Cám  Dỗ

_____________________________

Chúa nhật I Mùa Chay, C

 

I. LỜI CHÚA.

       

        Trong các bài Tin  Mừng của Chúa nhật I Mùa Chay, các thánh ký đều nói đến việc Đức Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa. Sở dĩ Hội thánh muốn đem bài Tin Mừng này ra cho chúng ta suy niệm vì Hội thánh muốn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng : Mùa Chay là mùa vật lộn với ma qủi, thế gian và xác thịt.  Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta bắt chước mà chống trả lại các chước cám dỗ của ma qủi để tỏ lòng trung thành với Ngài.

 

        Chúa Giêsu chịu cám dỗ vì chúng ta : Trước hết, Ngài chịu cám dỗ để nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng chung quanh chúng ta và chính trong bản thân chúng ta luôn đầy cám dỗ, vì thế chúng ta phải đề cao cảnh giác.

 

        Thứ hai, Chúa chịu cám dỗ và đã chiến thắng cám dỗ để làm gương cho chúng ta noi theo khi chúng ta phải đương đầu với những cám dỗ của chúng ta : Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta chỉ có thể thắng được cám dỗ nếu chúng ta không dực vào sự khôn ngoan của chúng ta, mà biết cậy vào sự khôn ngoan của Lời Chúa ; chúng ta chỉ thắng cám dỗ nếu chúng ta không chiều theo ý muốn riêng của mình mà luôn tìm làm theo ý muốn của Thiên Chúa.

 

        Chúng ta hãy suy niệm lời Chúa Giêsu dạy trong Mùa Chay này :

        “Các on hãy tỉnh thức mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mt 26,41 ; Mc 14,38).

        “Ma qủi sàng các con như sàng gạo” (Lc 22,31).

        “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét

        rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).

 

II. THỬ THÁCH VÀ CÁM DỖ.

 

        Khi nói đến thử thách và cám dỗ, chúng ta thấy hai từ ngữ ấy có nội dung khác nhau : Thiên Chúa thử thách chúng ta để xem chúng ta trung thành với Chúa đến mức nào như trường hợp của Adam Evà; còn cám dỗ thì Ngài không trực tiếp làm mà chỉ cho phép ma qủi cám dỗ để giúp chúng ta được thêm công phúc.

 

        1. Thử thách :

       

        Đây là một từ được dùng rất nhiều trong cuộc sống.  Chính nhờ thử thách mà con người có giá trị như “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Thử thách càng nhiều, càng cam go thì càng làm cho người vượt được thêm giá trị. Người ta lấy thử thách để định giá con người :

 

                                Văn vô sơn thủy vô kỳ khí,

                                Nhân bất phong sương vị lão tài.

                                        (Nguyễn công Trứ)

 

 

Trong Thánh kinh ta thấy có rất nhiều lần dùng đến thử thách.

        Có ba tác nhân có thể khởi xướng thử thách. Trước hết, chính Thiên Chúa thử thách con người để biết đáy lòng họ (Đnl 8,2) và ban cho họ sự sống (Gc 1,12).  Con người cũng cố gắng chứng tỏ mình “như Thiên Chúa” nhưng mưu toan của họ được khơi dậy do một sức quyến rũ và đưa họ đến chỗ chết (St 3 ; Rm 7,11).  Như thế, thử thách ở đây trở thành một cám dỗ, và có nhân vật thứ ba can dự vào : đó là tên Dụ Dỗ.  Vậy thử thách nhằm đến sự sống (St 2,17 ; Gc 2,17) ; còn cám dỗ “sinh ra chết chóc” (St 3, Gc 1,13t) ; thử thách là hồng ân của ân sủng, còn cám dỗ thì xúi giục phạm tội.

 

        2. Cám dỗ.

 

        Trên bình diện tâm lý, Thiên Chúa dò xét lòng dạ con người và thử thách họ (1Th 2,4). Còn đối với việc cám dỗ, Ngài chỉ cho phép thôi (1Cr 10,13). Cám dỗ đến từ tên Dụ Dỗ (Cvsđ 5,3 ; 1Th 3,5) qua trung gian là thế gian (1Ga 5,19), nhất là tiền bạc (1Tm 6,9). Vì thế, chúng ta cần phải cầu xin đừng để “sa chuớc” cám dỗ (Mt 6,13 ; 26,41) vì nó dẫn đết cái chết (Ga1,14t). Thái độ nguyện cầu trong tình con thảo đi ngược lại hẳn với thái độ thách thức Thiên Chúa {Lc 11, 1-11).

 

          a) Diễn tiến cơn cám dỗ.

 

        Cám dỗ thường diễn tiến qua ba giai đoạn :

        - Trước tiên, ma qủi gợi ra một ý tưởng xấu trong đầu óc. Những tư tưởng này khách quan chẳng sao vì ý tưởng vẫn là ý tưởng, chưa có sự tham gia của chủ thể.

        - Tiếp đến ma qủi xúi giục ta ưng theo, chấp nhận ý tưởng ấy. Đây là một cuộc giằng co giữa cái tốt và cái xấu, cần phải cân nhắc để đi đến quyết định.

        - Sau cùng, thái độ của ta trước ý tưởng ấy : chấp nhận hay chống lại.  Tội hay phúc là do quyết định tự do của ta. Con người phải chịu trách nhiệm về sự quyết định sau cùng này : trung thành hay phản bội Chúa ?

 

          b) Ích lợi của cám dỗ.

 

        Thử thách nhằm đến sự sống. Cám dỗ cũng có thể đưa tới sự sống nếu ta không sa vào nghĩa là ta thắng được cám dỗ.  Đây là dịp để chúng ta tỏ lòng trung thành với Chúa. Khi bị cám dỗ, ai mà chọn cái xấu tức là sa ngã đầu hàng cám dỗ, còn ai cương quyết chọn cái tốt tức là chiến thắng, khi đó cám dỗ chẳng những không làm hại đuợc người đó mà càng làm cho người đó thêm công nghiệp.

 

        Thử thách cũng như cám dỗ cần thiết và rất có lợi cho con người vì làm cho con người có giá trị trước mặt Thiên Chúa và có thêm công phúc, vì thế người ta mới nói :

 

                        Có cứng mới đứng đầu gió

                hoặc

                        Có gió lung mới biết tùng bá cứng,

                        Có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao.

                                       (tục ngữ)

          c) Những ai bị cám dỗ ?

 

        Chúa không tha cho ai bị cám dỗ vì đấy là cách thể hiện lòng trung thành đối với Chúa. Ngài không cám dỗ nhưng chỉ tha phép cho ma qủa cám dỗ mọi người không trừ ai. Ma quỉ có thể cám dỗ mọi nơi mọi lúc bằng mọi mưu chước. Chỉ có một điều là phải tỉnh thức và cầu nguyện đừng để thua chước cám dỗ.

 

Truyện : càng thánh càng bị cám dỗ

       

Ai phải ma qủi cám dỗ ba laà©n ? Chính Chúa Giêsu.

        Lúc làm Giám mục, thánh Auggustinô tự thú rằng mình có những cơn mơ xấu xa làm cho phải bối rối suốt đêm.

        Vào khỏng 80 và 90 tuổi. thánh Alphongsô Liggori vẫn bị những cơn cám dỗ nặng nề. Ngài nói :”Tôi vẫn luôn luôn bị cám dỗ như thanh niên mới 21 tuổi”.

        Thánh Ephrem coó một giấc mơ lạ lùng như sau : Ngài thấy một con qủa ngồi ngoài cổng một thành phố lớn. Một thành phố nổi tiếng là tội lỗi. Con qủi ngồi đó một cách u63 oải, thỉnh thoảng nó liếc mắt nhìn quanh một vòng rồi nhắm mắt lại. Sau đó, ngài lại thấy một vị tu hành ở trong rừng. Một đám đông ma qủi đang quấn qúit lấy vị tu hành đó. Thấy vậy ngài la lên :

        - Bọn qủi này trơ trẽn quá. Chúng bay đông mà chỉ tấn công có một người, còn trong thành kia, có nhiều người mà chỉ có một con qủi đang ngủ gục.

        Bọn qủi trả lời :

        - Trong thành, chúng tôi không cần cố gắng, vả lại một con qủi ở đó cũng dư rồi. Ở đây, chúng tôi đang còn ít vì không làm cho ông này nghe theo chúng tôi được.

                        (Nguyễn hài Đồng, Tự điển câu truyện, 1969, tr 148-149)

 

III. THÁI ĐỘ TRƯỚC CÁM DỖ.

 

        1. Tự do và lựa chọn.

 

        Mọi người phải chịu ma qủi cám dỗ, kể cả Chúa Giêsu với tư cách là con người như chúng ta. Hễ là người là có tự do. Mà tự do có nghĩa là có quyền l::10Ạ1:: chọn. Mà đã nói lựa chọn thì tức là có thể chọn đung và có thể chọn sai. Chính ở kẽ hở này mà cám dỗ xen vào, nó xúi giục ta bỏ cái tốt mà chọn cái xấu. Ai mà chọn cái xấu tức là sa ngã đầu hàng cám dỗ, còn ai vẫn cương quyết chọn cái tốt tức là kẻ chiến thắng, khi đó cám dỗ chẳng những không làm hại được người đó mà càng làm cho người đó thêm công nghiệp.

 

        Vì thế, Chúa ban cho con người có lý trí, hiểu biết và tự lựa chọn, nên con người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy theo nguyên tắc “hữu tội tắc trừng, hữu công tắc thưởng” (có tội thì phải phạt, có công thì được thưởng).

 

Truyện : cơn cám dỗ cuối cùng.

 

        Một cuốn phim đã gây xôn xao dư luận một thời, nhất là vào năm 1989, đó là phim “Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa” (The last temptation of Christ,  phỏng theo quyển tiểu thuyết cùng tên, của nhà văn Hy lạp Nilos Kazantzakis).  Cuốn phim (và quyển tiểu thuyết) mô tả lúc Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá, rời bỏ sứ mạng cứu thế để sống một cuộc đời bình thường. Ngài đi tìm lại nàng Madalena, cưới nàng làm vợ. Sau đó lại tìm đến với chị em Matta và Maria ở làng Betania và cũng cưới luôn hai chị em này làm vợ. Ngài có rất nhiều con và sống rất hạnh phúc.

 

        Báo chí và các đài phát thanh đưa tin rằng khi cuốn phim được trình bầy chiếu lần đầu, những người có đạo đã đập phá rạp chiếu bóng tan tành, đến nỗi lần chiếu sau phải chiếu ở một rạp đặc biệt cô lập bởi chung quanh toàn là nước để khỏi bị đập phá lần nữa. N6éu tác giả mà viết như thế về Hồi giáo thì chắc chắn  ông cũng sẽ bị mang cùng một số phận với Salman Rusdie, người đã bị giáo chủ Hồi giáo Khômeni kêu gọi mọi tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới hễ gặp mặt tác giả là có bổn phận phải giết ngay, lý do là Slman Rusdie đã viết một quyển sách có những điều bị cho là xúc phạm đến Hồi giáo, quyển sách mang tựa đề “Những vần thơ ác quỷ” (the satanic verses)

 

        Thực ra, nếu chúng ta đọc được quyển “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” của Nikos Kazantzakis, thì chúng ta sẽ thấy chẳng có gì xúc phạm cả. Tuy tác giả có nói Chúa Giêsu rời thập  giá và cưới 3 người vợ, có nhiều con, nhưng đó chỉ là một cơn cám dỗ của Chúa thôi.  Cuối cùng Chúa đã lắc đầu không theo cơn cám dỗ đó.  Ngài tỉnh dậy vẫn thấy mình đang bị treo trên thánh giá, và Ngài hô lên một tiếng kêu chiến thắng “Thế là đã hoàn tất”, rồi Ngài tắt thở.  Trong đoạn mở đầu, Nikos Kazantzakis cũng nói rõ quan điểm của ông khi viết quyển truyện này : Ông tin Chúa Gies6 su vừa là Chúa vừa là người, và ông muốn nhìn Ngài dưới khía cạnh người.  Ông muốn tưởng tượng những cám dỗ và những chiến đấu vô cùng ác liệt mà con người Giêsu đã phải đương đầu,  và đã anh dũng chiến thắng như thế nào, để càng thấy rõ Chúa Giêsu là mẫu mực cho con người chúng ta hơn, để càng cảm phục Ngài hơn, và để con người chúng ta can đảm hơn trong khi chiến đấu với những cơn cám dỗ của chúng ta.  Ông đã tâm sự rằng “Trong khi viết... tôi đã cảm động đến phát khóc. Tôi chưa bao giờ cảm thấy máu của Chúa rơi từng giọt vào tim tôi với sự ngọt ngào như vậy, với nỗi đớn đau như vậy”.

                        (Lm Hồ bạc Xái,  Sợi chỉ đỏ, năm C, tập 1, tr 147-149).

 

        2. Chống lại cám dỗ.

 

        Chúa cho phép ma quỉ cám dỗ chúng ta không phải để làm hại chúng ta mà là dịp để chúng ta trưởng thành hơn trong việc trung thành với Chúa. Cám dỗ càng lơn, càng nhiều thì càng đòi chúng ta phải cố gắng chống trả, và công phúc chúng ta tỷ lệ thuận với sự cố gắng.

 

        a) Phải chống trả từ đầu.

 

        Người ta thường nói : Đầu xuôi đuôi lọt, nếu vừa bị cám dỗ ta đã chống lại ngay thì nó sẽ tạo cho ta cái đà để chống đỡ, nếu ta rùi rắng hay nhượng bộ một chút thì ý chí chúng ta sẽ suy yếu dần, sức chống trả không còn mãnh liệt và có thể đi đến chỗ buông tay, sự sa ngã đã gần kề.

 

Truyện : người Ả rập và con lạc đà.

 

        Mùa đông, một người Ả rập ngồi trong lều trại. Thình lình có con lạc đà đến nói rằng :

        - Ngoài này lạnh lắm, nên xin ông cho tôi thò mõm vào nhà trại rất ấm áp của ông.

        Người Ả rập thấy không nguy hiểm chi bèn đáp :

        - Ta vui lòng cho phép ngươi.

        Được giục lòng can đảm bởi bước thành công thứ nhất đó, lạc đà tiếp :

        - Xin ông cho tôi thò cả đầu vào.

        Người Ả rập bắt đầu lấy thái độ của lạc đà làm lo ngại, nên trả lời ràng :

        - Thò đầu vào mà thôi đấy.

        Sung sướng vì thành công lần nữa, con vật mưu mẹo và sáng trí liền xin thò hai chân trước nữa, no nói :

        - Hai chân này gần đầu lắm.

        Người Ả rập kinh sợ vì nghe lạc đà nài ép, bèn đáp :

        - Hai chân trước mà thôi, không được thò thêm cái chi nữa.

                (Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 199-200)

 

        b) Chống lại từ cám dỗ nhỏ.

 

        Ma quỉ dùng phương pháp “được đàng chân lân đàng đầu”, hễ chúng ta nhượng bộ một bước thì ma quỉ sẽ tiến tới một bước, không bao giờ chịu lùi đâu. Phương pháp để tránh không cho ma quỉ tiến tới là chúng ta hãy theo khẩu hiệu của các vị hoàng đế La mã xưa:”Chống lại từ đầu”.

 

        Tại sao con em chúng ta phạm tội ăn cắp, trộm cướp. giết người ? Có phải chỉ một vài ngày, một tháng mà đã phạm những tội tầy trời như thế ?  Không phải, nó đã trải qua một quá trình từ nhỏ đến lớn. Ma quỉ không cám dỗ các em ăn trộm ngay một triệu đồng. Nó rất tinh ma. Nó bảo các em lấy trộm một vài đồng, có khi chỉ một con tem năm hào và no ùbiết rằng nó có thể đưa các em từ chỗ ăn trộm ăn cắp những cái lặt vặt cho đến khi tính gian dối trở thành một thói quen trong các em đã. Lúc ấy nó sẽ cám dỗ các em lấy những cái lơn hơn. Chính vì thế mà chúng ta phải chống lại từ đầu, từ những cái nhỏ nhặt.

 

        Chúng ta đều biết gương Giuđa và tính gian dối đã làm hại đời hắn như thế nào rồi. Từ chỗ là một tông đồ của Chúa Giêsu, hắn đã trở thành một tên phản bội, gian tham. Việc Giuđa sa ngã, bắt đầu từ chỗ lấy cắp chút đỉnh trong quĩ của các tông đồ, rồi cuối cùng, lòng hắn trở nên khô cứng đến nỗi đành tâm bán Thầy để được ba mươi đồng.

 

        Người ta nói không sai kinh nhgiệm trường đời :

                                Bé ăn trộm gà,

                                Cả ăn trộm trâu,

                                Lâu lâu làm giặc.

 

          3. Tránh dịp nguy hiểm.

 

        Người ta thường nói :”Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ởû trong một môi trường tốt thì người ta dễ nên tốt, người ở trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu, đó là định luật tâm lý vì người ta hay bắt chước một cách vô ý thức.

 

        Kinh Thánh nói :”Ai yêu sự nguy hiểm thì sẽ rơi vào sự nguy hiểm” (Gv 3,27) : chơi với lửa có ngày sẽ bỏng, chơi với dao có ngày đứt tay, chơi với bùn có ngày lấm áo... Đó là kinh nghiệm ngàn đời của dân gian. Nên người ta khuyên :

                                Chim khôn tránh lưới tránh dò,

                            Người khôn tránh chốn xô đồ mới khôn.

                                        (ca dao)

 

        Người xưa cũng khuyên :”Cá, giải chán vực sâu mà ra chỗ nông, cho nên mắc phải chài lưới. Chim, muông chán rừng rậm mà xuống đồng bằng, cho nên bị phải cạm bẫy” (Hàn Thi ngoại truyện).

        Chống lại chước cám dỗ là tốt, việc phải làm, nhưng cũng không nên gây ra dịp thuận tiện để cho cám dỗ ập tới. Tại sao không cố mà tránh cơ hội gây ra cám dỗ để khỏi bị mắc bẫy ?

                                Chim ham mồi sa lưới,

                                Cá ham thính ma91c câu.

                                Con người phải nghĩ cho sâu,

                        Đừng ham danh lợi, sắc hầu sa cơ.

                                Tài danh là cạm giữa trời,

                        Hồng nhan là bả những người tài hoa.

                                       (ca dao)

 

        Người xưa cũng còn dạy :”Cẩn tắc vô ưu” : cẩn thận thì khỏi phải lo. Không ai dám nói được mình khôn ngoan, không bị sa vào cạm bẫy. Chúa Giêsu đã từng khuyên :”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Mt 26,41 ; Mc 14,38). Cẩn thận đề phòng là phương pháp tốt nhất để khỏi bị rơi vào cạm bẫy của ma quỉ đang giăng ra khắp nơi, như lời thánh Phêrô khuyên :”Anh em hãy tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỉ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1Pr 5,8-9a).

 

Truyện : thuê tài xế lái xe.

 

        Có một người giầu có rất yêu mến mẹ già. Một hôm ông muốn đi thuê một người tài xế chở bà mẹ già đi chơi mỗi buổi chiều. Có ba người đến xin chân tài xế đó.

        Người giầu nói :”Tôi không muốn có một tai nạn nào xẩy ra trong khi các ông mang mẹ tôi đi chơi cả. Tôi sẽ thử cả ba ông xem các ông lái xe giỏi đến mức nào. Tôi muốn xem các ông lái sát hào bao nhiêu mà không bị rơi xuống”.

        Người tài xế thứ nhất tự nhủ :”Cái đó thì dễ ợt”. Ông ngồi bẻ tay lái và chạy vù xuống đường, cách cái hào một tấc.

        Người thứ hai thầm bảo :”Mình lái ngon hơn hẳn là cái chắc”. Ông này cũng lái vèo xuống đường và chỉ cách cái hào có nửa tấc.

        Trong khi đó, người thứ ba suy nghĩ rất hung, kết quả ông lái cách hào những một mét.

        Hai người tài xế trước thấy thế cười đắc chí, nhưng người giầu lại bảo bác tài xế thứ ba rằng :”Tôi xin nhận bác làm tài xế cho mẹ tôi. Tôi cần người tài xế có bảo đảm, mà một người lái có bảo đảm thì không bao giờ lái sát hào quá”.

                        (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 19-20)

 

        Bài học này dạy chúng ta lo tránh dịp tội. Chúng ta không được thử xem mình có thể đến gần tội bằng cách nào mà không phạm.  Chúng ta phải xa lánh tội. Vậy nếu đi đâu với người nào mà họ lại xúi chúng ta làm một điều gì xấu thì nên tránh xa người ấy. Ma quỉ cố cám dỗ chúng ta đến gần tội. Chúng biết rằng chúng ta mà cứ đến gần tội thì thế nào cũng sa vào đó. Nếu chúng ta muốn, chúng ta có thể chơi xỏ lại ma quỉ bằng cách cứ tiếp tục giữ đường của mình, không đến sát    hào tội lỗi.

 

Truyện vui : khôn một giờ

 

        Một co gái tuổi đôi mươi con nhà gia giáo. Một hôm cô đi chơi về trễ. Ba má cô ở nhà nóng ruột. Khi cô về tới nhà, ba má cô vẫn còn đợi ở phòng khách.

        Ba má thành thật khuyên cô :

        - Con  ạ, con đã lớn rồi phải biết giữ mình kẻo thiệt thân. Đừng đi chơi trễ quá kẻo có ngày “khôn ba năm dại một giờ” con a.

        Co gái trả lời :

        - Thưa ba má, con đã dại ba năm rồi, bây giờ mới khôn được một giờ ba má ạ.

        Ba má lắc đầu !!

 

IV. PHẢI DÙNG PHƯƠNG THẾ NÀO ?

 

        Người ta nói :”Vỏ quít dầy có móng tay nhọn”, vỏ quít càng dầy bao nhiêu càng cần phải có móng tay nhọn để bóc vỏ. Nếu ma quỉ bầy mưu cám dỗ  để ta sa ngã thì ta cũng phải có cách chống lại chúng. Trong các phương thế cần dùng để chống lại chúng ta có phương thế tự nhiên và phương thế siêu nhiên.

 

        1. Phương thế tự nhiên.

 

        Khi bị cám dỗ, chúng ta phải dùng nghị lực tinh thần để chống trả. Trong việc chống trả này có khi phải chống trả trực tiếp, có khi gián tiếp.

 

        a) Chống trả trực tiếp.

 

        Khi bị cám dỗ về mọi phương diện, ngoài đức trong sạch, ta nên dừng lại suy nghĩ để tìm ra những lý do mà tránh những việc ấy, ví dụ bị cám dỗ trả thù, nói hành, cáo gian, trộm cắp...

        - Nếu ta bị cám dỗ đánh bạc thì hãy suy rằng : đánh bạc gây gương xấu cho con cái, mất thì giờ, mất tiền của, mất lao động, làm hại kinh tế gia đình để người ta phải nói :

                                Đêm nằm nghĩ lại mà coi,

                        Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà.

                                         (ca dao)

 

        - Nếu ta bị cám dỗ rượu chè say sưa , ta suy rằng : say sưa làm hại sức khoẻ, tốn tiền, mất khôn, mất thì giờ lao động, gây gương mù gương xấu, có thể làm những điều đồi bại trong khi say sưa, không làm chủ được mình :

                                Hớp thứ nhất phục vụ sức khoẻ,

                                Hớp thứ hai cho khoái cảm,

                                Hớp thứ ba cho nhục nhã,

                                Hớp thứ tư cho điên rồ.

                                         (Anacharsis)

        Nhà hiền triết Sénèque cũng nói :”Say là cái điên tự nguyện”.

 

          b) Chống trả gián tiếp.

 

        Khi bị cám dỗ chống lại đức trong sạch thì chúng ta không nên chống lại trực tiếp mà theo một chiến thuật khác, đó là “đào vi thượng sách” (chạy đi là tốt nhất). Khi bị cám dỗ về đức trong sạch, ta đừng nghĩ tới tư tưởng xấu ấy để chống lại, hãy nghĩ đến ngay một tư tưởng khác tốt lành để thay vào đó. Phải bỏ đi dứt khoát, không do dự, không trì hoãn. Chiến thuật của ma quỉ là “vết dầu loang”, hay” chiến thuật tằm ăn dâu” nghĩa là chúng không đánh ngay một lúc mà cứ gặm dần. Nếu cứ để cho chúng lấn dần thì sau này mình không còn một tấc đất mà chính bản thân mình cũng không còn.

 

        Đừng bao giờ cố tình hay vô tình nối giáo cho giặc, làm cách nào để cho ma quỉ lợi dụng được, ví dụ đọc một cuốn tiểu thuyết dâm ô mà lấy lẽ rằng đọc để học văn, xem chiếu bóng nhiều để biết tâm lý xã hội ; hoặc giao thiệp với người khác giới để lấy kinh nghiệm cuộc sống và trưởng thành trong tình yêu.

 

Truyện : sang ngủ nhờ.

 

        Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng diềng có người đàn bà góa cũng ở một mình một nhà. Một hôm, mưa to, gió lớn, nhà người đàn bà đổ, bèn sang xin ngủ nhờ... Người láng diềng đóng cửa không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ , nói :”Người sao bất nhân thế ? không cho ta vào” !

       

        Người láng diềng đáp :”Ta nghe đàn ông đàn bà sáu mươi tuổi trở lên mới ở chung được. Nay ngươi còn trẻ mà ta cũng còn trẻ, cho nên ta không thể cho ngươi vào ngủ trọ được”.

 

        Người đàn bà nói :”Ngươi sao không làm như ông Liễu-hạ-Huệ, ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì”.

 

        Người láng diềng nói :”Ông Liễu hạ Huệ thì thế được, chứ ta đây chưa thế được. Vì ta cho ngươi vào mà ta không được như ông Liễu hạ Huệ thì thà rằng ta không cho ngươi vào mà ta cũng giữ không tai tiếng gì như ông Liễu hạ Huệ. Thế là ta không làm như ông Liễu hạ Huệ mà cũng được như ông Liễu hạ Huệ vậy”.

 

        Khổng Tử nghe câu chuyện ấy nói :”Phải lắm ! Kẻ muốn học ông Liễu hạ Huệ, chưa ai giống được người nước Lỗ này. Mong làm điều rất phải, không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là người khôn”.

                        (Nguyễn duy Cần, Thuật xử thế của người xưa, 1970, tr 127)

 

        c) Phải biết nghe người khôn ngoan.

 

                Chúng ta hay tự hào mình là người hiểu biết, không cần ai nhắc bảo. Tính chủ quan làm cho chúng ta trở nên mù quáng, không còn nhìn ra những sai trái của mình để sửa chữa, cho nên người ta mới nói :

                                Bàng quan giả tỉnh, đương cục giả mê.

                                Việc người thì sáng, việc mình thì quáng.

 

Nhiều  người cho là mình khôn ngoan biết mọi sự không cần ai nhắc bảo, nhưng thực ra họ đã đi lạc đường mà không biết. Đối với những người ấy, thánh Augustinô khen : Bene currit, sed extra viam (chạy giỏi đấy nhưng lạc đường). Nhiều khi Chúa muốn thưởng công cho những người khiêm nhường biết nghe theo lời chỉ bảo của người khác hướng dẫn họ đi đúng đường và dẫn tới thành công ; ngược lại, Chúa để cho họ sa ngã thê thảm.

 

Truyện : mặc áo trắng vào mỏ than.

 

Có một thiếu phụ bênh vực cho lập trường của mình là có thể lui tới những nơi giải trí khả nghi mà chẳng sao.  Người bạn của bà đáp :

- Chắc là chẳng sao, nhưng tôi sực nhớ một chuyện xẩy ra mùa hè vừa qua rồi, khi tôi cùng một số bạn hữu đi thăm một mỏ than. Có một thiếu phụ mặc áo trắng tinh.  Khi bạn bè phiền trách thì bà gọi một người thợ mỏ già làm hướng đạo của đoàn du lịch mà hỏi hơi gắt gỏng :”Tôi không thể bận áo trắng mà xuống mỏ than sao” ?  Ông cụ đáp :”Có chớ, chẳng có gì ngăn trở bà bận áo trắng màø xuống đó, nhưng sẽ có nhiều thứ û ngăn trở bà cứ bận áo trắng mà trở lên mặt đất”.   Ta thử tưởng tượng xem, khi ra khỏi hầm than, con người của bà ấy sẽ ra thế nào !

                (Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 127)

 

        2. Phương thế siêu nhiên.

 

        Thiên Chúa muốn con người chúng ta cộng tác với Chúa. Ngài không làm việc một mình đặc biệt với chương trình cứu độ của ta. Thánh Augustinô nói :”Khi tạo dựng nên con, Chúa không cần con, nhưng để cứu rỗi con, Chúa cần con cộng tác”.

        Trong việc chống cám dỗ, một mình chúng ta không thể thắng nổi ma quỉ, cần phải có ơn Chúa phù trợ vì Chúa nói :”sine me nihil potestis facere” (Ga15,5). Nếu chúng ta biết cộng tác với Chúa thì Ngài sẽ ban ơn dồi dào để giúp ta chiến thắng ma quỉ. Ơn Chúa không bao giờ thiếu nếu chúng ta biết kêu cầu. Thánh Phaolô kêu cầu Chúa ban ơn trợ lực trong cuộc chiến, Chúa đã trả lời :”Ơn ta đã đủ cho con”(2Cr 12,9).

 

        Chúa Giêsu đã từng khuyên chúng ta :”Các con hãy tỉnh thức và cầu mguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40). Trong kinh Lạy Cha, Ngài cũng khuyên chúng ta phải cầu nguyện cùng Cha trên trời xin ơn trên trợ lực để có thể chống trả lại chước cám dỗ, chiến thắng ma quỉ khi Ngài dạy :”Xin chớ để chúng con sa chước cam dỗ” (Mt 6,13); 26,4) có nghĩa là “đừng cho phép chúng con bước vào” hay “đừng để chúng con ngã gục trước sự cám dỗ” (Giáo lý công giáo,  số 2846).  Đây là một lời cầu xin trung thành với Thiên Chúa và tuân giữ những điều răn của Ngài (2Tm 3,14 ; Mt 19,17 ; Ga 14,23-24). Nó đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa và quyết định. Nó mang theo những giằng co nội tâm mà chính Chúa Giêsu đã trải qua trong 40 đêm ngày chịu thử thách (Lc 4,1-13).

 

          KẾT LUẬN

 

        Trong cuộc đời Kitô hữu chúng ta,  ma quỉ luôn sàng chúng ta như sàng gạo, chúng ta không thể tránh được vì Chúa tha phép cho ma quỉ cám dỗ để thử thách lòng trung thành của chúng ta đối với Ngài.  Chỉ có điều là chúng ta phải tỉnh thức để chiến đấu chống lại các chước cám dỗ.

                        Truyện : Rowlan Hill và đàn heo.

        Rowlan Hill, một nhà giảng thuyết trứ danh, trong một bài giảng đã kể chuyện sau : Ngày nọ, tôi xuống phố, thấy một bầy heo chạy theo một người. Tôi thấy lạ nên để ý xem. Lạ hơn nữa là bầy heo theo người đó vào lò sát sinh ! Tôi thắc mắc hỏi người đó làm cách nào mà dụ dỗ bầy heo tài tình như vậy. Ông đáp :”Ngài không thấy đó sao ? Tôi mang theo rổ đậu, thỉnh thoảng vãi mấy hạt đậu xuống đường. Thế là bầy heo tham ăn chạy theo”.  Rồi ngài giảng tiếp :”Tôi nghĩ ma quỉ cũng áp dụng chiến thuật đó. Nó mang theo rổ đậu, rải trên đường trần và đám đông xô nhau chạy theo, đến tận lò sát sinh vĩnh hằng.

 

        Lạy Chúa, chúng con sẽ trưởng thành hơn sau mỗi lần chiến thắng, sẽ kinh nghiệm nhiều hơn sau mỗi cơn thử thách. Nhưng xin Chúa đừng để chúng con thất vọng sau mỗi lần vấp ngã, đừng bao giờ để chúng con bỏ cuộc sau những lần thất bại.

        Xin cho chúng con luôn tin tưởng chỗi dậy tiếp tục chiến đấu cho dù phải hy sinh mạng sống, vì chính Chúa Giêsu đã sẵn lòng chịu chết để trung tín với Đức Chúa Cha.

        Xin ban thêm sức mạnh để chúng con chiến thắng các cơn cám dỗ nhờ ăn chay và cầu nguyện. Amen.

 

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Mùa chay 2004


Mục Lục