CHÚA NHẬT 17 – B, 2018
Anh chị
em và các gia đình trẻ rất thân mến,
Lời
Chúa hôm nay giúp các gia đình, nhất là các gia đình trẻ một cái nhìn hoàn toàn
mới mẻ vào cuộc sống thực tế của mình :
1.
Đây là cái nhìn thông thường của chúng ta : giống như cái nhìn của đầy tớ tiên tri Êlisê “Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao?”
hay như cái nhìn của Philipphê “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người
được một chút”: có sự chênh lệch rất lớn giữa cung và cầu trong cuộc sống
thực tế. Mọi gia đình, cách riêng các gia đình trẻ đều có cảm nghiệm này trong
mọi khía cạnh đời sống : từ đời sống tình yêu đến đời sống kinh tế gia đình biết
bao gia đình đang đối diện với muôn vàn khó khăn. Về mặt tình yêu lẽ ra gia
đình phải như thánh Phaolô nói “Chỉ có một thân thể và một tinh thần… một niềm
hy vọng” nhưng thực tế lại chỉ thấy “Cơm không lành, canh không ngọt”
khiến tình vợ-chồng, cha mẹ-con cái không mấy khi êm ả. Nói gì đến kinh tế gia
đình trong biết bao hoàn cảnh muốn có cuộc sống giản đơn nhất cũng không thể có
nhất là trong một xã hội đầy gian dối và bất công.
2.
Cái nhìn mới từ Lời Chúa : Trả lời cho người đầy tớ, tiên tri Êlisê nói “Cứ dọn
cho dân chúng ăn, vì Chúa phán” và Chúa Giêsu thì dạy “Cứ bảo
người ta ngồi xuống… và Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ….ai muốn bao nhiêu
tuỳ thích” tuy trong tay Người chỉ có năm cái bánh và hai con cá. Cái
nhìn của niềm tin. Niềm tin mà thánh Phaolô nói “Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết
mọi người, Đấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi
người”. Đó là Người Cha mà Chúa Giêsu từng nói “Cha anh em biết rõ anh em cần
gì…và Người sẽ ban cho anh em”, đúng như thánh vịnh đáp ca từng xướng
lên “Chúa
mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho mọi sinh vật được no nê”. Cái nhìn mới
làm nảy sinh hành động mới, hành động ngược lại với cái lý, cái tình thông thường
: như tiên tri Êlisê đã “dọn cho họ ăn”dù với số bánh quá ít
trong tay, và nhất là như Chúa Giêsu đã phân phát 5 cái bánh và 2 con cá cho cả
5000 người không kể đàn bà và trẻ em. Trong đời sống tình yêu thánh Phaolô dạy
“Anh
em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái;
hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình an hoà thuận làm dây ràng buộc.”
3.
Có lẽ chúng ta vẫn có cái nhìn đức tin nhưng chưa dám hành động đi ngược lại cái lý cái tình
thông thường là vì chúng ta còn thiếu một điều mà Chúa Giêsu đã làm : “Chúa
Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn” : tạ ơn vì những gì mình có đó là
hồng ân của Cha, dù rất ít ỏi. Từ đó phải biết “thu lấy những miếng còn lại, kẻo
phí đi”. Nói cách khác như thánh vịnh đáp ca đòi hỏi phải “để mắt
cậy trông vào Chúa” hay nói như thánh Phaolô “anh em hãy ăn ở xứng đáng với ơn
kêu gọi anh em đã lãnh nhận”. Biết bao người, biết bao gia đình hôm nay
chằng lên lời tạ ơn vì những gì mình có như là cái mình đã lãnh nhận, từ đó có
thái độ “quăng bánh cho chó ăn”, phung phí vào một nếp sống sa đọa.
Thánh Lễ chúng ta đang cử hành được gọi là LỄ TẠ ƠN đỉnh điểm mọi lời Tạ Ơn của
Chúa Giêsu. Trong LỄ TẠ ƠN này, Chúa Giêsu nhìn nhận ngay cả chính SỰ SỐNG của
Người cũng là của Cha đã ban, và Người dâng cả SỰ SỐNG NGƯỜI làm lễ Tạ Ơn. Và
chính từ LỄ TẠ ƠN này mà SỰ SỐNG nhân tính của Chúa Giêsu trở nên NGUỒN SINH SỰ
SỐNG MUÔN ĐỜI.
4.
Chớ gì cuộc sống của mỗi gia đình trở thành Lễ Tạ Ơn mỗi ngày để thực sự làm cho Thiên Chúa
“hoạt
động nơi mọi người, và ở trong mọi người” để đem lại “hợp
nhất và bình an hoà thuận ”.
Lm.
Giuse Nguyễn Hữu Duyên