá, như con rắn đồng ngày xưa, để chữa nọc độc của Con Rắn Satan và giúp
con người khỏi chết. Ta vừa nghe thánh Yoan nói : “Chíng sẽ trông lên Người
chúng đã đâm”
- Ngài đã chết như Con Chiên
vượt qua đích thực, được tế sát vào chính giờ người Do thái đang tế sát chiên ở
Đền thờ, nhờ đó Ngài xóa bỏ tội lỗi là công việc của Satan
- nhất là Đức Yêsu chính là
hiện thân của Thiên Chúa : khi Ngài trả lời với lính tráng “chính là
Ta” chúng giật lùi ra đàng sau và nhào xuống đất, bởi Thiên Chúa đang hiện diện trước mặt chúng. Trước đó Đức
Yêsu đã từng nói với người Do thái “khi các ngươi nhắc Con Người lên cao, bấy
giờ các ngươi sẽ biết chính Là Ta” (8,28)
Vậy chiều nay, khi tưởng niệm lúc Đức Yêsu chết
trên thập giá, là chúng ta đang chiêm ngắm chính Thiên Chúa , Đấng yêu thương
ta đến mức dấn thân đến cùng,, đến mức đi đến tận vực thẳm ta rơi xuống do phạm
tội, đến mức thí nộp Người Con yêu dấu để đoan chắc là tội ta được thứ tha, ơn
cúu độ được ban dồi dào từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Yêsu.
Lát nữa đây, khi tôn thờ và hôn kính thánh
giá, ta không thể không xúc động trước tình thương hải hà ấy và không thể không
biết ơn Đấng đã chết vì ta, Đấng đã hy sinh tất cả để cứu độ ta.
Lm. Antôn Trần Thế Phiệt, DCCT