K H
Ó C
--------------------------------------------
Thứ Tư Lễ Tro
I. LỜI KÊU GỌI THỐNG HỐI.
Hôm
nay chúng ta bước vào Mùa Chay thánh. Mùa Chay được khởi đầu với lễ nghi xức
tro. Hội thánh muốn dùng lễ nghi xức tro để nhắc nhở cho cái mình nhớ rằng con
người chỉ là tro bụi và sẽ trở về cùng bụi tro (x. St 3,19). Nếu con người được
dựng nên bằng tro bụi, tại sao lại dám chống lại với Đấng dựng nên trọ
bụi. Con người là gì ? Là hư không
! Vậy con người phải biết thân phận hèn
yếu của mình mà sám hối, nghĩa là phải làm hòa với Chúa (x.Cr 5,20).
Hội
thánh mượn lời ngôn sứ Giôen mà thúc giục ta phải ăn năn khóc lóc về những lầm
lỗi của mình :”Chúa phán :Các ngươi hãy
thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước
mắt và than van... Các tư tế hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc” (Ge 2,12.17). Trong Cựu ước, than khóc là thái độ của con
người biết hối lỗi, biết nhận ra những lỗi lầm của mình mà quyết tâm trở về với
Chúa. Thái độ thống hối này đựợc kèm
theo việc mặc áo nhặm, ngồi trên đống tro hay ít là rắc tro trên đầu. Trong bài
giảng Tám mối phúc thật, Chúa Giêsu cũng chúc phúc cho những người nào biết
thống hối ăn năn :”Phúc cho anh em là
những kẻ bây giờ phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười” (Lc 6,21 ; Mt 5,5).
Hôm
nay chúng ta được xức tro trên đầu cùng với lời căn dặn của Linh mục :”Hãy ăn
năn sám hối và đón nhận Tin Mừng”( Mc 1,15). Ăn năn khóc lóc là thái
độ của người thống hối muốn trở về với Chúa là Chúa tình thương :”Châu lệ là cơm bánh đêm ngày” (Tv 42,4) hoặc
câu :”Con khóc lóc xin đừng giả điếc làm
ngơ” (Tv 38,13).
II. NÓI VỀ KHÓC LÓC.
1. Ai cũng biết khóc.
Nếu
Rabelais nói :”Cười là đặc điểm riêng của con người” thì ta cũng có thể nói : Khóc
là đặc tính của con người vì chỉ có con người mới biết khóc, nước mắt cá sấu
không phải là do khóc mà do hiện tượng sinh lý tiết ra. Nên người ta mới nói :
Làm người có miệng có môi,
Khi buồn thì khóc, kh vui lại cười.
(Ca
dao)
Trong
đời, ai cũng đã có lần cười và ai cũng đã có lần khóc ; nhưng lại khóc ít hơn
cười cũng như mưa ít hơn nắng. Nắng nhiều còn dễ chịu, chứ mưa nhiều thì rất
cực.
2. Nhiều kiểu khóc.
Mỗi
cách khóc mang một sắc thái riêng, nhưng cũng có lúc pha trộn, không mang riêng
một sắc thái nào. Người ta nói : khóc sướt mướt, khóc nghẹn ngào, khóc da diết,
khóc tấm tức, khóc nỉ non, khóc nức nở, khóc than, khóc hận, khóc ai oán, khóc
thầm... Khóc thầm là cái khóc kín đáo không lộ ra bên ngoài nhưng rất đau đớn
như “Yêu anh em vẫn khóc thầm”. Cái khóc của chúng ta đây chỉ là khóc thầm,
khóc vì hối hận về những lầm lỗi đã xúc phạm đến Chúa, không ai biết cái khóc
này, chỉ có Chúa biết.
3. Lý do của khóc lóc.
31. Khi
nào bạn khóc ?
Các
nhà khoa học đi hỏi nhiều người với câu hỏi hơi lạ : Khi nào bạn khóc, nghĩa là
hỏi vì lý do nào mà bạn khóc, thì :
-
30% đáp : khi xem phim có cảnh buồn, hay khi xem kịch có kết thúc quá nghiệt
ngã.
-
19% đáp : tôi chỉ khóc khi chia tay với người mình thương.
-
18% đáp : chỉ xụt xùi khi vợ chồng xung đột.
-
14 % đáp : khóc vô cớ bạ đâu khóc đấy (đa số là phụ nữ).
-
6 % đáp : khi nghe nhạc, nhất là những tác phẩm bất hủ cỡ Tristesse hay
Roméo-Juliette.
-
4% chảy nước mắt khi tranh cãi với đồng nghiệp hay cấp trên.
-
5% trả lời thẳng thừng : tôi chả bao giờ nặn ra được một giọt để làm thuốc.
Giới
trẻ từ 15-24 tuổi đã tỏ ra đa sầu đa cảm hơn người ta tưởng : 61% dế “mít ướt”
khi
gặp một cảnh buồn.
Lứa
tuổi 35-49 có vẻ khô khan hơn.
(Kiến thức ngày nay, số 134, 3/1994, tr
37).
32. Lý
do chính.
Thông
thường muốn khóc thì phải có lý do cũng giống như cười vậy. Con người chỉ có
thể khóc hay cười được khi họ hiểu vấn đề. Con vật không thể khóc hay cười được
vì nó không có lý trí, không thể hiểu được vấn đề mình khóc hay mình cười.
Ngoài bìa hộp fromage của Pháp , ta
thấy có hình con bò cười với hàng chữ “La vache qui rit”, thực ra con bò chỉ nhe răng ra chứ đâu có
biết cười?
Cho
nên, khi khóc thì phải nói là khóc CHO
ai và khóc VÌ ai, không thể khóc
không không được, phải hiểu được ý nghĩa thì mới cười hay khóc được.
*
Khóc cho và khóc vì
người khác.
Lý
do của việc khóc lóc này là hướng về người khác. thông cảm với người ta chứ
không quay về mình. Chúng ta có thể đưa
ra đây vài trường hợp điển hình đã được ghi chép trong Tin Mừng.
.
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Chúa Giêsu đã thương khóc thành sẽ
bị phá hủy vì không đón nhận Tin mừng bình an Ngài mang đến cho :”Sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung
quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở
giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào đè trên hòn đá nào, vì ngươi đã không
nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm” (Lc 19,41).
.
Khi được tin Lazarô đã qua đời, Chúa Giêsu đến thăm chị em Macta và Maria và
yên ủi chị em về cái chết của đứa em trai :”Khi
thấy cô Maria khóc và những người Do thái đi với cô cùng khóc, Đức Giêsu thổn
thức trong lòng và xao xuyến... Đức
Giêsu liền khóc” (Ga 11, 33-35).
.
Trong văn chương Việt nam, chúng ta cũng thấy có những người trong thấy cảnh
đau khổ của người khác thì liền thương cảm, xúc động, thương cho cảnh đời đen
bạc, thương cho nhân tình thế thái. Trong Cung oán ngâm khúc, thi sĩ Nguyễn gia
Thiều đã nói :
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
Ai
bầy trò bãi bể nương dâu.
Trắng
răng đến thuở bạc đầu,
Tử,
sinh, kinh cụ làm nau mấy lần.
*
Khóc cho mình và khóc vì
mình.
Khi
khóc cho mình và vì mình là khóc cho chính thân phận của mình. Chính sự tiếc
nuối hay hối hận là động lực cho mình khóc.
Khóc đây là khóc cho sự thống hối kèm theo sự quyết tâm sửa mình. Trường
hợp này ta cũng thấy ghi trong Tin Mừng:
.
Thánh Luca thuật lại việc người phụ nữ tội lỗi nào đó khét tiếng trong thành đã
đến gặp Chúa, khóc lóc thảm thiết tỏ dấu ăn năn và đã được Chúa tha thứ :”Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong
thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một
bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đàng sau, sát chân Người mà khóc, lấy
nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị
lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên”(Lc7,37-38)
.
Cả ba thánh sử Matthêu, Maccô và Luca đều nói về việc thánh Phêrô đã chối Chúa
ba lần. Ông đã chối Chúa bằng thốt lên những lời độc địa và thề là không hề
biết Người. Trước kia ông đã thề thốt bằng những lời mạnh mẽ như có chết cũng không bỏ Người, nhưng lúc này ông
thực sự yếu đuối, những lời thề thốt trước kia đã tiêu tan, ông đã nuốt lời
thề, nhưng :”Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu đã
nói :”Gà chưa gáy thì anh đã chối Thầy ba
lần”. Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết”
(Mt 26.75 ; Mc 14,72 ; Lc 22,62). Theo một truyền thống xa xưa, thánh Phêrô
đã lánh vào một cái hang gần đấy mà khóc ; ngày nay mới có nhà thờ gọi là Gà gáy (Galicanto).
33. Mấy
kiểu khóc khác.
* Khóc vu vơ.
Khóc
kiểu này thì không hẳn kiểu khóc cho ai và vì ai mà chỉ là để khóc mà
khóc. Khóc kiểu này rất tự nhiên và dễõ
dàng. Vì thế người ta mới nói :”Đàn bà
cười khi nào có thể, còn khóc thì lúc nào cũng được” (Tục ngữ Pháp)
* Khóc mướn.
Ngày
xưa ở ngoài Bắc có lệ khóc mướn. Có những người chuyên nghề đi khóc mướn. Họ có thể khóc đúng vai trò mà gia chủ muốn
: cha mẹ, vợ chồng, con cái, họ hàng thân thích... Chỉ cần cho họ biết qua lý
lịch của người chết thì họ có thể khóc được dễ dàng, khóc kể lể, khóc nỉ non...
Càng nhiều tiền thì khóc càng dữ, càng thảm thiết, càng dài hơi.
* Khóc giả dối.
Có
những người không muốn khóc, nếu không khóc thì người ta cho là bất hiếu nên
cũng phải khóc cho qua chuyện. Họ cũng
khóc lóc, cũng kể lể có vẻ thương tiếc lắm, nhưng trong lòng họ chẳng thương
tiếc chút nào. Có một cô khi đã khóc xong, ra ngoài hỏi chị em rằng :”Tao khóc
như vậy có bài bản không” ? Họ đúng
là thuộc hạng người :
Thương
thay cho gái quạt mồ,
Gớm
thay cho gái lấy vồ đập săng.
* Khóc vì vui mừng.
Thông
thường tiếng khóc diễn tả sự đau khổ và tiếng cười diễn tả sự vui mừng. Nhưng
cũng có khi nụ cười núp dưới sự đau khổ như người ta nói “cười ra nước mắt”, và có
khi niềm vui lại ẩn núp sau tiếng khóc
Cười như chàng trẻ hỏng thi,
Khóc như thiếu nữ lúc đi lấy chồng.
(Ca
dao)
Thi
sĩ Nguyễn Bính diễn tả niềm vui của cô gái
đi về nhà chồng bằng tiếng khóc thút thít, tiếng khóc không diễn tả sự
đau khổ nhưng lại diễn tả niềm hạnh
phúc, khi bà mẹ khuyên con gái :
Gái lớn ai chẳng phải lấy chồng,
Can
gì mà khóc nín đi không.
Nín
đi ! Mặc áo ra chào họ,
Rõ
qúi con tôi các chị trông.
(Nguyễn
Bính)
III. KHÓC LÓC VÀ THỐNG HỐI.
Mùa
Chay là mùa sám hối. Thánh Phaolô gọi mùa chay là “Lúc thuận tiện, ngày cứu độ” (Cr 6,2b). Ta hãy ăn năn khóc lóc vì những tội ta đã phạm mất lòng Chúa. Ai
không có tội thì không cần phải ăn năn sám hối, nhưng ai trong chúng ta là kẻ
không có tội ? Thánh Gioan tông đồ bảo ai nói là mình không có tội là kẻ nói
dối vì kẻ lành thánh mỗi ngày còn sai lỗi ít là mỗi ngày bảy lần. Ta hãy theo gương vua Đavít thành thực thú
nhận tội lỗi mình để xin Chúa tha thứ như đã được mô tả trong Thánh vinh 50.
Người
Do thái tỏ dấu ăn năn thống hối bằng cách mặc áo nhặm hay rắc tro lên đầu, xin
Chúa ban ơn tha thứ. Hôm nay, Linh mục xức tro trên đầu chúng ta và nhắc nhở :”Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về cùng
tro bụi”. Việc xức tro trên đầu
cũng nhắc nhở ta nhớ đến sự chết, một ngày kia bất cứ ai
trong chúng ta cũng sẽ phải từ giã cõi đời này và trở về cùng bụi tro.
Nhắc
đến sự chết trong lúc này làm cho chúng ta bi quan, nhưng đây là một thực tế
phải chấp nhận. Có ai sống được mãi đâu ? Những bậc vĩ nhân lừng danh thế giới,
những anh hùng cái thế đã qua đi, ngày nay chỉ còn trong sử sách. Chúng ta kẻ
trước người sau cũng sẽ ra đi khỏi thế gian này, nhưng ra đi rồi sẽ ra sao như
các cụ xưa từng nói :”Hậu thế như hà”
? Câu nói này làm cho chúng ta phải suy nghĩ ! Vậy việc xức tro trên đầu hôm
nay khuyến khích chúng ta hãy chuẩn bị cho ngày ra đi ấy vì “Đây là lúc thuận
tiện, là ngày cứu độ” (2 Cr 6,2b).
Truyện : giọt nước mắt
cuối cùng.
Một
bà lão tin Chúa nằm trên giường bệnh chờ chết. Ông chồng ngồi bên cạnh cầm tay
vợ buồn bã. Cả hai đều biết rằng phút cuối cùng sắp tới, và sau đó hai người sẽ
xa cách nhau. Một người vào cõi chết, một người ở lại cô đơn.
Cả
hai đều đau thương ngậm ngùi. Bốn mắt nhìn nhau.Và nước mắt chan hòa trên gò má
nhăn nheo của bà lão.
Người
chồng chậm rải lấy khăn lau khô mắt vợ, rồi với giọng run run ông bảo :”Mình
ơi, cảm tạ Chúa, đây là những giọt nước mắt cuối cùng”.
Ít
phút sau đó bà lão tắt thở. Không còn giọt nuớc mắt nào trào tuôn trên gương
mặt bà lão nữa. Bà đã vào cõi vĩnh hằng với Chúa.
Bao
lâu còn sống ở trần gian, chúng ta còn phải ăn năn khóc lóc vì những lầm lỗi
của mình như vua Đavít, như thánh Phêrô đã làm để được Chúa tha thứ. Hãy suy niệm mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã
tuyên bố trong bài giảng trên núi :”Phúc
cho anh em là những kể bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười” (Lc
6,21 ; Mt 5,5).
Những
người tin Chúa biết rõ rằng sẽ có một ngày không còn nước mắt cũng như chia ly
nữa. Ngày đó, Chúa hứa sẽ lau khô mọi gương mặt đau xót, và cuộc đời sẽ không
còn ngăn cách nữa. Ngày đó mọi người
tin Chúa sẽ sống với Ngài trong niềm hân hoan bất tận.
Lm Giuse
Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt