CHÚA NHẬT 6 TN B 2018
Anh chị em và các
gia đình trẻ thân mến,
Với nền văn minh tiến
bộ, bệnh phong hầu như đã được đẩy lùi, không còn gieo rắc kinh hãi cho nhân loại
hôm nay, tuy nhiên nơi những làng mạc của những sắc dân mà ánh sáng văn minh
chưa được đón nhận, thì nó vẫn còn gieo rắc nỗi kinh hoàng. Tại Việt Nam chúng
ta từ bắc chí nam vẫn còn đó những trại phong, gần kề nhất với chúng ta là trại
phong Di Linh mà Đức Cố Giám Mục J.B Cassaigne thành lập. Và Đức Cố Giám Mục
Bartholomeo cũng giúp đỡ bước đầu để hình thành làng dành cho những gia đình
phong đã được chữa lành sinh sống gần Gia Lành Di Linh. Mỗi dịp lễ tết nhiều
đoàn thể, trong đó có TNTT, vẫn đến thăm hỏi và tặng quà. Đó là truyền thống
lan tỏa trái tim đầy lòng thương của Đức Giêsu.
Nói như thế, không
có nghĩa là trong nền văn minh hiện đại không còn có những thứ bệnh trở thành nỗi
ác mộng cho con người : hiện nay bệnh HIV hay Aid đang là mối đe dọa cho người
VN chúng ta, hoặc là những thảm họa do phóng xạ nguyên tử cũng đang là nỗi ám ảnh
nhân loại sau khi 2 quả bom nguyên tử ném xuống Nazaki vào cuối chiến tranh thế
giới lần thứ 2 hay vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986. Những thứ bệnh
và tai họa cho thân thể con người lại do chính văn minh hiện đại. Trên bình diện
hôn nhân và gia đình trong thời văn minh này phải coi là thứ bệnh đáng sợ là
nguyên nhân đẩy hằng triệu triệu con người bất kể là thơ bé hay già cả vào cảnh
khốn cực và đầy chết chóc : bệnh ly dị, và phá thai, là thứ bệnh đặc trưng của
văn minh.
Qua đó dù là thời
xưa hay thời nay, dù sắc dân lạc hậu hay văn minh hiện đại thì vẫn còn đó những
con người mang những căn bệnh hiểm nghèo gieo rắc kinh hoàng và thảm họa cho
loài người, và cần đến lòng thương xót và chữa lành.
Nếu như thời Cựu Ước
chỉ có phương thuốc loại trừ, tách người bệnh ra khỏi cộng đồng để bảo vệ cộng
đồng, thì với Chúa Giêsu lại là một nỗ lực đưa họ trở lại sống trong cộng đồng
sau khi tuyên bố “Ta muốn, anh hãy
khỏi bệnh” cùng với việc “giơ tay đặt trên
người ấy”. Và không chỉ là thương và cứu chữa người bệnh, mà Ngài còn khơi dậy một
tư duy và một nếp sống mới nơi các môn đệ, để họ như thánh Phaolô “không tìm điều gì lợi ích cho tôi, nhưng tìm điều lợi ích
cho nhiều người” cách riêng cho những người nghèo, bệnh tật và bị loại trừ. Từ đó nảy
sinh những con người như thánh Đamiano hay như Đức Cha Cassaigne là những tông
đồ cho người phong. Và một nỗ lực của Hội Thánh khắp nơi quan tâm, đồng hành, cứu
chữa và đưa vào cộng đồng những bệnh nhân HIV-AIDS hoặc giúp hoàn cảnh của những
người đã ly dị được tham dự vào sinh hoạt của Hội Thánh, dù cũng còn có giới hạn.
Bởi vì Giáo Hội và người làm Tông Đồ tin rằng chỉ khi “noi gương Đức Kitô” “giơ tay đặt trên” những con người
đó với trái tim “động lòng thương” thì mới đem lại
cho những thân phận cùng khổ đó ơn chữa lành.
Các gia đình trẻ
đang gặp những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình cần hiểu và ghi nhớ
lời thánh Phaolô hôm nay “dầu anh em ăn, dầu
anh em uống, dầu anh em làm việc gì khác, anh em hãy làm mọi sự cho sáng danh
Chúa”, mà theo thánh Irene thì “Vinh quang của Thiên Chúa là
con người sống.”. Do đó chính trong hoàn cảnh khó khăn, khi thấy rằng chẳng ai có thể
giúp giải đáp, các bạn hãy tin rằng chỉ có Chúa Giêsu đã “Động lòng thương” và chính “Ngài muốn” và “giơ
tay đặt trên” gia đình anh chị em để cứu chữa. Vì chỉ mình Ngài “là đường, là sự thật và là sự sống”.
Lm Giuse Nguyễn Hữu
Duyên