G H E N
________________________________________
Thứ sáu yêu người chớ
ghen ghét
Bài chia sẻ cho giới trẻ Mùa chay 2005
Giáo hạt Đức trọng
Chúng
ta đã bước vào Mùa chay thánh. Theo thánh Phaolôâ thì đây là thời gian thuận
tiện và là ngày cứu độ, giúp chúng ta
dọn lòng kỷ niệm việc Đức Giêsu chịu chết chuộc tội cho nhân loại và nhất là
đón nhận hồng ân đổi mới trong lễ Phục sinh sắp tới.
Nhưng
câu hỏi được đặt ra với các bạn trẻ là tại sao Đức Giêsu lại xuống thế chịu
chết chuộc tội cho thiên hạ ?
Thưa, lý do vì loài người đã
phạm tội bất trung. Tại sao tổ tông
loài người đã phạm tội ? Vì bị ma qủi cám dỗ. Vì sao ma qủi lại cám dỗ tổ tông
? Vì ma qủi GHEN với tổ tông , nó đã không được ăn thì đạp đổ. Ma qủi nhận thấy các ngài được làm con Chúa,
được thừa hưởng mọi hồng ân hồn xác và được thừa hưởng Nước Trời. Ma qủi phải phát ghen với cảnh sống hạnh
phúc của ông bà nên ra công cám dỗ để ông bà phải chịu đồng số phận với
chúng. Như vậy sự ghen tương đã đến trong
thế gian, len lỏi vào mọi nơi để làm hại con người (x. St.ch 3}
I. GHEN TRONG THÁNH KINH.
1.
Trong Cựu ước :
Chúng ta thấy Cựu ước còn ghi lại nhiều cảnh
ghen tương ngay từ thuở ban đầu, vì ghen tương người ta đã chém giết, đã làm
khổ nhau như một số người điển hình :
*
Cain giết Aben (St 4,8).
*
Esau và Giacóp (St 27, 41)
*
Anh em của Giacóp và Giuse (St 37,4.8)
*
Apsalon và Đavít (2Sm 13,22)
Chúng
ta sẽ đưa ra đây vài trường hợp trong Cựu ước :
a) Cain giết Aben (St.4).
Chúa
cho Adam và Evà chung sống với nhau để sinh sản loài người. Bà E-và sinh được
hai con trai, là Ca-in và A-ben.
Lớn
lên, Ca-in làm nghề ruộng rẫy, còn A-ben chuyên nuôi chiên cừu. Và để tỏ lòng
tôn phục Chúa, hai ông đem sản phẩm mình làm ra để tế lễ Chúa. Ca-in chọn những
trái cây đèo đẹt, những thứ gạo lúa xấu lép đem dâng lên Chúa; trái lại A-ben
dâng lên Chúa những con cừu đầu lứa béo tốt. Chúa nhận của lễ của A-ben, mà
không nhìn đến lễ vật của Ca-in. Ca-in tức giận, sầm mặt xuống...
Thấy
vậy, Chúa hỏi ông :
-
Sao ngươi tức giận ? Nếu ngươi làm điều tốt việc phải, sao chẳng ngửa mặt lên
?... Ngươi chọn của thối của hôi dâng lên cho Ta. Như vậy ngươi có làm điều tốt
việc phải không ?
Ca-in
đã chẳng biết nhận lỗi, đã chẳng nghe lời Chúa dạy mà sửa mình, lại còn thêm
tức giận ghen ghét A-ben, âm mưu giết hại em.
Hắn
tìm dịp rủ em ra đồng vắng, và xông vào giết A-ben.
Chúa
liền gọi hắn đến và hỏi :
-
A-ben, em ngươi ở đâu ?
Hắn
giả vờ chẳng biết và thưa :
-
Tôi không biết. Tôi có phải là kẻ giữ em tôi đâu ?...
Ca-in
đã phạm tội giết em, lại còn cả lòng dối trá với Chúa. Chúa kết án phạt :
-
Chính ngươi đã giết A-ben, em ngươi. Ngươi còn chối và dối gạt Ta.Máu của em
ngươi đã kêu thấu đến Ta ! Từ nay ngươi phải lang thang lưu lạc trên mặt
đất. Ngươi cực khổ cầy cấy, nhưng đất
sẽ chẳng sinh hoa màu cho ngươi. Ngươi phải đói khổ khốn nạn, vì tội giết
người.
b) Anh em của Gia-cóp bán em Giuse
(St 37-43)
Dưới
đây chúng ta sẽ biết số phận của Giuse và số phận của các anh bán em ra sao :
Ông
Gia-cóp ở xứ Ca-na-an có 12 đứa con. Đứa út tên là Giuse, Ông thương cậu này
hơn hết. Ông may áo đẹp cho cậu mặc, nên các anh em kia ghen ghét.
Lại
thêm vụ Giuse chiêm bao và kể lại cho các anh nghe, làm cớ cho họ ghen ghét
thêm nữa. Cậu kể :
-
Em thấy chúng ta đang bó lúa ngoài đồng. Bó lúa của em đứng thẳng, còn bó lúa
của các anh sụp lạy xung quanh bó lúa
của em.
Các
anh cậu nói :
-
Như thế là mày bảo chúng tao phải ở dưới quyền mày chứ gì. Đồ xấc láo...
Giuse
còn kể chiêm bao khác nữa :
- Em lại
thấy mặt trời, mặt trăng và 11 ngôi sao sụp lạy em.
Cha cậu
hiểu ý nên mắng :
- Lẽ nào
tao và mẹ mày, cùng các anh mày phải
sụp xuống đất mà lạy mày sao ?...
Thế
là các anh cậu thêm ganh tức, còn cha cậu thì ghi nhớ sự việc lạ lùng đó trong
lòng.
Và
lúc các anh Giuse đi chăn chiên ở Si-kem. Ông Giacóp bảo cậu đi thăm. Vừa thấy
cậu ở đàng xa, các anh cậu bàn tính cách trả thù : người thì bảo giết nó cho
chết, kẻ bảo bỏ xuống giếng. Bỗng họ thấy có mấy lái buôn người Ít-ma-en đi
ngang. Họ liền bán Giuse cho chúng đem về Ai cập. Họ lấy áo em, nhuộm máu
chiên, gửi về cho cha, bảo là cậu đã bị thú dữ ăn thịt rồi...
Giuse
bị bán làm nô lệ khổ sở bên Ai cập. Nhưng cậu luôn được Chúa thương gìn giữ che
chở. Lần lần cậu được làm lớn trong triều đình, nhờ Chúa cho cậu giải thích
được chiêm bao của nhà vua.
Giữa
lúc đó nạn đói lan tràn. Các anh cậu phải sang Ai cập mua lương thực, do Giuse
coi bán cho mọi người. Vừa gặp Giuse, họ sấp mình sát đất lạy ông. Giuse nhận
ngay ra anh em mình, nhưng ông giả vờ hỏi :
-
Các ngươi từ đâu đến ?
Họ
sợ hãi thưa :
-
Dạ, chúng con ở xứ Ca-na-an đến xin mua lương thực.
Giuse
làm ra vẻ nghiêm nghị , bảo :
-
Các ngươi là gián điệp, đến đây để dò thám. Chứ đi mua lương thực gì. Ta sẽ cho
tống ngục các ngươi.
Họ
khiếp vía, run rẩy thưa :
-
Tất cả chúng con là con một người cha, tên là Gia-cóp, ở xứ Ca-na-an, là người
lương thiện. Chúng con không phải là
gián điệp.
Ông
Giuse thấy họ sợ hãi run rẩy quá thì cảm động, bán lương thực cho họ. Lần lần
ông tỏ cho họ biết ông là Giuse, là kẻ họ đã ganh ghét và bán cho người
Ít-ma-en. (St 37-38).
2.
Trong Tân ước.
Có những
người thù ghét Chúa Giêsu, tìm cách làm hại Ngài :
*
Những thầy thượng tế : Mt 27,1.20 : Lc 22,2.
*
Người Giuđa : Mt 27,22.25.
*
Những kinh sư và Biệt phái : Mt 12.14 ; Mc 3,6 ; 11,18 ; Lc 11,53-54.
a) Mười môn đệ và anh em Giacobê.
Các môn
đệ đ theo Chúa Giêsu, mỗi ông đều nuôi một tham vọng riêng. Mỗi ông sẽ được một
địa vị cao hay ít ra một chức vụ nào đóù trong nước mà Đức Giêsu sắp thiết lập.
Việc cãi cọ giữa các môn đệ và anh em Giccôbê và Gioan xin một chức vị lớn trong nước của Ngài đã
minh chứng điều đó . Phúc âm kể :
“Bấy giờ
bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái
lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà :”Bà muốn gì”? Bà thưa :”Xin Thầy truyền cho hai con tôi
đây, một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong Nước Thầy”. Đức Giêsu bảo :”Các ngươi không biết các
ngươi xin gì ! Các ngươi có uống nổi chén Thầy sắo uống không”? Họ đáp :”Thưa
uống nổi”. Đức Giêsu bảo :”Chén của
Thầy, các người sẽ uống ; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không
có quyền cho ; Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được”.
Nghe
vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. Nhưng Đức Giêsu gọi các ông lại
và nói :”Anh em biết : thủ lãnh các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, những
người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy :
Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm
đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để
được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc
muôn người” (Mt 20,20-28).
Thời
gian đầu , các môn đệ đều có tham vọng và tính ghen tương một các rất tự nhiên,
rất bình thường, phù hợp với lối suy luận của mọi người ; nhưng Đức Giêsu đã
giáo dục và huấn luyện các ông để các ông bỏ những tham vọng trần tục ấy để
thay vào đó là lòng nhiệt thành rao giảng Tin Mừng.
b) Anh cả và đứa em hoang đàng
(x. Lc 15,11-32).
Dụ
ngôn người con hoang đàng trở về được người cha đón tiếp rất thân tình. Không
những người cha đã tha thứ mà còn làm tiệc ăn mừng vì đứa con đã chết nay sống
lại, đã mất nay lại tìm thấy. Nhưng
người con cả thì không chấp nhận lối cư xử của người cha :
“Lúc ấy
người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền
gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời :”Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê
béo vì được lại cậu ấy mạnh khỏe”.
Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn
nỉ. Cậu trả lời cha:”Cha coi, đã bao
nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ
cha cho lấy được một con dê con để ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha
đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại
giết bê béo ăn mừng”!
Nhưng
người cha nói với anh ta :”Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì
của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây
đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy” (Lc 15, 25-32).
II. GHEN TRONG VĂN CHƯƠNG.
1.
Trong kho tàng văn học.
Theo
Tự điển Thanh Nghị thì ghen là nổi giận, uất ức vì thấy người ta hơn mình,
chiếm vật sở hữu của mình.
Đúùng
thế, đây là một trong các mối tội đầu – mà chúng ta đọc trong các lễ ngày Chúa
nhật- thứ sáu “yêu người chớ ghen ghét” khiến người ta buồn sầu, giận dữ hay có
thái độ khinh bỉ khi thấy kẻ khác hơn mình. Ghen tương là thái độ buồn phiền,
cau có khi thấy kẻ khác làm điều lành. Kinh Thánh lên án nặng với tội này vì nó
luôn nghịch với Đức ái (x. Gl 5,21).
Trong
văn chương người ta dùng chữ ghen này một cách rất rộng rãi, áp dụng cho cả
trời đất cùng hoa lá cỏ cây :
Lạ gì bỉ sắc thư phong,
Trời
xanh quen thói má hồng đáng ghen.
(Nguyễn Du)
Để
diễn tả sắc đẹp của nàng Thúy Kiều, một trang quốc sắc thiên hương, đẹp đến nỗi
không tả bằng lời, thi sĩ Nguyễn Du đã phải dùng lối so sánh bằng cách nhân
cách hoá cảnh vật để mô tả sắc đẹp của nàng :
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
2.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ.
Chúng
ta có thể tìm được nhiều câu ca dao diễn tả sự ghen tương của con người trong
tương quan cá nhân cũng như xã hội, nhất là trong lãnh vực tình yêu và gia đình
:
Rõ ràng giấy trắng mực đen,
Duyên ai phận nấy chớ ghen mà già.
(Ca
dao)
Ghen
là một tính xấu thâm căn cố đế trong lòng người ta rồi, mặc dầu người ta không
để ý tới, có khi không biết, nhưng vẫn hành động theo tính ghen. Mọi người đều chấp nhận tính ghen tương đó,
coi như là lẽ đương nhiên. Trong ca dao
có nhìều câu nói về vấn đề này. Ví dụ :
Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi
nào là vôi chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.
Cổ
ngạn cũng có câu :”Ghen là căn bệnh thiên
nhiên, nhất là đàn bà”. Thi sĩ Nguyễn Du cũng chấp nhận thực tế đó khi đặt vào
miệng Hoạn Thư lời chống chế trước việc làm ghen tương của mình :
Rằng :”Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tương, cũng thể người ta thường tình.
Phải
chăng ghen tương ở trong lòng cũng xuất đầu lộ diện trên gương mặt, không thể
giấu được vì “Hữu ư trung xuất hình ư
ngoại”, nên người ta nói :
Tôi đã biết vợ anh rồi,
Quăn
quăn tóc trán là người hay ghen.
Ghen
tương là đặc tính của người đàn bà. Họ
không thể chấp nhận được tình yêu chia sẻ.
Họ sẽ có những hành động quyết liệt khi ở trong những hoàn cảnh đó :
Cái cò trắng bệch như vôi,
Có ai lấy lẽ chú tôi thì về.
Chú
tôi chẳng đánh chẳng chê,
Thím tôi móc ruột, lôi mề, ăn gan.
hoặc :
Ta rằng ta chẳng có ghen,
Chồng ta ta giữ, ta nghiến, ta
nghiền ta chơi.
Đàn
ông cũng không thoát khỏi được tính ghen tương. Khi họ đã ghen thì cái ghen ấy
rất thâm trầm, độc ác cho đối tượng phải lao đao khổ sở :
Cô kia mà hát đa đoan,
Anh
cầm con dao lá trúc,
Anh
rạch lá gan cô mày.
Ruột
non anh quấn trên cây,
Ruột già anh quấn làm dây kéo
thuyền.
III. GHEN TRONG ĐỜI THƯỜNG.
Ghen
là hiện tượng tâm lý rất bình thường, nó có mặt mọi nơi mọi lúc, mặc đủ mọi
hình thức. Nó có mặt nơi người già, nơi người trẻ. Nó chi phối đời sống con
người mà không mấy ai để ý tới. Thói ghen tương phát triển mạnh là nhờ ở chỗ
người ta không biết là mình ghen. Ghen
mà không biết là mình ghen, cái đó mới nguy. Tính ghen tương thúc đẩy ta vui khi
kẻ khác bị chuyện buồn, và khiến ta buồn khi người khác gặp điều vui.
Người
ta thường nói phải ghen mới yêu, không ghen là không yêu. Có người cho ghen là mới yêu thương nhưng nếu ghen quá thì sẽ mất tình yêu, nghĩa
là chỉ ghen có mức độ. Tôi thấy có một người đàn ông bị nghi là người vợ ngoại
tình, đêm ngày ông ta lo lắng canh giữ, thậm chí bạn đêm ở cùng giường với vợ
mà phải sẵn một con dao để đề phòng.
Thánh Chrysostome cho chúng ta biết ý kiến
của ngài về tính ghen tương :”Người ta
nói :có yêu mới ghen, không yêu thì có ghen làm gì. Nhưng chưa chắc ghen là dấu
hiệu của tình yêu”.
Ngài còn cho chúng ta biết hai loại ghen :
ghen thâm trầm mới là cái ghen đáng sợ ; ghen ồ ạt chỉ là cái ghen nhất thời.
* Ghen ồ ạt xẩy ra là khi người ta không
kềm chế được lòng mình, cơn ghen đã đi đến chỗ nổ tung, bất chấp hậu quả, người
ghen hành động theo cơn nóng giận, và được coi như một cơn điên nhỏ.
Truyện : chiếc máy hát.
Một buổi
chiều mùa hạ oi ả, gia đình nọ hai vợ chồng đã luống tuổi cùng với đàn con đem
máy hát ra ngoài hiên vặn chơi. Khi nghe bài Tỳ bà cô Bốn Khâm thiên hát, ông
cụ gật gù khen : hay, hay...một lát lại : Hay... Bà cụ đứng phắt dậy, bằng cả
hai tay hắt cái máy hát xuống sân :”Này hay, này... “ Điều đáng suy nghĩ là ông
cụ không hề bước chân “xuống xóm” bao giờ, không biết chị em cô Bốn, cô Năm già
trẻ thế nào.
Lại một chuyện ghen khác : Một ông
thầu khoán mua được chiếc xe hơi mới, đưa người tình đi chơi lén, bà vợ điều ta
biết rõ, liền cùng với tài xế đem xe ra khỏi thành phố, đến một quãng đường
vắng, đổ xăng thiêu rụi chiếc xe, rồi về, mặc dầu nó là gần nửa gia tài của ông
bà.
(Nhất
Thánh, Đất lề quê thói, 1970, tr 80-81)
* Ghen thâm trầm là cái ghen có tính toán, có mưu lược nhằm hạ đối thủ
bằng những thủ đoạn rất tinh vi, đưa đối thủ đến chỗ tại hại không thể lường
được.
Truyện : Ghen ngầm
Vua Ngụy
đem một người con gái đẹp dâng vua Kinh. Vua Kinh lấy làm thích và yêu lắm.
Phu
nhân là Trịnh Tụ biết thế, chính mình cũng yêu mến người con gái, có khi lại
yêu mến hơn vua. Người con gái ấy muốn ăn mặc, chơi bời gì, phu nhân cũng đều
sắm sửa cho đủ cả.
Vua
khen : Phu nhân biết ta yêu mến tân nhân, mà đem lòng yêu mến tân nhân quá, ta
thật có khác nào như người con có hiếu thờ cha mẹ, người bầy tôi trung thờ vua
vậy.
Phu
nhân đã chắc bụng vua không ngờ mình là người ghen, nhân dịp mới bảo tân nhân
rằng
-
Vua yêu mến nhà người lắm, nhưng ghét cái mũi ngươi. Giá tự nay, hễ ngươi trông
thấy vua, ngươi cứ che lấy cái mũi đi, thì vua yêu mến được mãi đấy.
Tân
nhân theo lời, từ đó mỗi lần trông thấy vua, là che ngay mũi lại.
Vua
thấy thế, bảo với phu nhân rằng :
-
Tân nhân trông thấy ta mà cứ che mũi là ý làm sao ?
Phu
nhân trước thưa :
-
Tôi không được rõ.
Đợi
vua cưỡng hỏi nữa, mới thưa rằng :
-
Tôi nghe đâu như tân nhân có nói hơi vua khí nặng, lấy làm khó chịu.
Vua
phát giận bảo :
-
À nếu thế thì xẻo mũi nó đi.
Vua
vừa nói đoạn, thì một viên quan hầu cầm dao ra xẻo ngay mũi tân nhân.Vì phu
nhân đã dặn một viên quan hầu đứng chực sẵn đấy trước, hễ thấy vua phán gì, là
làm ngay lập tức.
(Nguyễn
văn Ngọc, Cổ học tinh hoa, quyển 2, tr 100-101)
III. THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA.
1. Theo
Kinh Thánh.
Thánh
Phaolô trong thư gửi cho tín hữu Philipphê đã khuyên họ phải ở khiêm nhường tôn
trọng nhau, tránh hiềm thù ganh tị nhau. Ngài khuyên :”Đừng làm vì ganh tị hay vì
hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác hơn mình” (Pl 2,3).
Thánh
Phêrô cũng khuyên chúng ta phải tránh sụ ghen tương :”Anh em hãy từ bỏ mọi thứ gian
ác, mọi điều xảo trá, giả hình và ghen
tương cùng mọi lời nói xấu gièm pha” (1Pr 2,1).
Thánh
Giacôbê xác nhận :”Ở đâu có ghen tương, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi
thứ việc xấu xa”(Gc 3,16).
Ngày
Chúa nhật, chúng ta thường đọc kinh Bảy mối tội đầu, chắc chúng ta còn nhớ
:”Thứ sáu yêu người chớ ghen ghét” , Như vậy ghen ghét là một trong những nết
xấu làm đầu, cần phải sửa trị.
2. Theo
người đời.
Người
đời cũng công nhận có sự ghen tương và coi ghen tương là một thói xấu, nó làm
cho con người đau khổ vì thua kém người ta hay ít ra sợ người khác hơn mình.
Victor Hugo nói :”Ganh ghét là tự thú nhận sự thua kém của mình”.
Còn
Pierre Charron nói:”Sự khác biệt giữa ghen ghét và ước muốn là :
vì ước muốn, ta ham thích điều sung sướng của người khác, còn về sự ghen ghét,
ta sợ người khác tham dự vào hạnh phúc của mình”
M. Cervantes nói rõ :”Người ghen bao giờ cũng nhìn sự vật qua ống
kính phóng đại : nó làm nhỏ thành to, người làm ông khổng lồ, nỗi ngờ thành sự
thật”.
Từ
ngữ GHEN ít khi đi một mình và thường có một từ khác đi kèm theo là GHÉT : đã
ghen thì thường là ghét. Cho nên người ta hay dùng chữ GHEN GHÉT : vừa ghen lại
vừa ghét :
Trâu buộc thì ghét trâu ăn,
Quan võ thì ghét quan văn dài quần.
Chúng
ta hay mắc vào cái tội ghen tương do tự ái, không muốn cho ai hơn mình. Ai hơn
mình thì khó chịu và tìm cách hạ người ta xuống bằng những lời nhẹ nhàng nhưng
với ác ý là ngầm hạ người ta xuống. Sách Châm ngôn nói:”Kẻ ghét ghen, môi miệng khéo vờ vĩnh, nhưng thâm tâm vẫn đặt chuyện lừa
lọc” (Cn 26,24).
Truyện : phê bình vì
ghen
Một
hôm, người ta khen tụng một cô gái có đôi má lún đồng tiền. Má lún đồng tiền
tức là một trong mười cái thương của người Việt nam :
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai
thường ăn nói mặn mà có duyên.
Ba
thương má lún đồng tiền...
Không
ngờ trong đám đông có người khó chịu . Cô ta chìa môi anh đào dài... dài... và
với một liếc mắt sắc như dao bửa cau, phụng phịu nói:
-
Có gì đâu. Mấy đường gân của mặt chị ấy bị tật, sụp xuống đấy mà !
Thì
ra cô coi lời khen trên kia như lời chỉ trích nhan sắc mình vậy..
SCHOPENHAUER
nói :”Những kẻ tiểu nhân lấy làm thỏa
thích khi được dịp thổi lông tìm vết nơi người xuất chúng”.
Một
hôm, vua Léopold II đi xem triển lãm hội họa. Đứng trước bức tranh thần tình
của Henri de Croux, nhà vua lắc đầu nói :
-
Hình Chúa chịu nạn không đẹp.
Hoạ
sĩ đáp lại :
-
Thưa đưc vua, đúng hơn là chúng ta đây không tốt.
Cho
nên phê bình kẻ khác, tức là để lộ chân tướng của mình ra trên mái nhà.
Chúa
đã nói trước :”Miệng lưỡi nói ra bởi cái chứa trong bụng”.
Buộc
tội kẻ khác, tức là buộc tội chính mình. Lời tôi lên án, sẽ lên án tôi.
(Vũ
minh Nghiễm, Vươn, 1966, tr 247-248)
Thi
sĩ Nguyễn Du khuyên chúng ta đừng rước tiếng ghen vào mình :
Dại gì chẳng giữ lấy nền,
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình.
Trở
lại câu chuyện ái tình và ghen tương. Thánh Chrysostome nói có lý : chưa chắc
ghen mà đã yêu. Ghen tương là một cảm
xúc mà người thường lầm với ái tình. Nó phát sinh lòng tin rằng mình đủ tư
cách để người khác yêu mình và cũng do
lòng muốn rằng người khác phải lệ thuộc mình. Muốn diệt lòng ghen thì phải tập
cho mà không đòi hỏi.
Dưới
đây là một truyện thực của một bà đã nén được lòng ghen và học được cách yêu.
Bà đó nói :
‘Mười
năm trước, tôi bị tính ghen dầy vò. Tôi luôn luôn sợ mất chồng. Mà thái độ của
nhà tôi không có gì cho tôi ghen cả. Nếu có thì tôi đã đỡ khổ vì tôi khỏi phải
nghi ngờ. Tôi bị ám ảnh như con mụ điên, lục túi nhà tôi rồi, ngó cả vào chỗ
gàn tàn thuốc trong xe hơi, xem nhà tôi có giấu gì trong đó không. Đêm thì tôi
khóc mà ngày thì tôi tưởng tượng ra
những cớ để nghi ngờ.
“Một
hôm tôi soi gương, thấy hình thù tôi mà ghê. Tóc bù, mặt không phấn sáp, mắt
long lên mà quần áo tôi thì y như cái bao bố trùm lên một cây chổi. Tôi tự nhủ
:”Mình sợ mất chồng. Mà hình thù mình như vậy thì chồng nào mà thương cho được,
giá có mất chồng, cũng là đáng”. Từ hôm đó, tôi trang điểm, và nhà tôi nhận
thấy rằng từ thái độ đến nhan sắc của tôi đều thay đổi, ân cần với tôi hơn, và
tôi hết ghen”.
(Dorothy
Carnegie, Ng hiến Lê dịch, Luyện tinh thần, 1967, tr 132-133).
Muốn
diệt lòng ghen tương cần phải biết khiem
nhường, tôn trọng kẻ khác. Chính cái tự ái đã làm cho ta ghen tương và
chính sự ghen tương này dầy vò tâm trí chúøng ta làm ta phải lao đao khổ sở.
Vì
thế, ông Rivarol nói :”Sự khiêm nhường luôn có quan hệ với khoan
hồng và sự kiêu ngạo dính dáng với ganh tị”.
Tốt nhất
ta hãy nói :
Ai nhất thì tôi thứ nhì,
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba.
(Ca
dao)
Hãy cố gắng
ở khiêm nhường bằng cách quên mình đi, chú ý tới kẻ khác, chia vui sẻ buồn với
họ như thánh Phaolô dạy :” Vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc” thì chúng ta sẽ
thấy mình được an vui và sẽ hết ghen tương :
“Con người có nhu cầu nói về mình, kể lể về mình, làm người ta thương
cảm mình, nânh đỡ mình. Hãy lắng nghe
người khác, lắng nghe nữa không mỏi mệt, nghe say mê. Có những người chết dần
mòn vì không bao giờ gặp được người biết kính trọng và yêu thương họ để chăm
chú lắng nghe họ”.
( V. Ghika)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt