ĐƯỜNG
LỐI CỨU ĐỘ VÀ CON NGƯỜI TRẦN TỤC
(CN 25 năm B)
Nghe bài đọc I về người công
chính, chúng ta thật thương cảm. Theo Ysaya mô tả, người công chính là người vô
tội, không làm hại ai, không xấu tính hay sống độc ác bất công, không gây khổ
cho ai. Thế nhưng phường vô đạo lại thù ghét, làm khổ. Chúng bàn tính đặt cạm
gài bẫy. Chúng tìm cách hạ nhục xúc phạm, vừa để xem người đó hiền lành kiên
nhẫn đến đâu, vừa để thử xem Thiên Chúa có bênh đỡ người đó hay không.
Sở dĩ chúng căm tức chỉ vì tự cảm thấy
bị cản trở và lên án trong lối sống của mình. Người công chính không làm gì
chúng, người công chính rất trong sạch đơn sơ, nhưng nguyên sự có mặt của người
đó bị chúng coi là cái gai nhức nhối, là
chùm ánh sáng chiếu rọi, phơi bày tâm địa và lối sống tiêu cực của chúng.
Một tình cảnh đáng thương như thế không phải là hiếm có. Tại nhiều môi
trường, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy hoặc nghe nói có người rất hiền lành mà
lại bị những người khác chỉ trích dè bỉu và không muốn có sự hiện diện.
Một trường hợp cụ thể Tin Mừng nói đến, đó chính là Dức Yêsu. Ngài không
phải là kẻ gian ác, thế nhưng trong những năm hoạt động công khai, càng ngày
Ngài càng bị nhóm Biệt phái, luật sĩ để ý, xoi mói, ghen tức và bàn định tiêu
diệt. Ngài biết trước mình sẽ bị nộp vào tay họ, sẽ bị giết chết.
Ta có thể nói : sở dĩ cuộc đời Đức Yêsu sẽ đi đến kết cục đó, một phần vì
ác tâm của phia đối thủ, một phần vì đó lại chính là đường lối của Chúa Cha. Người như đành để mặc
kẻ xấu được thể hiện tâm địa của ho. Người muốn công cuộc cứu thế đi qua đau
khổ. Người muốn Đấng Thiên sai của Người phải chịu thông khổ như Người Tôi Tớ,
phải hy sinh đến cả mạng sống.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, Đức Yêsu đã công khai mạc khải vê đường
lối cứu thế đó và vê số phận của Ngài. Đó cũng chính là đường lối Ngài sẽ giúp
các tông đồ ngày càng hiểu rõ thêm và Ngài muốn các ông bước theo.
Thế nhưng như đoạn Tin Mừng vừa kể, các ông tỏ ra rất chậm hiểu, rất chậm
thấm. Vừa nghe Ngài mạc khải về kết cục đời Ngài, các ông đã vội suy tính và
tranh luận với nhau về địa vị, vai vế nay mai. Với lời tuyên bố của Thầy mình
về Khổ nạn, Phục sinh, có 3 hướng lập tức mở ra trước mắt các ông : một là Nước
Thiên Chúa mà Thầy rao giảng đã đến nơi rồi – hai là Thầy sẽ chịu thương khó
nhiều – ba là Thầy sẽ sống lại. Tuy vậy, trong 3 hướng đó, các ông chỉ bám vào
hướng thứ nhất là Nước Thiên Chúa sắp đến, Thầy sẽ lên làm Vua, mình sẽ có chức
tước nào. Còn chuyện Thầy chịu khổ chịu chết do các đối thủ, đó là chuyện có lẽ
không xảy ra, bởi Thầy có dư quyền năng đập tan âm mưu của Biệt phái, luật sĩ vì
Thầy đã tùng làm bao nhiêu phép lạ một cách dễ dáng. Còn giả như Thầy phải chết
thật, thì như niềm tin đã có từ lâu trong dân tộc chúng ta (từ thời Êgiêkiel,
Macabê, Đaniel) : đến ngày tận thế, xác mọi người sống lại, Thầy cũng sẽ sống
lại. Lời Thấy báo vể sống lại chắc là theo nghĩa đó.
Những phản ứng và bàn luận đó của các tông đồ cho thấy con người trần tục
nơi các ông thật mạnh sức, thật dai dẳng. Các khuynh hướng tự nhiên của con
người thật mãnh liệt biết bao. Đức Yêsu sẽ còn phải đào luyện, tác động rất
nhiều, các tông đồ mới hiểu ra và mới trở thành những môn đệ đồng cảm với Ngài
Nói như thánh Giacôbê tông đồ trong đoạn thư hôm nay, con người xác thịt
nơi các tông đồ Chúa và nơi mỗi chúng ta
có rất nhiều tính mê, tật xấu. Khuynh hướng của nó là chỉ nhắm hưởng thụ, thỏa
mãn các dục vọng đê hèn. Đó là nguyên nhân tạo ra biết bao lộn xộn trong tâm
hồn cá nhân và biết bao xung đột tranh giành trong đời sống xã hội, cộng đồng.
Đó cũng là lý do khiến luôn có khoảng cách lắm khi xa vời giữa đường lối của Chúa
và thực tế cuộc sống chúng ta. Thay vi
bước theo Chúa thì chúng ta thường chiều theo các đam mê trần tục, Thay
vì khiêm tốn phục vụ mọi người, chúng ta thường chỉ muốn được hơn kẻ khác, ở
trên kẻ khác. Thay vi chấp nhận tinh thần từ bỏ, chúng ta lại bám chặt vào
những giá trị mau qua hoặc ở lại với con người trần tục của mình, còn lâu chúng ta mới dám
vác thập giá theo Chúa, nhất là dám hién mạng sống mình vì Chúa.
Ta xin Chúa kéo chúng ta lại với Ngài. Xin Chúa giúp chúng ta có sức tấn
công và thắng lướt các đam mê, các khuyết điểm, và ngày càng đầy lửa yêu mến,
để nên giống Chúa, để có khả năng bước theo Ngài, đi vào đường lối cứu độ của
Đức Chúa Cha.
Lm. Antôn
Trần thế Phiệt