CÁI NHÌN
________________________________________________
Bài chia sẻ dành cho giới trẻ hạt Đức trọng
Mùa Vọng 2004
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúa
Giêsu gọi ông Giakêu : Lc 19,1-11.
Chúng
ta vừa được nghe đoạn Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu kêu gọi ông Giakêu (Lc
19,1-11). Theo cái nhìn của người Do thái, ông Giakêu là một kẻ xấu vì ông là
một quan chức thu thuế. Người ta cho
việc thu thuế là xấu vì hai lý do :
-
Lý do thứ nhất có tính cách chính trị vì ông Giakêu cộng tác với chính quyền
Roma để ức hiếp dân mình. Đế quốc Roma
quá rộng, không thể trực tiếp thu thuế nên để cho người Do thái tự tổ chức thu
thuế lấy và nộp cho chính quyền Roma.
-
Lý do thứ hai có tính cách luân lý vì người Roma cho đấu thầu thu thuế từng
vùng một, ai nhiều tiền thì thắng thầu. Ông Giakêu là người giầu có, phải bỏ ra một số tiền lớn để thắng thầu và
khi đã thắng thầu thì phải tìm cách thu lại được món tiền đã bỏ ra và còn phải
tìm cách làm giầu cho mình và con cháu bằng bất cứ cách nào. Phương pháp tốt nhất là phải tham nhũng, bóc
lột dân nghèo, ức hiếp dân chúng bằng mọi mánh khoé, bất chấp luân thường đạo
lý. Vì thế, ông bị người ta liệt vào hạng tội lỗi, ngang hàng với gái điếm.
Nhưng
Chúa Giêsu lại không có cái nhìn như người Do thái. Người xem ông như những người thuộc loại “xanh vỏ đỏ lòng”,
bề ngoài coi là xấu thật nhưng bên trong ông là con người có thiện chí, có thể
trở nên tốt nếu có hoàn cảnh thuận tiện. Cái nhìn của Chúa là cái nhìn hiếu
sinh, cái nhìn thông cảm, cái nhìn độ lượng, hiền hậu nhằm vực con người yếu
đuối sa ngã lên.
Thiên
Chúa dựng nên con người có đủ mọi cơ năng cần thiết. Ta có miệng để nói, có tai
để nghe, có chân để đi và phải có mắt để nhìn. Ai không nhìn được là mù. Nhưng Chúa thương ban cho chúng ta có con
mắt sáng để nhìn xem. Đó là hồng ân Chúa ban.
Nhưng con mắt ta có phải là một
máy chụp được nguyên si cảnh vật bên ngoài, hay nó đã biến đổi cảnh vật bên
ngoài ấy theo tư duy của từng người ?
Thánh
kinh gọi :”Con mắt là cửa sổ của tâm hồn” (Mt 6,22 ; Lc 11,34). Muốn nhìn được cảnh vật bên ngoài, cần phải
có con mắt. Nhưng con mắt có thể nhìn
và cũng có thể để được nhìn. Nhìn là
biểu lộ bản ngã của mình cho tha nhân.
Nhìn còn là biểu lộ hay tiếp
nhận, tùy thuộc vào yếu tố bên trong. :
Suy
bụng ta ra bụng người.
II. NÓI VỀ CON MẮT.
Con
mắt chỉ là một cơ năng của thân thể nhưng nó cũng gợi hứng cho nhiều người nói
về nó, tùy theo quan điểm mà người ta nhìn vào nó như thi sĩ, những nhà xem
tướng mạo, các nhà khoa học...
1.
Các thi sĩ.
Con
mắt là một cơ quan mà các thi sĩ cho là rất thơ mộng, có thể gợi hứng cho họ
sáng tác được hững vần thơ rất hay, ví dụ :
Mắt
em là một dòng sông,
Thuyền
ta bơi lặng trong dòng mắt em.
(Lưu
trọng Lư)
Hoặc
nói về Lời của con mắt :
Phút
biết anh là phút gặp mắt anh nhìn
Phút
hiểu anh cũng là phút ấy.
Vì
giếng quá trong nên dễ nhìn thấy đáy,
Vì
mắt quá trong nên mắt nói rất nhiều.
Có
lẽ mắt muôn đời vẫn nói hộ lời yêu,
Em
chẳng dám nhìn nhiều đôi mắt ấy
Đừng
hỏi em không nhìn sao thấy
Cho
em hỏi một lời : sao anh cứ nhìn em.
(Lệ
Thu trong Tình trời, tình người... của Ng. cao Sâm, tr 82)
2.
Các nhà tướng mạo.
Đối
với các người xem tướng mạo thì “con mắt là phản ảnh của tâm hồn”. Vì con mắt là phản ảnh của tâm hồn mà người
ta thường nhìn con mắt để đoán biết tình tình.
Ca
dao tục ngữ Việt nam đã cho chúng ta rất nhiều hình ảnh về các loại con mắt và
ý nghĩa của nó :
.
Mắt lá răm :
Mấy
người con mắt lá răm,
Chân
mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
.
Mắt phượng :
Phượng
phi môi hạnh, mặt hoa
Mày
ngài, mắt phượng, da ngà, lưng ong.
.
Mắt bồ câu :
Thương
ai con mắt bồ câu
Miệng
cười như thể hoa ngâu đang mùa.
.
Mắt không tốt :
-
Người khôn con mắt đen sì,
Người
dại con mắt nửa chi nửa thau.
-Những
người mắt trắng môi thâm,
Mắng
cha chửi mẹ, chém đâm bạn hiền.
-
Người nào ti hí mắt lươn,
Trai
thời trộm cướp, gái buôn chồng người.
-
Mấy người con mắt ốc nhồi,
Có
tài đánh vợ, đập nồi đập niêu.
Ấy
gíá trị con mắt là thế, đặc biệt của phái đẹp, cho nên ở Việt nam ta ngày xưa,
thanh niên trước khi đi lấy vợ thường có tục
“xem mắt”. Xem mắt để xem người
con gái mà mình muốn lấy làm vợ có đẹp, có hiền và có ngoan không. Tuy gọi là xem mắt chứ có bao giờ anh chàng
được xem mắt người vợ tương lai đâu, cha mẹ
hay mối lái xem hộ thôi.
Người
Việt nam đã đúc kết kinh nghiệm về con mắt vào trong những câu ca dao tục
ngữ. Dĩ nhiên những câu ca dao cũng chỉ
đúng trong một giới hạn nhất định, có những trường hợp ý nghĩa của con mắt vượt ra ngoài những kinh
nghệm đó.
3.
Các nhà khoa học.
Theo
các nhà khoa học, con mắt được coi như một chiếc máy chụp rất nhỏ nhưng rất
tinh vi và phức tạp, chưa có một máy kỹ thuật số nào sánh kịp... Chỉ cần đưa ra
một chi tiết để xem nó phức tạp đến mức nào : con mắt không lớn hơn một quả
bóng bàn nhưng chứa hơn 10 triệu đường dây điện và dư sức truyền dẫn cùng một
lúc một triệu rưỡi tín hiệu. Con mắt
thâu 80% số vốn kiến thức mà con người hấp thụ được... Người ta còn ví von :”Con mắt là cửa sổ
của tâm hồn”.
III. NÓI VỀ CÁI NHÌN.
Đôi
mắt đẹp, không những là do cái đẹp tự nhiên bên ngoài như mắt nhung, mắt bồ
câu, mắt xanh, mắt nai... nhưng nó đẹp vì còn chứa đựng ý nghĩa bên trong. Chính cái ý nghĩa tiềm ẩn bên trong ấy làm
tăng giá trị cho vẻ đẹp của con mắt. Có
những cái nhìn trìu mến, có cái nhìn thương
xót, nhìn tình tứ âu yếm, nhìn trách móc... Cũng có những cái nhìn mang
một ý nghĩa xấc láo, thách thức, có cái nhìn sỗ sàng thiếu tế nhị. Cũng có những cái nhìn khác như nhìn trộm,
nhìn nửa con mắt, nhìn trừng trừng...
Chính
cái nhìn mang nhiều ý nghĩa như vậy nên
chúng ta phải cẩn thận đối với cái nhìn của mình để nó luôn diễn tả được cái vẻ
trong sáng, đáng yêu. Vì cái nhìn là
một thứ ngôn ngữ giầu có, nó có tính linh hoạt nên nó phản ảnh con người tương
đối chính xác. Vì nhìn tức là đã thể hiện con người của mình qua cách thế mà chúng ta xử dụng. Có cái nhìn thành khẩn khiến người khác cảm
thông, cũng có cái nhìn làm cho người khác khinh ghét hay tức giận. Cũng là cái nhìn nhưng mỗi cái đều mang ý
nghĩa đặc biệt của nó. Chúng ta có thể
nói lại một lần nữa :”Nhìn là biểu lộ bản ngã của mình cho tha nhân”.
Phải
chăng cuộc đời diễn ra thế nào thì còn tùy vào cái nhìn của ta ? Ta cho nó thế
nào thì nó diễn ra như vậy ? Chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của Alexandre
Dumas (cha) :”Cuộc đời thật là tươi đẹp, đó là theo cái tấm kính mà xuyên
qua đó ta nhìn vào” ?
Chúng
ta thử đặt vấn đề : khi ta nhìn sự vật bên ngoài, ta có thể nhìn sự vật ấy như
nó là nó hay nó đã bị thay đổi theo cái nhìn của ta ? Về vấn đề này, thi sĩ Nguyễn Du đã khẳng định trong truyện Kiều
là :
Cảnh
nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Nguyễn
Du)
Tôi
cho rằng chúng ta nhìn sự vật không hoàn toàn đúng với nó mà chính cái nhìn của
ta đã biến đổi nó một phần nào theo ý tưởng chủ quan đã có sẵn trong đầu óc
chúng ta. Sự vật được xuất hiện theo cái nhìn của ta. Ông La Krylov đặt câu hỏi :
-
Xứ nào đẹp nhất ?
Xin
thưa :
-
Xứ mà người yêu anh đang ở.
Theo
ông Krylov, xứ sở đẹp không phải chỉ là cảnh vật đẹp mà cảnh vật chỉ trở nên
đẹp khi có sự hiện diện của người yêu. Tình yêu làm cho cảnh vật thêm xinh đẹp.
Chắc đã có lần chúng ta đi dạo quanh bờ hồ Hồ
xuân Hương thành phố Đà lạt vào một buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống ? Cảnh
hồ rất thơ mộng, xen lẫn với tiếng chuông chùa Linh sơn. Trứớc cảnh đẹp hấp dẫn
này, ai là người thấy cảnh vật vui ? Ai là người thấy cảnh vật buồn ? Vui hay
buồn là tâm trạng của từng người : nếu hai người yêu đi bên nhau thì cảnh ấy
đẹp tuyệt vời. Nếu ai bị người yêu phản bội thì cảnh ấy trở nên buồn thảm, không
có gì hấp dẫn. Vì thế, chủ trương của Alexandre Dumas và của Nguyễn Du đều đúng
vì ta luôn nhìn sự vật qua cái tấm kính của mình.
Truyện : ông vua và ông
thầy tu.
Một
ngày kia, một ông vua đi bách bộ, thấy một vị tu sĩ quần áo râu ria nhem nhuốc,
thì liền nói :
-
Này ông thầy tu, ta thấy nhà ngươi giống như con heo vậy.
Vị
tu sĩ cúi đầu đáp lại :
-
Dạ, còn bệ hạ thì giống như thần thánh vậy.
Nhà
vua khoái chí lắm, nhưng trong lòng không khỏi thắc mắc. Vua liền nói :
-
Tại sao ta gọi nhà ngươi là heo mà nhà ngươi không giận dữ, mà lại khen ta
giống như thần thánh ?
Vị
tu sĩ đáp :
-
Dạ, thưa hoàng thượng. Từ cặp mắt heo, nhìn gì cũng giống heo. Từ cặp mắt
thánh, nhìn gì cũng giống thánh.
(Nguyễn
cao Sâm, Tình trời, tình người... tr 81)
IV. CÁI NHÌN CỦA CHÚA VÀ CỦA TA.
1.
Cái nhìn của Chúa.
Theo
Phúc âm, không bao giờ ta thấy Chúa Giêsu có cái nhìn BẤT CẨN, SOI MÓI, TÀN
NHẪN, cái nhìn mà nhiều khi người ta muốn gán cho người khác. Nói thế không có nghĩa bảo Chúa không tinh
mắt. Trái lại, không có cái gì thoát
khỏi mắt Người, từ những cử chỉ nhỏ nhặt đến những tâm tình rất khó đoán ra
trên nét mặt.
-
Chẳng hạn, ngồi trước đền thờ, Chúa nhìn cách thức đám đông bỏ tiền vào hòm
dâng cúng, nhiều người bỏ vào rất kín đáo. Nhưng trong đám ấy, Chúa nhìn thấy
một bà góa nghèo khó, bỏ hai dồng tiền nhỏ đáng giá một phần tư xu. Chẳng ai khác chú ý đến cả (Mc 12,41).
-
Tại bể tắm Bezata, trong số đông người ốm đau tàn tật nằm la liệt đợi khi nước động thì xuống tắm cho được khỏi
bệnh. Chúa thấy một bệnh nhân đã 38 năm
mà chưa có ai chú ý đến (Ga 5,5-6).
Chúng
ta thấy cái nhìn của Chúa Giêsu hàm chứa hai phản ứng khác nhau, tùy theo thái
độ nội tâm của người Chúa nhìn. Thường
thường cái nhìn của Người là cái nhìn SOI SÁNG để xây dựng chứ không để đả
phá. Nhưng một khi mắt Người chạm phải
một tấm lòng chai đá, lòng Chúa se lại, khiến cái nhìn của Ngài hoá BUỒN SẦU.
-
Chẳng hạn, vào một ngày hưu lễ tại hội đường, người Do thái để ý xem Chúa có
làm phép lạ chữa một người bại tay chăng.
Chúa bèn hỏi họ ngày hưu lễ có được làm việc lành không ? Nhưng họ lặng thinh không trả lời... Khi ấy mặt Chúa giận dữ, Ngài nhìn họ, lòng
thì ngao ngán vì thái độ cứng lòng của họ (Mc 3,5).
-
Hoặc chúng ta có thể tưởng tượng ở vườn Cây dầu, Chúa Giêsu đã nhìn Giuđa với
cái nhìn còn đau khổ hơn nữa, khi Giuđa hôn nộp Người :”Bạn lấy cái hôn để nộp
Thầy ư” (Lc 22,48). Cái nhìn ngao ngán sầu thương, đá là tiếng gọi cuối cùng
kêu gọi y trở lại.
Nhưng
thường thường, cái nhìn của Chúa Giêsu làm cho tâm hồn thành tâm được CẢI TÂN
hẳn. Ví dụ như trường hợp ông Giakêu (x. Lc 19,1-11) , hay ông Phêrô (x. Lc
22,61).
Ngoài
lòng thống hối, cái nìn của Chúa Giêsu còn có thề KHÊU GỢI ĐỨC TIN trong tâm
hồn người ta. Trường hợp thiếu phụ
Samari bên bờ giếng Giacóp, cảm thấy Chúa Giêsu thấu suốt những bí mật của đời
mình, chị ta mới tin Người là vị Thiên sai (Ga 4,5-52). Trường hợp của Nathanaen cũng thế (x,Ga
1,45-51).
Cái
nhìn của Chúa Giêsu cũng làm cho nhiều người chuyển hướng, tin vào Chúa và cũng
làm cho một số người hy sinh mọi sự để theo Người như trường hợp các tông đồ.
Tuy nhiên, cái nhìn đó không bao giờ cóù tính cách CƯỠNG BÁCH ; trường hợp
chàng thanh niên giầu có đã chứng tỏ điều ấy (Mc 10,21).
(Cf K.T X , Báo Nhà Chúa, số 6, tr 95-100}
2.
Cái nhìn của ta.
Chúng
ta sống, chúng ta có mắt để nhìn, nhưng đồng thời cũng là kẻ bị nhìn. Khi nói
đến cái nhìn, chúng ta có thể chia làm hai loại : cái nhìn sát sinh và cái nhìn
hiếu sinh.
a)
Cái nhìn sát sinh.
Các
triết gia hiện đại đã phân tích nhiều về cái nhìn nó làm cho sự vật bị méo mó
đi để nó không còn là nó nữa. Theo họ,
cái nhìn có thể làm “người bị nhìn” hóa ra cái mà “người nhìn” họ gán cho họ
: nhận định này được J.P. Satre gói
ghém trong một công thức La tinh :”Videor, ergo sum” (tôi bị nhìn
thế nào thì tôi là vậy).
Cái
nhìn sát sinh là cái nhìn tròng trọc, cái nhìn trừng trừng như nuốt trửng, như
muốn tiêu hủy đương sự, cái nhìn đa nghi phóng vào một người như muốn chiếu
điện họ, len lỏi vào tận từng kẽ, từng khúc để có thể quả quyết tên này là thế
này, kẻ kia thế nọ và chỉ là như vậy mà thôi, không thể là gì khác : nhìn như
thế là gây mặc cảm nơi người “bị nhìn” làm cho họ không là thế lại hóa ra thế.
Cho nên, ta không nên ngạc nhiên tại
sao giữa hai người, tuy không trao đổi bằng lời nói mà có sự ngại ngùng khẩn
trương, ác cảm, đối lập.
(Nguyễn
huy Lịch, báo Nhà Chúa, số 28, tr 48)
Đúng
là :
Hai
người đối diện phút lâu,
Mắt
như gươm sắc nhìn nhau lạnh lùng.
(Nguyễn
mạnh Cổn)
Ta
có thể đưa ra đây mấy ví dụ :
-
Bác nhà quê chất phác lần đầu tiên lên tỉnh, đi qua phố, bác có cảm tưởng như mọi người đang chăm chú nhìn bác từ quần
áo, đầu tóc cho đến dáng điệu đi đứng
:”Chắc người ta đang cười mình”, bác tự nghĩ thế và thấy khó chịu, không còn tự
nhiên như khi ở nhà quê.
-
Hoặc trang thanh niên kia tò mò, đang dán mắt nhìn vào kẽ ván nhìn nhà bên cạnh
đánh nhau, chợt nghe tiếng chân tiến
đến đàng sau, anh thầm nghĩ :”chắc thằng con nhà láng giềng đến”, và mọi vật
đều đảo lộn lung tung, anh chẳng còn thấy gì nữa, vì chính anh đang bị nhòm
ngó, bị tóm quả tang đang có cử chỉ không đẹp.
b)
Cái nhìn hiếu sinh.
Thay
vì xử dụng cái nhìn mà triết lý gọi là cái nhìn “sát sinh”, ta hãy còn
cái nhìn “hiếu sinh” . Cái nhìn hiếu sinh là cái nhìn muốn cho con người
được sống, được vui vẻ, cái nhìn biết thông cảm với tha nhân trong phần thanh
cao, tế nhị nhất của họ, cái nhìn kiên
nhẫn không vội xét đoán, nhưng biết trầm lặng đợi chờ. Cái nhìn khuyến khích,
thiện cảm này sẽ giúp người đối diện có thể là mình, rõ thật là mình, không còn
gượng gạo, khách sáo, hoặc phải đóng kịch... Cái nhìn hiếu sinh sẽ dễ dãi sự trao đổi giữa anh em vì biết tôn trọng
nhau, vì cả bên này bên kia không tìm cách hại nhau, song thật sự muốn giúp
nhau .
Ta
có thể đưa ra ví dụ :
-
Cứ quan sát điệu bộ đứa trẻ tập đi thì đủ rõ : mẹ nó đứng cách nó vài buớc, mỉm
cười, giơ tay đón nó : đứa bé chập chững đi, lảo đảo bước được một tí, rồi cười
òa rơi vào tay mẹ. Chắc chắn nó không
dám bước đi nếu đàng trước nó là một bộ mặt rầu rầu.
-
Một sinh viên linh lợi chăm chú, lắng nghe giáo sư giảng bài, với một cái nhìn
cởi mở, đủ khiến cho giáo sư thấy việc thuyết trình thêm dễ dàng. Đôi khi cái nhìn của sinh viên khiến ông
trong lúc đó khám phá ra những điều ông chưa hề nghĩ tới bao giờ.
Vậy
tùy theo hoàn cảnh của tha nhân có thể là TÊ LIỆT hoặc trái lại, GIẢI PHÓNG
tôi. Cái nhìn có thể làm tôi ao ước chết đi cho rảnh (cái nhìn sát sinh), mà
cũng có thể khiến tôi sống phong phú, dồi dào, linh hoạt hơn (cái nhìn hiếu
sinh)
(x.
KTX, báo Nhà Chúa, số 6, tr 86-88)
V. CÁI NHÌN VÀ XÉT ĐOÁN.
Dân
Do thái từ bỏ Chúa mà đi thờ các dân ngoại mà các thần ấy chỉ là bằng gỗ đá mà
Kinh Thánh gọi là những thần có mắt mà không nhìn, có tai mà không nghe, có
miệng mà không biết nói... Vậy con
người có mắt để làm gì ? Chắc chắn là
để nhìn, để xem ! Nhưng qua kinh
nghiệm, chúng ta thấy trong đời sống, có cái nên nìn, có cái không nên nhìn ;
có cái được nhìn, có cái không được nhìn, tùy theo hoàn cảnh và đối tượng. Vậy có được nhìn vào dời sống riêng tư của
người khác không ? Cái đó còn tùy
trường hợp : nếu vì nhiệm vụ phải nhìn xem để sửa lỗi và khuyến khích người có
lỗi vươn lên thì cần ; còn nếu chỉ nhìn để xét nét, moi móc cái xấu ra mà xét
xử, mà lên án, để tiêu diệt người khác thì không nên.
Chúa
Giêsu đã cảnh cáo chúng ta :”Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét
đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như
vậy” (Mt 7,12) Thánh Giacôbê tông đồ cũng can gián chúng ta đừng phong cho
mình chức quan án để xét xử người khác :”Còn anh em là ai mà dám xét xử
người lân cận”(Gc 4,12).
Không
ai mời chúng ta làm quan án để xét xử người khác mà ai cũng tự phong cho mình
làm quan án để xét xử không công (x.Rm
2,1). Con người chúng ta chỉ biết theo
cái vỏ bề ngoài của người khác, còn Thiên Chúa mới biết được nội tâm con người.
Sự xét đoán của con người luôn thiên lệch theo cái lăng kính chủ quan của
mình. Ông Pirenne đã làm
một cuộc thí nghiệm : ông cho một người ăn mặc kỳ dị đi vòng quanh một lớp học
có độ 30 em học sinh, cho các em quan sát. Sau đó ông bảo các học sinh mô tả lại cái con người ăn mặc kỳ dị
ấy. Kết quả rất bất ngờ : ông thấy 30
bài viết ấy khác nhau, không bài nào giống bài nào, đôi lúc có những chi tiết
trái ngược nhau. Như thế chứng tỏ cái
nhìn của con người luôn thiên lệch, không thể nắm bắt được chính xác và nguyên
vẹn được sự vật.
Ngoài
yếu tố thành kiến ra, con người còn bị chi phối bởi tình cảm như
người đời nói :
Yêu
nên tốt, ghét nên xấu.
Khi
đã bị tình cảm chi phối rồi thì sự nhận xét hoàn toàn thiên lệch, đôi khi đi
đến chỗ cực đoan như người ta nói :
Yêu
nhau quả ấu cũng tròn
Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
(ca
dao)
Tại
sao lại có sự trái ngược như vậy ? Vì tình cảm yêu hay ghét muốn tuyệt đối hoá đối tượng mà người ta yêu
hay ghét. Chẳng hạn, một chàng trai kia yêu một cô gái thì anh ta hoàn thiện
hóa con người mà anh ta yêu, anh ta chỉ còn thấy cái hay, cái tốt, cái đẹp của
người yêu thôi, còn các khuyết điểm khác, anh tạm bỏ ra ngoài Vì thế, người ta mới nói :
Lỗ
mũi em thì tám gánh lông,
Chồng
yêu chồng bảo : tơ rồng trời cho.
Đêm
nằm thì ngáy o o,
Chồng
yêu chồng bảo : ngáy cho vui nhà.
Đi
chợ thì hay ăn quà,
Chồng
yêu chồng bảo : về nhà đỡ cơm.
Trên
đầu những rác cùng rơm,
Chồng
yêu chồng bảo : hoa thơm trên đầu.
(Ca
dao)
Còn
khi ghét nhau thì mọi cái của người kia đều xấu hết, cố gắng mà moi mọi cái xấu
của người kia ra để nguyền rủa :
Yêu
nhau xé lụa may quần,
Ghét nhau kể nợ kể nần nhau ra.
(Ca
dao)
Truyện : miệng méo càng có duyên.
Tôi
có biết một câu chuyện đời thường xẩy ra ở quanh đây, gần đây thôiâ nhưng xin
giấu tên và địa chỉ. Có một anh chàng đem lòng thương một cô nàng. Cô này có nước da trắng, mái tóc đen mượt,
đôi mắt thuộc loại nai tơ, thân hình thon thả dễ coi, nhưng có một khuyết tật
là cái miệng méo. Anh định chọn làm vợ. Người trong gia đình đều ngăn cản, cho
là xấu mã lắm, thiếu gì người đàng hoàng mà phải lấy cô ta. Nhưng anh ta cho rằng : chính cái miệng méo
mới có duyên nên anh cứ lấy.
Mấy
năm đầu hai người sống với nhau hạnh phúc. Nhưmg cô này tính tình thì nóng nảy,
lại ương ngạnh , làm cho chồng rất khó chịu. Sau mấy năm làm ăn, kiếm được một
món tiền, vợ chồng bàn nhau kế hoạch làm ăn. Chồng muốn mua mấy sào ruộng để
canh tác. Vợ thì muốn lấy số tiền ấy chơi hụi. Chồng không chịu vì chơi hụi thì
rất phiêu lưu, mất cả vốn làm ăn. Vợ tức bực chửi chồng là ngu dốt không biết
cách làm giầu dễ dàng và mau chóng. Lời qua tiếng lại càng ngày càng to. Anh chồng tức quá, vã vào miệng vợ một cái
thật mạnh, vừa vã vừa nói :
-
Cái miệng này vô duyên quá.
Vợ
vừa khóc vừa nói :
-
Sao trước đây anh bảo là miệng có duyên ?
Chồng
hùng hổ bảo :
-
Ngày xưa có duyên, bây giờ thì vô duyên, thật vô duyên.
Cùng
một sự việc mà lúc này người ta coi là thế này, lúc khác người ta lại cho là
thế khác. Cùng là một cái miệng méo mà
l úc thì coi là hữu duyên, lúc thì coi là vô duyên. Như vậy, sự việc chỉ là
một, còn người ta suy nghĩ khác về sự việc , làm cho nó biến dạng đi, chứ sự
việc thì không thay đổi.
Chính
vì thế mà ông Daniel Stern đã nói rất chí lý :”Thường thường người ta
yêu nhau vì những đức tính mà người ta
không có ; thế rồi, người ta lại xa nhau vì những tính xấu mà người ta không
có”.
Lời
nói và hành động bên ngoài là phản ảnh tư tưởng, cái nhìn và con người thực bên
trong. Người ích kỷ gian ác và thường tích trữ giận hờn trong lòng cũng sẽ chỉ
biết tìm kiếm và nhìn thấy những điều xấu xa nơi người khác. Trái lại, người nỗ
lực sống liêm chính, sẽ biết tìm kiếm những điều tốt nơi người khác, sẽ có khả
năng chấp nhận người khác và không mất tin tưởng khi đối diện với người khác.
Đồng thời, họ cũng biết nhìn những điều tiêu cực với cặp mắt khách quan, biết
thông cảm, thay vì xét đoán cách nghiêm khắc.
KẾT
LUẬN.
Để
kết luận, tôi xin đưa ra một câu chuyện để nói lên rằng : chúng ta phải luôn đề
phòng cái nhìn của ta vì đã nhìn thì thường hay xét đoán và xét đoán thường sai
lầm vì bị thành kiến hay tình cảm thương hay ghét chi phối. Nói chung, con
người mình thế nào thì nhìn người ta ra như vậy vì chính mình phóng chiếu cái
tư tưởng của mình trên người khác bắt họ phải là cái như ta nghĩ, mà không thể
là thế khác.
Truyện : Những tâm hồn
hạnh phúc.
Một
hoàng đế nọ muốn thử lòng trung thực của các quan cận thần nên đã nảy ra một ý
nghĩ, ông gọi người thứ nhất nổi tiếng là ác nghiệt và keo kiệt tới và bảo :
-
Ngươi hãy lên đường, rảo bước khắp nơi và tìm cho ta được một người thật là tốt
lành.
Vâng
lệnh vua, người ấy bắt đầu việc tìm kiếm người mà vua mong ước. Bất kỳ ai,
người ấy cũng dừng lại bắt chuyện và thăm dò thế nào. Sau thời gian lâu dài
lang thang tìm kiếm, ông ta trở về và phúc trình với vua :
-
Tâu chúa thượng, hạ thần đã làm như chúa thượng truyền bảo, hạ thần đã rảo bước
khắp nơi nhưng không thể tìm được một
người nào tốt lành cả. Ai cũng chỉ là người đầy lòng ích kỷ, gian ác. Thật
không thể tìm được một người tốt lành trên trái đất này.
Nhà
vua cho người thứ nhất lui ra và gọi quan cận thần thứ hai tới. Người thứ hai
vốn là người có lòng nhân từ, bao dung, quảng đại và rất được mọi người qúi
mến, kính nể. Nhà vua bảo ông :
-
Người hãy đi khắp nơi tìm cho ta một người thật là độc ác xấu bụng.
Vâng
lệnh nhà vua , người thứ hai cũng lên đường tìm kiếm người xấu xa độc ác nhất
trong thiên hạ đem về cho vua. Nhưng sau một thời gian lâu rảo bước khắp nơi,
hỏi han từng người gặp thấy trên đường. Cuối cùng, quan cận thần thứ hai đành
phải trở về triều đình và trình với vua rằng
-
Tâu chúa thượng, hạ thần đã thực tình thi hành lệnh truyền của chúa thượng,
nhưng không tài nào tìm được một người như chúa thượng mong muốn. Hạ thần đã gặp thấy những người đầy thiện
chí, tuy không phải là hoàn hảo, mỗi người đều có khuyết điểm và những hạn hẹp
riêng, nhưng không hẳn là xấu xa, có những người lầm lỗi, phạm tội ác, nhưng có
thể chỉ là vì mù quáng, không biết phân biệt điều thiện với điều ác, hoặc không
đủ sức để thi hành điều thiện hảo mà họ muốn làm. Có thể nói được rằng không có ai là người hoàn toàn xấu và độc ác
cả, trong thâm tâm mọi người, vì muốn
điều tốt, bất chấp mọi thất bại nặng nề của họ.
(R,
Veritas, Những viên ngọc qúi, tr 341-343).
Chúng
ta thường nghe nói rằng :”Hữu ư trung, xuất hình ư ngoại” : có trong
lòng mới tràn ra bên ngoài. Nhiều lúc
con người đóng kịch, muốn che giấu những cái xấu bên trong, chỉ phô bầy ra bên
ngoài những cái hay, cái tốt cho người ta xem, nhưng rồi cuối cùng, lúc họ
không ngờ, chính việc làm và cách sống của họ lại phản bội và tố cáo họ. Chúng
ta hãy sống trung thực với lòng mình, sống cho công minh chính trực, rồi tự
lòng mình, tự cái nhìn của mình sẽ phát xuất ra những điều hay, giống như lời
vị tu sĩ nói với vua : từ cặp mắt heo, nhìn cái gì cũng là heo, còn từ cặp mắt
thánh thì nhìn cái gì cũng là thánh.
Lạy Chúa, xin cho con quả tim của
Chúa để con đừng khép lại trên chính mình. Xin cho con quả tim quảng đại như
Chúa để con biết vượt lên cao, thắng vượt mọi tình cảm tầm thường, để mặc lấy
tâm tình bao dung, tha thứ.
Lạy Chúa, xin cho con cặp mắt trong
sáng, an bình để không một đam mê nào khuấy động tâm hồn con, để con khám phá ra
điều tốt nơi những người con không ưa, hoặc những người thù ghét con nữa.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt