GỢI Ý GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM A. (2016-2017)
Theo
lịch riêng của Hội Thánh cũng như cách sắp xếp riêng của Năm Phụng Vụ, mỗi năm
của Hội Thánh có năm Mùa: mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và
mùa Thường niên. Sau Chúa nhật cuối cùng của mùa Thương niên, mùa Vọng trở lại
và bắt đầu một năm Phụng vụ mới.
Vọng
là chờ. Nói đến chờ, ta nghĩ đến rất nhiều sự đợi chờ trong đời người. Sống
trên đời, ai ai cũng hướng về tương lai và mỗi người mang trong lòng một hay
nhiều sự đợi chờ: người bệnh hoạn tật nguyền thì chờ mong khoa học hoặc kỹ
thuật có những tiến bộ mới, giúp bệnh tật của họ được chữa khỏi. Người nhà nông
canh tác ruộng vườn thì chờ đợi một mùa bội thu. Người kinh doanh buôn bán lại
đợi chờ những kết quả khả quan. Thế nhưng không có sự đợi chờ nào quan trọng và
cần thiết cho bằng đợi chờ ơn cứu độ. Mùa Vọng mỗi năm chính là Mùa ưu tiên
nhắc đến sự đợi chờ này.
Lời
Chúa hôm nay đề cập đến nỗi niềm chờ đợi của dân Do Thái trong thời Cựu ước và
sự kiện quang lâm của Đức Kitô trong tương lai.
Đối
với dân Do thái, trong nhiều thế kỷ, lòng trí họ luôn hướng về một biến cố
trọng đại, đó là ngày Giavê, đó là thời Thiên sai, lúc Thiên Chúa đến thiết lập
triều đại của Người giữa trần gian. Đây sẽ là thời kỳ núi Sion nổi bật cả về
chiều cao, cả về ảnh hưởng. Nó sẽ vượt cao hơn mọi núi đồi khác. Nó cũng sẽ là
trung tâm quy tụ muôn dân nước, để từ khắp nơi, người người tuốn đến để nhận
biệt lời dạy dỗ của Thiên Chúa và ơn cứu độ Người ban. Đây cũng là thời kỳ thái
bình: người ta không còn đánh nhau, nhưng biến khí giới chém giết thành cuốc
thành cày.
Sự
kiện thứ hai Lời Chúa nói đến là cuộc quang lâm của Đức Kitô với tính cách bất
ngờ và đáng sợ. Bất ngờ bởi vì nó sẽ xảy ra giữa lúc mọi sự đang bình thường
yên ổn, giống như vào thời ông Nô-ê cặm cụi đóng tàu theo lệnh của Thiên Chúa, người
ta vẫn cưới vợ, gả chồng, làm ăn, kiến thiết, ung dung như chẳng có gì xảy ra, bỏng
dưng lụt hồng thủy ấp đến, cuốn trôi mọi sự. Hoặc giữa lúc người ta đang sống
bên nhau, đang cùng làm việc, thì một người phải ra đi bất ngờ, một người ở lại.
Thậm chí Chúa Giêsu còn dùng hình ảnh kẻ trộm đột nhập vào nhà lúc người ta
không ngờ và không đề phòng.
Ta tự
hỏi trong năm Phụng vụ mới này có gì mới lạ không? Ta có thể trả lời: một đàng
mọi sự vẫn diễn tiến bình thường như mọi khi, nhưng đang khác có thể có những
sự bất ngờ mà người ta không thể biết trước.
Đối
với kẻ tin chúng ta, có hai sự kiện tối quan trọng: đó là lúc Chúa đến với một
cá nhân vào giờ chết và lúc Chúa quang lâm trong Ngày tận thế. Cả hai sự kiện
đó đều chắc chắn sẽ xảy đến, nhưng thương một cách bớt ngờ trong rất nhiều
trường hợp. Theo thánh Phaolô, ngày Chúa đến đã gần hơn lúc ta mới tin và đêm
đã sắp tàn, ngày gần đến, do đó ta cần sống như giữa ban ngày, cần cầm khí giới
để chiến đấu với mọi tính xấu và nỗ lực sống đạo đức thánh thiện, để trong cả
hai lần Chúa đến, ta đều được Chúa nhìn nhận là xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ
của Ngài.
Với
những gợi ý đó của Lời Chúa, mỗi cá nhân chúng ta cần suy nghĩ xem mình đã
chuẩn bị thế nào cho giờ chết có thể là bất ngờ của mình. Và vấn đề thứ hai ta
cần nghiêm túc đặt ra cho mình là ta có chờ Chúa không. Bởi vì trong lối sống
hiện tại, ta và rất nhiều người, có lẽ lắm khi không nghĩ đến việc hướng về
Chúa và chờ Chúa, trái lại thường nghĩ về những chuyện khác và mong chờ những
điều khác, như một thành công trong tương lai gần, một món lợi, một tài sản nào
đó, tuy rằng đối với đức tin, đó chỉ là những thực tại trần gian, có tính cách
mau qua, thậm chí có khi còn nguy hại cho phần rỗi đời đời của ta.
Antôn
Trần Thế Phiệt