CHÚA NHẬT 15 2018

Anh chị em và các gia đình trẻ thân mến,

Lời Chúa trong Thánh Lễ tập chú vào sứ vụ tiên tri, hay còn gọi là sứ vụ loan báo Tin Mừng của người Kitô hữu cũng như của gia đình công giáo :

1.   Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Tađó là Lời Chúa nói với Amos, còn Chúa Giêsu “gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi”, còn thánh Phaolô lại viết “Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài”. Công Đồng Vaticanô 2 khẳng định “những Kitô hữu đã được tháp nhập vào Thân Thể Chúa Kitô nhờ phép Thánh Tẩy, đã trở nên Dân Thiên Chúa, và tham dự vào chức vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ.” Và Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng cũng đã viết “Khi kêu mi các Kitô hu mang ly s v loan báo Tin Mng, Giáo Hi đơn thun nhm đến ngun ci trn vn đích thc ca cá nhân mi người. Vì “ đy chúng ta khám phá ra được mt quy lut thc ti thm sâu: mt cuc sng như thế ch có th đt được và ln lên khi nó được hiến dâng đ đem li s sng cho người khác. Đây chc chn là là nhng gì mà s v loan báo Tin Mng mun nhm đến.

2.   Điều kiện trở nên người LOAN BÁO TIN MỪNG : tiên tri Amos nói “Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn bò (và chuyên) đi hái trái sung”, còn Chúa Giêsu lại dạy các môn đệ “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo”, xem ra Lời Chúa không chờ đợi nơi người loan báo Tin Mừng bất cứ điều gì, và nếu họ có gì họ lại còn phải từ bỏ đi. Điều họ phải có là những gì “Người ban cho các ông” mà thánh Phaolô diễn tả là những gì Thiên Chúa “đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Đức Kitô” để “chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương”. Người loan báo Tin Mừng là người “ở lại trong Tình Yêu” của Thầy mình là Đức Giêsu. Đối với các gia đình trẻ hồng ân lớn lao nhất mà họ đã lãnh nhận chính là “TÌNH YÊU VỢ CHỒNG” và được làm phong phú nhờ “TÌNH YÊU HỌ DÀNH CHO CON CÁI” và mọi người thân yêu. Nếu họ luôn ở lại trong Hồng Ân Tình Yêu ấy họ đã là người loan báo Tin Mừng.

3.   Việc loan báo Tin Mừng đơn giản chỉ là “chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng” Chúa đã ban : Ân Sủng Tình Yêu trong Đức Giêsu, là “chúng tôi trở thành lời ca vinh quang của Ngài, chúng tôi là những kẻ trông cậy vào Đức Kitô”. Nhưng nói cho đúng thì mọi vinh quang ân sủng theo như chính Chúa Giêsu đã nói “Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?”, cũng thế ân sủng Tình Yêu hôn nhân và gia đình chỉ có thể đạt tới Vinh Quang nhờ trải qua những đau khổ, những thương tích nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần của Đức Kitô đã biến đổi tất cả kể cả sự chết thành SỰ SỐNG MỚI. Khi phải làm chứng cho Vinh Quang chính Chúa Giêsu sau ngày sống lại đã không ngần ngại chỉ cho môn đệ thấy các dấu đinh trên tay chân và cạnh sườn Người, nhưng không phải với sắc thái sầu não mà là sắc thái Bình An muốn chia sẻ NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG Phục Sinh. Cũng vậy loan báo Tin Mừng chính là việc làm chứng mọi đau khổ, mọi thương tích của tình yêu hôn nhân và gia đình với sắc thái BÌNH AN, VÌ LÀ NIỀM VUI SỰ SỐNG “nhờ máu Người” mà  được ghi dấu Thánh Thần”.

4.   Nhưng thực tế như Đức Giáo Hoàng viết trong Tôn Huấn “Mi nguy hi ln nht nơi thế gii ngày nay, b ngp tràn bi ch nghĩa hưởng th, chính là tình trng cô đc và đau kh, đến t mt trái tim t mãn nhưng tham lam, t vic theo đui đến điên di nhng thú vui phù phiếm và t mt lương tâm chai đá”. Vì vậy loan báo Tin Mừng đòi hỏi sự CẦU NGUYỆN để “khỏi sa chước cám dỗ”, đứng vững trong Niềm Tin và Niềm Cậy Trông.


GỢI Ý GIẢNG LỄ B