GỢI Ý GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT THỨ 3 PHỤC SINH

(NĂM A. 2005)

 

Đoạn Tin Mừng này được ĐTC Gioan Phaolô 2 dùng làm bản văn nền của tông huấn “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con”. Từ nay, mỗi lần đọc đến đoạn Tin Mừng này, có lẽ chúng ta sẽ ít nhiều nhớ ngay đến Người , sẽ xúc động vì trong năm cuối cùng của triều đại Người , trước khi Người qua đời, xa lìa chúng ta, Người đã mở ra Năm Thánh Thể, mời gọi cộng doàn Dân Chúa qui về Thánh Thể, nơi Đức Yêsu đang lưu lại, nơi một cách nào đó, chúng ta cũng dễ nhớ về Đức Thánh Cha và giữ cho Người tiếp tục hiện diện với chúng ta.

I. Lần Chúa hiện ra cho hai môn đệ làng Emmau là một trong nhiều lần Đấng Phục Sinh hiện ra, sau khi Ngài từ cõi chết sống lại.

Lần hiện ra này có những ý nghĩa là :

1/ Chúa chứng tỏ Chúa sống lại thật, Chúa an ủi những kẻ tuyệt vọng, muốn về lại chốn cũ nghề cũ sau khi Chúa bị bắt và bị giết, Chúa chê trách sự dại khờ của hai ông, và qua hai ông, chê trách sự dại khờ của những kẻ không biết nhận ra chương trình của Thiên Chúa đã được KT loan báo trước, đó là con đường khổ nạn của Đức Yêsu đưa đến sự kiện Phục Sinh

2/ ý nghĩa thứ hai là có những nơi giúp ta dễ găïp Đấng Phục Sinh : đó là suy niệm KT từng loan báo trước về Đấng Thiên sai, về con đường đi qua đau khổ đạt đến vinh quang – đó là Bữa Tiệc của Chúa, tức là bí tích Thánh Thể đang được cử hành trong Hội thánh (qua chi tiết mắt hai ông mở ra khi Đức Yêsu bẻ bánh)

II. Về phần Đức Thánh cha Gioan Phaolô 2, khi trối lại cho cộng đoàn Dân Chúa lòng sùng kính bí tích Thánh Thể,

+ chắc chắn Người cũng muốn công bố cho ta và nhắc ta nhớ về Đức Yêsu Phục Sinh , bởi vì có phục sinh thật, Đức Yêsu mới đang thật sự hiện diện trong bí tích Thánh Thể – như thánh Phêrô công bố sự kiện Phục Sinh cho người Do thái thời Người sau khi Chúa sống lại (theo bài đọc I).

   Chắc chắn ĐGH đoan chắc ta sẽ gặp Đức Yêsu Phục Sinh  khi mộ mến bí tích Thánh Thể

+ rồi ĐGH nhắc ta nhớ đến Đấng đã cứu rỗi ta, nhớ đến thân phận và diễm phúc ta là đã được cứu nhờ Đức Yêsu hy sinh mạng sống và đổ máu vì ta, hay nói như thánh Phêrô trong bài đọc 2, được cứu khỏi nếp sống phù phiếm và sự chết đời đời, không phải nhờ vàng bạc hay hư nát mà nhờ Máu châu báu của Đức Yêsu.

III. “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con” : Bí tích Thánh Thể chính là sự lưu lại của Đức Yêsu với ta cho đến tận thế, lúc màn đêm của thử thách, cám dỗ, tội lỗi đang như bủa vây và chụp xuống đời ta.

  Bí tích Thánh Thể cũng nhắc ta nhớ đến Đức Thánh Cha, nhờ đó lòng sùng mộ bí tích này khác nào việc ta trân trọng, thực thi lời trối thâm tình của Đức Thánh Cha và làm cho Người cũng lưu lại với ta, dù Người đã tạ thế và được an táng.

                                             

  Có tác giả viết : “Nhiều kẻ tập thói quen tôn trọng cá nhân ĐGH, nhưng đồng thời tránh xa những lời Người giảng dạy. Họ cho Người là người nghiêm khắc, là ông lão bám víu vào những giá trị của một thời đã qua. và họ hy vọng rằng khi phủ hoa lên thi thể Người, khi an táng Người đi, họ cũng phủ lấp luôn Đạo công giáo, thứ đạo nghiêm khắc, và từ nay không còn phải nhượng bộ Đạo ấy nữa”.

  Nhưng không, lối sống và lời dạy của ĐGH thể hiện chính tâm hồn và nguyên tắc sống của Người. Đó là những lời chí thiết, chân tình của một người cha, một mục tử chỉ muốn giúp ích cho con cái. Chỉ muốn con cái nhận thức và bảo tồn ơn cúu độ mình đã được hưởng. Chẳng lẽ chúng ta sẽ nhẫn tâm coi thường hay gạt bỏ các giáo huấn của Người , các lời trối trăng của Người sao? Chẳng lẽ chúng ta lại phản bội hương hồn của Người như thế sao ?

 

Antôn Trần thế Phiệt, DCCT Đàlạt.

 


Về Trang Mục Lục