GỢI Ý GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT MÙA THƯỜNG NIÊN TUẦN XXIII NĂM A
Thiên Chúa là Đấng Thánh và là Đấng
yêu thương. Là Đấng Chí Thánh, Người không chấp nhận sự tội, nhưng vì là Đấng
yêu thương, Người không tiêu diệt kẻ có tội, mà sẵn sàng tha thứ cho họ. Trong
thời Cựu ước, Người đã kén chọn dân
Hội Thánh gồm nhiều cá nhân. Tuy là
Kitô hữu nghĩa là những kẻ thuộc về Đức Kitô, nhưng kẻ tin nào cũng là con
người mang nặng xác thịt, dễ yếu đuối và sai lỗi. Lời Chúa hôm nay đề cấp đến
vấn đề giúp đỡ mọi phần tử trong Hội Thánh uốn sửa những sai lỗi.
Trước
hết trong Hội Thánh, mọi người phải sống với nhau trong tình bác ái và sự liên
kết chặt chẽ, chứ không phải là sống riêng rẽ, chỉ biết có mình, còn kẻ khác
thì “sống chết mặc bay”. Mọi người đều có trách nhiệm đối với nhau. Trách nhiệm
đó là nhắc nhở khuyên bảo khi thấy người anh em khác có khuyết điểm. Khi lãnh
nhận phép thánh tẩy, các kẻ tin tham dự vào ba chức năng của Đức Kitô, tức là
trở nên tư tế vương đế và ngôn sứ như Ngài. Theo đoạn sách của Ê-di-ki-en trong
bài đọc một, ngôn sứ là kẻ đại diện Thiên Chúa và giống như một người lính canh
đứng trên tháp cao, mỗi khi thấy bóng dáng quân thù, phải lập tức thông tin và
báo động cho mọi người trong trại. Khi thấy một cá nhân trong cộng đoàn sai lỗi,
một môn đệ của Đức Kitô cũng phải cảnh báo và nhắc nhở kẻ ấy để họ nhận ra và
sửa chữa sai lỗi của mình. Nếu không nhắc nhở, để kẻ đó sống trong sai lỗi,
nhất là đi sâu vào sự lỗi và mất linh hồn, thì kẻ tin phải chịu trách nhiệm.
Ngược lại, nếu đã nhắc nhở mà kẻ sai lỗi vẫn tiếp tục thì người nhắc nhở không
có lỗi. Đây là đường lối thứ nhất vẫn được thi hành trong Hội Thánh Chúa: các
linh mục hay những người có trách nhiệm trong cộng đoàn thường lên tiếng nhắc
nhở một cách chung chung về các vi phạm của những cá nhân mà mình có bổn phận
coi sóc. Người nghe phải coi đó như sự nhắc bảo đầy yêu thương, để khiêm tốn và
chân thành điều chỉnh những sai lỗi của mình.
Rồi
theo lời dạy của Đức Giêsu, người ta phải sửa lỗi cho nhau và việc sửa lỗi này
cần phải dịu dàng, khéo léo và tiệm tiến. Ban đầu, sự sửa lỗi nên diễn ra giữa
hai người, nghĩa là nên kín đáo tế nhị, để không chạm tự ái hay làm mất danh dự
của người có lỗi. Nếu người đó chưa sẵn lòng phục thiện, bước thứ hai là công
khai hóa sự việc thêm một mức, bằng cách nhờ thêm một hai người nữa làm chứng.
Và nếu người có lỗi vẫn ngoan cố, thì nên trình sự việc với cả cộng đoàn, để
cộng đoàn xét xử và quyết định. Cách đối sử như thế với người có lỗi có vẻ nhắm
mục đích xử nghiêm xử thẳng và sớm loại trừ người lỳ lợm. Nhưng sâu xa ra, Thiên
Chúa không khi nào muốn loại trừ một người con của mình. Dù người con đó ngổ
nghịch sai lỗi đến đầu mong muốn của Người vẫn là yêu thương đến cùng và kiên
trì thu phục người con đó về lại với mình và với Hội Thánh của Người. Vì Thiên
Chúa cũng như Hội Thánh không sợ gì hơn là mất một phần tử của cộng đoàn, và
không mong muốn gì hơn là mọi phần tử được mãi mãi hiện diện trong cộng đoàn và
hưởng bầu khí chan hòa tình Cha và tình anh em. Lịch sử Hội Thánh đã cho thấy
biết bao đau đớn và đắng cay khi có một sự chia rẽ xảy ra, do những bất đồng
không thể hóa giải được.
Theo Lời Chúa hôm nay, mỗi chúng ta
xin cho mình được ơn trung thành đến cùng với những đòi hỏi của đạo, để luôn là
những người con ngoan hiền của Thiên Chúa là Cha chí thánh. Đồng thời mỗi người
cũng xin cho mình luôn là phần tử gắn bó với cộng đoàn và liên kết với anh chị
em, để nâng đỡ khích lệ nhau sống đạo hành, hoặc mau mắn và chân thành nhắc
khuyên nhau mỗi khi anh chị em mình sai lỗi, để duy trì một đại gia đình đầm ấm,
bình an và không chia rẻ, không sửt mẻ, phù hợp với mong muốn sâu xa của Chúa.
Lm. Antôn
Trần Thế Phiệt