GIẢNG LỄ THỨ BẢY TUẦN THÁNH 2011

 

Thánh lễ tối thứ bảy Tuần Thánh năm nào cũng bắt đàu bằng nghi thức làm phép lửa , rước nến Phục Sinh, tung hô Chúa Phục Sinh, rồi phần canh thức với một số bài Cựu ước, phần thánh lễ như mọi khi và sau bài giảng là nghi thức làm phép nước rửa tội và tuyên lại các lời hứa khi rứa tội.

 

Mục đích của những cử hành Phụng vụ này là để giúp chúng ta hiểu về  cảnh ngộ của chúng ta : chúng ta là loài thụ tạo sống trong đêm đen bất hạnh nhưng đã được Thiên Chúa cứu thoát.

Năm nào trong phần canh thức cũng buộc phải có bài sách Xuất Hành là để chúng ta hiểu : lẽ ra nhân loại chúng ta đã bị khốn đốn  như dân Do thái xưa trong Ai cập và còn khốn đốn hơn cả triệu lần, nhưng chúng ta đã được Đức Ki tô là Môsê mới giái thoát và dẫn đưa vào phận kiếp sáng tươi.

Nói đến dân Dothái trong Ai cập, chúng ta nhớ ngay : họ bị vua Pharaông bức bách, hành hạ, buộc làm việc nặng nhọc, lại còn toan tính đồng hóa để xóa sổ dân tộc họ, bằng cách áp dụng chính sách tiêu diệt các trẻ nam Dothái. Hiện tại và tương lai trước mặt họ hoàn toàn bế tắc và đen tối. Tuy ý thức nỗi khổ của mình và khao khát thoát khỏi, nhưng họ không có cách gì tựu cứu và chỉ biết tuyệt vọng.

 

Cảnh ngộ của nhân loại chúng ta còn bi đát hơn thế nhiều, khi chúng ta mắc vào xiềng xích của ma quỷ, khi ma quỷ đưa ta vào đêm tối tâm linh. Nghĩa là khiến ta phạm tội và xa Thiên Chúa khi còn sống trên cõi thế, và trầm luân muôn kiếp trong hỏa ngục sau khi ta chết.

Đoạn sách ngôn sứ … mà ta nghe trong phần canh thức gợi đến tình trạng con người phản bội Giao ước, khinh màng các giới răn Thiên Chúa ban bố như con đướng đưa đến bình  an và hạnh phúc, và do tội, con người làm hỏng công cuộc Tạo Dựng của Thiên Chúa. Theo đoạn sách Sáng thế, ban đầu mọi công trình của Thiên Chúa đều tốt đẹp, việc tạo đưng con người được Thiên Chúa nhận định là rất tốt đep. Nhưng do con người sa ngã, tất cả đều đổ vỡ hư hỏng. Đã thế, sau cuộc sống trên trần gian, con người còn bị đời đời trầm luân trong hỏa ngục. Cảnh ngộ này mới khủng khiếp trăm bề, vì con người phải đời đời xa Thiên Chúa, không còn gì nữa. Khi trước, khi dân Do thái ở trong Ai cập, tuy ngày ngày bị cực khổ và ngược đãi, nhưng họ còn có thể hướng lòng về Yavê của ho,  còn có thể cầu nguyện và còn giữ được sự tự do nội tâm. Nói cách khác, tuy ở trong một cái lồng chật hẹp, nhưng tinh thần họ, giống như con chim, vẫn còn một khoảng không gian để  di chuyển và nhảy nhót. Còn khi đọa đày trong tay Ma quỷ, con người chẳng còn gì nữa. Mà cho dù có còn cũng chẳng ích lợi gì. Cho dù còn tự do nội tâm, nhưng còn để làm gì? Còn lương tâm đi nữa, nhưng chỉ là để ray rứt. Còn mở lóng ra đi nữa, nhưng là mở ra cho ai. Còn kêu gào đi nữa, nhưng có ai nghe.

 

Trong thời gian còn sống trên đời, chúng ta không thể tưởng tượng được tình cảnh của kẻ rơi vào tay ma quỷ muôn kiếp. Lễ nghi tối nay có một lúc cả nhà thờ tối đen như mực và có những nhắc nhớ về đêm tối Ai cập, tức là cảnh ngộ của dân Do thái ngày trước,  là để chúng ta suy nghĩ mà thấm thía về chính nỗi bất hạnh của mình, cũng như để chúng ta khao khát được  cứu thoát. Càng thấm thía về cảnh khổ cùng cực, chúng ta càng mừng rỡ khi được cứu giúp và càng quý mến biết ơn vị ân nhân đã cứu giúp mình.

 

Đối với nhân loại chúng ta, Đức Ki tô chính là vị Ân Nhân ấy. Chính  khi vẻ vang ra khỏi mồ, là Ngài đã chiến thắng Ma quỷ và Sự Chết, Ngài đã minh chứng Ngài là Đấng Cứu Thế và Ngài đã thực hiện cuộc Vượt Qua mới,  giải phóng tất cả nhân loại chúng ta.

Phần rước nến Phục Sinh lúc đầu lễ tượng trưng cho sự tiến bước oai phong , sự dẫn dắt bảo đảm  của Đức Ki tô. Và cây nến Phục Sinh  giờ đây đang tỏa sáng trên cung thánh tượng trưng cho chính Ngài, Đấng Phục Sinh, Đấng đã xua tan  bóng đêm. tiêu diệt Vương quốc tối tăm của Ma quỷ và mãi mãi như Cột Lửa đồng hành với con người trên sa mạc trần gian tiến về Đất Hứa là Nước Trời.

 

Ngày trước đoàn dân Israel đã cùng Môsê hát lên bài “Vang lên muôn lời ca”. Ngày nay, với Đức Ki tô vinh thắng trên sự Tội và sự Chết, nhân loại chúng ta còn được hát vang lời ca ấy hơn nữa.còn được  tung hô ca khen vị Cứu tinh khải hoàn là Đức Yê su Ki tô hơn nữa.

 

Điều hạnh phúc cho chúng ta là khi lãnh nhận bí tích Thánh tẩy, chúng ta đã được sáp nhập vào Ngài, được thông chia cuộc vinh thắng của Ngài và hưởng sự Sống siêu nhiên của Ngài. Lát nữa đây, chúng ta sẽ tuyên lại những lời hứa khi thanh tẩy để nhớ lại hồng phúc lớn lao đó của mình.

 

Rồi kể từ thánh lễ tối nay, chúng ta có cả một Mùa Phục Sinh trước mặt. Đó là Mùa hân hoan, nhưng cũng là Mùa để mọi người trong chúng ta qui tụ chung quanh Đấng Phục Sinh, vừa bớt nhìn xuống cõi thế với những giá trị mau qua, vừa vững lòng hướng lên cõi trời, nghĩa là quý chuộng sự sống và hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa từng dành sẵn cho ta, từ khi tạo dựng  cho ta được hiện hữu, được làm ng.

 

Antôn Trần thế Phiệt

20.04.2011


Về Trang Mục Lục