MỒNG BA TẾT
_______________________________________
Bông hoa ngày Tết
Hôm
nay ngay Mồng Ba Tết Ất dậu. Chúng ta đã dùng ngày Mồng Một để cảm tạ Chúa và
cầu bình an cho năm mới, ngày Mồng Hai để báo hiếu ông bà cha mẹ, và ngày Mồng
Ba Tết hôm nay, Hội thánh nhắc nhở cho chúng ta hãy biết thánh hoá công việc
làm ăn trong năm mới. Cần hiểu rằng Lao động không phải là một tạp dịch khổ
sai, mà đứng về phương diện thần học, thì nó là một vinh dự , vì nhờ Lao động
mà con người được tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Ba
ngày Tết sắp hết, các bông hoa bắt đầu tàn. Nhìn những bông hoa đó tôi nảy ra
một ý nghĩ : mọi sự sẽ qua đi. Điều đó làm cho tôi nhớ lại một câu trong
sách Giảng viên :”Omnia tempus habent : mọi sự đều có thời giờ của nó
(Gv 3,1), và tự đặt dấu hỏi chúng ta sẽ dùng thời giờ Chúa ban cho trong năm
mới này để làm được những gì ?
I. SỐ PHẬN BÔNG HOA.
Hôm
30 Tết người ta đẩy xe hoa đi bán trong khắp thành phố. Hoa nhiều lắm : đủ mọi
loài hoa, đủ mầu, hương sắc, ai mua thứ
nào cũng có. Nhà nào cũng có hoa chưng ngày Tết.
Hôm
nay cũng trên đường phố của ngày 30 Tết hôm đó, những người phu hót rác đang
đẩy những chiếc xe rác để thu gom cơ man là hoa đã tàn, đã thành rác đem đi dổ.
Ôi
! Hương sắc của hoa hôm qua, bây giờ héo úa tàn tạ, phải mau mau tống khứ. Chờ xe hoa truớc Tết và đợi xe rác khi Tết
đã tận. Hôm trước nâng niu, hôm sau phế
bỏ. Có gì bền vững đâu. Cuộc sống
nghiệt ngã thật. Nhưng hoa và rác đều im lặng.
Im lặng tỏa hương và phô sắc làm đẹp cho chiếc bàn nhỏ và im lặng bước
lên xe rác chờ ngày tái sinh trong kiếp hoa sau. Đúng là:
Phù
hoa nối tiếp phù hoa,
Chi chi chăng nữa cũng là phù hoa.
(Gv
1,2)
II. SỐ PHẬN CON NGƯỜI.
Nhìn
thấy cảnh người phu đi hót rác, đang hốt những bông hoa tàn bỏ lên xe, tôi liên
tưởng đến số phận con người. Và tôi
muốn suy gẫm câu đáp lễ cầu hồn :
Đời
sống con người giống như hoa cỏ
Như
bông hoa nở trên cách đồng
Một
cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi
Nơi
nó mọc không còn mang vết tích.
(Tv
102, 111115-16)
Đời
sống con người giống như bông hoa sớm nở chiều tàn : thật mỏng manh, thật ngắn
ngủi. Vì thế người xưa đã nói :
Nhân
sinh thất thập cổ lai hy.
Vì
cuộc đời nhắn ngủi nên người ta mới mừng thọ vào tuổi 60, mừng thượng thọ vào
tuổi 70. Ngày nay người ta tuy sống thọ
hơn, hơn 70 tuổi, nhưng có sống đến 930 tuổi như ông Adam hay 969 tuổi như ông
Mathusalem thì cũng chẳng là gì so với đời đời.
Tại
nghĩa trang chúng ta đang sống đây (Thánh lễ tại nghĩa trang), mỗi năm chúng ta
lại chứng kiến đô tùy đẩy chiếc xe tang tới đây và gửi một người vào trong lòng
đất và hiện họ đang nằm ở đây.
Ôi
! số phận con người thật mỏng manh. Nay mai sẽ có xe tang đem một người nào đó
đến gửi xác ở đây.
III. CON NGƯỜI VÀ THỜI GIỜ.
1.
Chủ của thời giờ.
Thiên
Chúa là chủ thơi gian, Ngài ban phát thời giờ cho từng người, mỗi người bao
nhiêu tùy ý. Khi ban thời giờ cho chúng ta sống, Thiên Chúa hết sức tiết kiệm,
chỉ ban cho chúng ta một cách nhỏ giọt : ban từng giây, từng phút, ban từng giờ
từng ngày. Chúa lấy lại giây phút trước rồi mới ban cho chúng ta giây phút sau.
Giầu sang vô biên như Chúa, mà không bao giờ Chúa ban cho ta cùng một lúc hai
giây, hai phút.
Dù
là Giáo hoàng, hồng y, giám mục, dù là hoàng đế hay tổng thống, trong một năm
Chúa chỉ ban cho có 31.563.000 giây, dùng từng giây một, hết giây này Chúa mới
ban cho giây khác. Không ai có thể làm chủ thời gian, không ai có thể níu kéo
thời gian lại và thời gian trôi đi sẽ không bao giờ trở lại.
2.
Thời giờ chóng qua.
Ai
cũng có kinh nhgiệm về sự chóng qua của thời gian vì nó qua đi một cách rất vô
tư :
Thời
giờ thấm thoát thoi đưa,
Nó đi đi mãi, có chừa ai đâu.
Ở
đời này không có gì chóng qua bằng thơi giờ, và vì nó chóng qua như vậy nên
nhiều hình ảnh đã được đem ra so sánh với thời giơ . Theo Thánh Kinh :
.
Thời giờ trôi qua nhanh hơn kẻ chạy đua (G 9,25-26).
.
Sống được 70, 80 tuổi là cùng (Kn 2,4-5).
.
Thời gian không trở lại (Gv 11,7-10)
Trong
văn chương có nhiều hình ảnh diễn tả, thời giờ được ví như :
-
Mũi tên bay
-
Tia chớp loé lên.
-
Áng mây trôi.
-
Con thoi thợ dệt.
-
Một giấc mơ :
Đời
người như giấc chiêm bao
Nghìn
xưa đã thấy ai nào trăm năm.
-
Hoa sớm nở chiều tàn :
Đời
người khác thể là hoa,
Sớm
còn tối mất hoá ra lỡ làng.
3.
Hãy qúi trọng thời giờ.
Thời
giờ không nằm trong tầm tay chúng ta để chúng ta muốn làm gì thì làm, mà phải ở
trong tay Chúa, Chúa ban cho bao nhiêu thì được bấy nhiêu và Chúa sẽ tính sổ
với chúng ta về số thời giờ Ngài đã ban cho như cái vốn để chúng ta phải làm
sinh sôi nảy nở ra các việc lành phúc đức.
a)
Thời giờ rất qúi báu.
Không
gì qúi bằng máu Chúa đã đổ ra để cứu chuộc chúng ta, mà thời giờ là giá máu
Chúa Giêsu đã đổ ra để cứu chuộc chúng ta. Những kẻ chịu phạt đời trong hỏa
ngục, chỉ cần trở lại trần gian này được một giây thôi, thì cũng đủ để cho họ
được lên thiên đàng.
b)
Hãy biết dùng thời giờ.
Theo
một cuộc điều ta được tiến hành nơi một
số người sống đạo một cách lơ là, trong một năm họ có 8760 giờ :
.
họ đi lui đi tới, mất 260 giờ.
.
họ nói chuyện với người khác, mất 310 giờ.
.
họ tắm rửa và sửa sắc dđẹp, mất 620 giờ.
.
họ ăn uống, mất 930 giờ.
.
họ ngủ nghỉ, mất 2.900 giờ.
.
họ dành cho các việc đạo đức : 25 giờ.
c)
Hãy biết dùng thời giờ.
Chúng
ta hãy qúi trọng thời giờ Chúa ban cho chúng ta sống. Chúng ta phải tin rằng :
trong mỗi giây, mỗi phút Chúa ban cho chúng ta sống, Chúa đều kèm theo một ơn
đặc biệt trong mỗi giây phút đó. Chúng
ta phải biết rằng Chúa chỉ ban cho chúng ta sống giây phúc hiện tại mà thôi,
Những
giây phút trong cuộc đời chúng ta trôi qua, không phải để biến mất, nhưng để
nhập vào kho đời đời của chúng ta sau này : kho thiên đàng đời đời hạnh phúc,
kho hoả ngục trầm luân muôn kiếp.
Chúng
ta hãy xác tín rằng : giá trị của một đời người không chủ tại sống lâu năm trên
trần gian này, nhưng chủ tại sống sâu đậm cuộc đời của họ. Trước mặt Chúa, giá
trị của đời sống chúng ta không nằm trong chiều dài của thời gian, nhưng nằm
trong chiều sâu của thời gian. Một
người chết trẻ, chết sớm nhưng đã biết dùng thời giờ Chúa ban trong đời sống
mình để yêu mến Chúa, để làm tôi Chúa, để sống đẹp lòng Chúa, thì có giá trị
trước mặt Chúa hơn là một người sống lâu năm nhưng đã không dùng thời giờ Chúa
ban để yêu mến Chúa hết lòng, để sống đẹp lòng Chúa mọi bề.
Bởi
đó, điều quan trọng đối với chúng ta, không phải là được sống lâu năm trên đời
này, nhưng điều quan trọng là Chúa ban cho đực sống năm tháng ngày giờ nào, thì
dùng thời giờ Chúa ban cho để hết tình yêu mến Chúa, để hết lòng phụng sự Chúa,
để hoàn toàn hy sinh và hiến thân cho Chúa.
Trong
năm mới này, chúng ta hãy ra sức làm việc không phải chỉ kiếm cho có cơm ăn áo
mặc mà còn phải làm sáng danh Chúa như lời thánh Phaolô đã nói :”Dù anh em ăn,
dù anh em ngủ nghỉ, dù làm bất cứ việc gì , hãy làm cho sáng danh Chúa”.
KẾT
LUẬN.
Chúng
ta hãy xin Chúa cho chúng ta được khôn ngoan để biết tính sổ ngày đời của chúng
ta, biết dùng thời giờ cho nên thời giờ Chúa đã ban cho :”Xin dạy chúng con
biết tính sổ ngày đời chúng con, ngõ hầu chúng con đem được khôn ngoan vào lòng
“ (Tv 9012).
Chúng
ta hãy xin Chúa cho chúng ta biết thánh hoá thời giờ mà Chúa ban cho chúng ta
sống ngày hôm nay :”Hôm nay, phải chi các ngươi nghe tiếng Người :”Chớ cứng
lòng như tại Meriba, như ngày Massa trong sa mạc, nơi mà tổå tiên các ngươi
khiêu khích Ta, chúng thử thách Ta, dù đã chứng kiến công việc Ta làm” (Tv
95,7-9)..
Chúng
ta hãy xin Chúa cho chúng ta luôn luôn tỉnh thức để đón chờ giờ Chúa đến, giờ
chúng ta chết để gặp gỡ Chúa :”Các con hãy tỉnh thức vì không biết giờ nào
Chúa các con sẽ đến”
(Mt 24,42).
Ngày
Tết mà có những suy tư như trên, xem ra có vẻ bi quan, nhưng nó thực tế, nhất
là sau trận động đất và sóng thần đã xẩy ra ngày 26.12.2004. Trình bầy những
suy nghĩ riêng tư như thế chỉ có ý nhắc nhở cho chúng ta : trong năm mới này
hãy tích cực lao động để góp phần làm vinh danh Chúa và cứu rỗi nhiều người,
đừng để cho một giây phút nào trôi đi vô ích.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con
người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần
tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này ne6u
cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành
chương trình sáng tạo của Chúa.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt