MỪNG VUI LÊN
*****
Sau
một mùa Chay dài 40 ngày, đêm vọng lễ Phục sinh, Giáo hội khuyên nhủ chúng ta
hãy vui lên vì Chúa đã chết và sống lại. Nhờ cái chết của Ngài mà muôn người
được hưởng ơn cứu độ, Nguời đã chết để diệt trừ sự chết và đã sống lại để đem
lại sự sống cho chúng ta. Bài Exultet đêm nay làm cho chúng ta phấn khởi. Hãy
hòa chung niềm vui với Giáo hội trong đêm vọng Phục sinh. Hãy vui lên, nhưng có
vui lên được không hay chỉ thấy buồn tủi ?
Truyện
: vui buồn do lòng mình.
Khi
thấy con có nét mặt buồn sầu, một hôm mẹ bảo đứa nhỏ :
-
Con hãy vào rừng khóc thảm thiết xem rừng bảo con sao.
Đứa
bé vào rừng khóc hu hu, khóc lóc thảm thiết lắm. Vừa khóc đứa bé vừa nghe thì
thấy cả khu rừng đều khóc lóc thảm thiết như đứa bé. Đứa bé đã về học với mẹ
như vậy.
Hôm
sau mẹ lại bảo nó :
-
Con hãy vào rừng và cười thật to, thật lớn, xem khu rừng sẽ đối với con như thế
nào.
Đứa
bé cũng làm như vậy và hôm nay thấy cả khu rừng cùng cười vang.
Do
vậy, mẹ bảo nó :
-
Vui buồn không phải do ngoại cảnh mà do lòng mình.
I. ĐỜI VUI HAY BUỒN ?
Tùy
theo quan niệm của từng người, tùy theo tâm trạng của từng người mà đời trở nên
vui hay buồn. Đời chỉ là một nhưng mỗi người có cái nhìn khác nhau và có thể
nói là trái ngược nhau.
Chúng ta hãy phân tích hai thái độ đó dưới đây.
1.
Đời là buồn.
Phần
lớn, mọi người đều nhìn nhận đời là buồn khổ, đời vui ít mà buồn nhiều. Ta sẽ chứng minh bằng những chứng cớ sau đây
:
.
Trong kinh Lạy Nữ vương mà chúng ta hay hát vào kinh tối, ta thấy có câu :”Chúng tôi con cháu Evà ở chốn lưu đầy kêu
đến cùng Bà... Chúng tôi ở nơi khóc lóc, than thở, kêu khẩn Bà thương”...
.
Phật giáo gọi đời là bể khổ. Tất cả giáo lý của Phật là làm sao giúp con người
thoát khỏi vòng bể khổ ấy.
.
Các văn nhân thi sĩ Việt nam xưa cũng có quan điểm nhà Phật :
Vừa sinh ra sao đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười khì ?
(Cao bá Quát)
.
Quan niệm nhân gian mặc nhiên công nhận sự kiện trên. Vì thế họ nói :
Cất tiếng khóc chào đời.
hoặc
:
Trần thế hãn phùng khai khẩu tiếu.
(Ở
nơi trần thế, ít gặp việc đáng hé miệng cười)
2.
Đời là vui.
Nhưng
cũng có những lý do khác khiến cho một số người coi đời là vui tươi, chứ không
buồn thảm như một số đông người ta nghĩ. Chúng ta có thể đưa ra bằng chứng :
.
Khi thiên thần hiện ra báo tin cho mục đồng :”Đừng sợ chi, đây, ta loan báo cho các ngươi một tin rất mừng, cũng là
tin mừng cho toàn dân nữa : vì hôm nay, Đấng Cứu thế, là Chúa Kitô, đã sinh ra
cho các ngươi trong thành Đvít” (Lc,10-11).
.
Thiên Chúa đã đem đến cho chúng ta Tin Mừng cứu độ, cứu ta thoát khỏi gông cùm
tội lỗi, sống đời tự do làm con Thiên Chúa.
.
Thánh Phalô cũng khuyên chúng ta hãy vui luôn vì Chúa đã đến :”Anh em hãy vui mừng luôn trong Chúa. Tôi
nhắc lại :Hãy vui lên” (Pl 4,4).
.
Chúa Giêsu cũng khuyên các tông đồ hãy vui lên :”Thầy nói cùng các con như vậy để cho các con được vui mừng, hầu sự vui
mừng của các con được đầy đủ” (Ga 15,11).
.
Trong các thánh lễ, chúng ta vẫn hát bài thánh vịnh với lòng tin tưởng :
Con sẽ bước lên bàn thờ Chúa,
Chúa làm hoan lạc tuổi xuân con (Tv
42,4).
.
Người vui vẻ thự nhiên trong người khoan khoái – lương tâm trong sạch - tâm hồn
bằng an sáng sủa, và lẽ dĩ nhiên là người lành thánh. Vĩ lẽ người tội lỗi không bao giờ được bằng an
cả, theo biện chứng Thánh Kinh :”Non est
pax impiis” (Is 48,22 , 57,21).
.
Thánh Kinh lại viết thêm :”Người thánh
thiện luôn luôn vui cười” (Tv 51).
CƯỜI là hiệu quả của sự vui vẻ thoả
thích, cũng như khóc lóc là sản phẩm của đau buồn. Vì thế, ông Dale Carnegie – một nhà giáo dục trứ
danh trong quyển “Đắc nhân tâm” – mới cho nụ cười nằm vào phương pháp thứ hai trong sáu phương pháp để gây thiện
cảm.
Ông
nói :”Mỉm cười với ai tức là như nói với
người ấy tôi mến ông... Được gặp ông, tôi vui vẻ lắm,... tôi sung sướng lắm. Và
có cảnh tượng nào đẹp đẽ cho bằng, khi thấy hai con người gặp nhau trong một
niềm hân hoan vui vẻ, tay bắt mặt mừng. Lẽ dĩ nhiên nụ cười đó phải chân thật,
phải tự đáy lòng phát ra mới quyếr rũ, mới ủy lạo được người. Còn thứ nụ cười
nhếnh mép ở ngoài môi, như do bộ máy phát ra, không lừa được ai hết, chỉ làm
cho người ta ghét thôi”.
Quan
niệm nhân gian, một cách mặc nhiên cũng công nhận đời có vui, chứ không coi đời
là vui, nên mới chúc nhau vui tươi như mùa xuân : a merry Chritmas, Joyeux Noel,
bonne et sainte année, a happy new year...
3.
Vậy đời vui hay buồn ?
.
Phải nhận định rằng, đời có rất nhiều lúc buồn với sinh, lão, bệnh, tử, không
mấy khi được vừa ý.
.
Nhưng cũng phải công nhận rằng : đời cũng có nhiều lúc vui. Phải chăng cái cười
của chúng ta chẳng là biểu hiệu của niềm vui ?
.
Cho nên phải kết luận rằng : vui buồn ở tại lòng ta. Ta vui thì đời là vui mà
ta buồn là đời buồn. Chính mình phóng chiếu tâm hồn mình trên cảnh vật, tâm hồn
mình vui hay buồn thì cũng theo đó cảnh vật trở nên vui hay buồn. Nguyễn Du đã
mô tả trình trạng tâm lý ấy rất đúng :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ.
Truyện :Dễ tính và khó
tính.
Buổi
sáng ở trạm xăng ở San Francisco, một người ngồi xe hơi đến :
- Xin
cho hỏi thăm ông chủ một chuyện. Hai tuần lễ vừa qua, tôi nghỉ mát ở Santa
Crus. Thật hứng thú. Phong cảnh ở đó đẹp. Dân ở đó dễ thương. Còn về
Redwood-Highway, ông chủ có ý kiến gì không ?
Ông
chủ cây xăng hớn hở trả lời :
- Ở
Redwood-Highway dân cũng dễ mến lắm.
Chưa
đầy một tiếng đồng hồ, một người khác cũng muốn biết nơi nghỉ mát này, chàng ta
nhăn nhó :
-
Vừa rồi, tôi đã uổng mất hai tuần lễ nghỉ mát. Chỉ thấy bực mình. Phòng ngủ thì
thiếu tiện nghi. Dân ở đó dễ ghét. Còn về chỗ nghỉ mát ở Redwood-Highway, ông
chủ nghĩ thế nào ?
Ông
chủ rầu rầu đáp :
-
Miền Redwood-Highway cũng chẳng hơn gì.
Khách
đi rồi, người ta mới hỏi ông:
-
Tại sao thay đổi ý kiến chóng vậy ?
Ông
nói :
-
Đâu có. Tôi chỉ nhận xét rằng hai ông khách kia mỗi người theo đuổi một cảm
nghĩ, không ai muốn thay đổi.Ông thứ nhất yêu người đã gặp, và thích phong cảnh
đã được xem. Vậy chắc là đi tới nơi nào ông cũng thích, cũng yêu nơi đó. Còn
người thứ nhì thì khó tính, hay càu nhàu. Vậy tôi nghĩ rằng đi tới đâu ông ta
cũng bất mãn với nơi đó.
(Vũ
minh Nghiễm, Sống sống, 1971, tr 210-212).
II. ĐỜI PHẢI LÀ VUI
TƯƠI.
1.
Chúa là nguồn vui tươi.
Thiên
Chúa là sự thánh thiện, sáng láng, đẹp đẽ vô cùng, nơi Ngài không có gì đen
tối, buồn thảm. Nơi Ngài chỉ thấy có sự vui tươi và yên ủi. Chúa như thế chẳng
lẽ dựng nên toàn tiếng khóc, toàn đau khổ mà không dựng nên được những tiếng
cười, những niềm vui tươi phấn khởisao ? Chẳng thế mà thánh vịnh 42 đã quả
quyết :”Introibo ad alrare Dei, ad Deum qui laetificat juventutem meam”. Chúa là nguồn sự hoan lạc, những ai đến cùng
suối hoan lạc ấy cũng sẽ được vui tươi.
2.
Mọi sự đều vui tươi.
Nhìn
vào cảnh vật, có người cho là vui, có người cho là buồn. Nhưng thực sự, mọi
cảnh vật đều là vui tươi phấn khởi vì nó là công trình sáng tạo của Thiên Chúa,
Đấng là chính nguồn vui của muôn vật, và Ngài thông ban nguồn vui ấy ra nơi vạn
vật. Ai chỉ coi khía cạnh tiêu cực của vạn vật, công trình sáng tạo của Chúa
thì kẻ ấy chỉ làm nhục cho Chúa,là kẻ vô ơn thôi.
3.
Thế nào là vui ?
Vui
không phải là cái gì vật chất, không có hình dáng, không có trọng lượng hay mầu
sắc vì niềm vui chỉ là trạng thái trong tâm hồn. Chúng ta chưa tìm được một câu
định nghĩa đầy đủ khả dĩ thoả mãn được sự hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên, ai
trong chúng ta cũng đã có lần cảm thấy vui mà không tả ra được. Chúng ta chỉ cảm thấy niềm vui đang man mác
trong lòng. Chỉ có thể cảm nghiệm được
niềm vui chứ không thể định nghĩa hay mô tả đầy đủ được. Chúng ta sẽ cảm thấy có niềm vui khi lương
tâm chúng ta không hối hận về n một
việc gì mình đã làm, song còn được vui sướng hoặc hãnh diện về công việc đó.
4.
Sao lại có người buồn ?
.
Thường thì “Cực lạc sinh bi ai”, ngày
đám cưới linh đình quá, long trọng quá, xài phí quá khả năng của túi tiền,
những cái sang trọng vay nợ, nghèo mà ham sẽ làm cho cuộc hôn nhân vui mừng
biến thành cuộc đời vỡ nợ.
.
Nhớ lại 17 năm sống trong những sự vui chơi của tội lỗi, thánh Augustinô viết
những lời tự thú sau đây :”Lạy Chúa, Chúa
biết lúc bấy giờ con đau khổ dường nào!...Lòng con lúc bấy giờ tràn đầy một nỗi
buồn vô hạn”
.
Được giầu có, được mọi người hoan nghênh, được nếm thử các thứ khoái lạc trên
đời, Anatole France có được vui thật
không ? Ta hãy nghe ông nói với người thư ký của mình :”Nếu anh có thể đọc
trong linh hồn tôi, anh sẽ rùng mình. Trong trời đất, không có một tạo vật nào
vô phúc bằng tôi : người ta tưởng tôi sống hạnh phúc. Thật ra không bao giờ
được sung sướng cả, dầu trong một giờ, dầu trong một ngày”.
. Alfred de Musset đã lạm dụng sức khỏe
và đời sống của mình trong những cuộc ăn chơi, đã đau đớn kêu lên :”Tôi đã mất
sức khỏe và đời sống của tôi. Tôi đã mất bạn hữu, đã mất sự vui vẻ của mình”.
(Nguyễn
hài Đồng, Tự điển câu chuyện, 1969, tr 85-86)
5. Lý
do của buồn phiền.
a) Buồn do tội mà ra:
Những người tội lỗi không bao giờ được vui vẻ như
:
.
Cain sau khi giết em đâu tìm được giây phút bình yên vui vẻ vì con mắt lương
tam tức con mắt Chúa luôn theo dõi ông khắp nơi, khiến tinh thần ông bị rối
loạn.
.
Philatô sau khi đã tuyên án bất công cho Chúa, cũng cảm thấy lương tâm cắt rứt
và muốn đi tự tử cho xong đời.
Truyện : Núi Philatô.
Theo
truyền khẩu, sau khi Chúa Giêsu chết, Philatô không được bình yên nữa. Ban đêm
hắn bỗng giật mình dậy. Chúa Cứu thế đẫm máu hiện ra trước mặt hắn và bảo :”Philatô,
tại sao ngươi để ta bị xử oan vô tội ? Thế rồi không thể chịu nổi sự hiển hiện
khủng khiếp, cái con người có trái tim hèn nhát kia bèn trốn nhà đi. Hắn đi ra ngoại quốc, nhưng khắp nơi hắn
đến, nơi nào Chúa Cứu thế đẫm máu cũng đứng trước mặt hắn.
Sau
cùng, muốn trút hết những điều hối hận, bứt rứt, hắn nhảy xuống hồ BỐN TỔNG.
Nhưng cái hồ cũng không nhận hắn bình yên. Một ngọn núi bỗng nổi lên trên xác
hắn, thành một cái mồ khủng khiếp.
b) Buồn vì còn thiếu, xa cách cái gì.
Con
người buồn khi phạm tội vì lúc đó họ xa Chúa, mất sự tương giao thân mật với
Chúa như thánh Augustinô đã nói :”Lạy
Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa. linh hồn con chỉ được bình yên khi yên nghỉ
trong Chúa”.
Vì
thế , mới đi đến tình trạng :
Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn,
Hồ bưng lấy bát, lại dằn xuống
mâm.
(Ca dao)
Buồn
vì con người bị tù túng trong xác thịt, bị tình dục lăng loàn, linh hồn còn
hướng về quê hương thật đầy hạnh phúc.
Tâm trạng này nàng Kiều trong Đoạn trường tân thanh đã diễn tả khi phải
ngồi ở lầu Ngưng Bích ngắm cảnh bể chiều hôm :
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm
xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về
đâu.
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một mầu xanh
xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế
ngồi,
(Nguyễn Du)
Trong
cảnh tù túng đó, nàng Kiều thấy cái gì cũng buồn, chữ “buồn” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nói lên một nỗi buồn man mác,
mênh mang...
c) Buồn vì thiếu nhiệm vụ.
Những
khi thiếu sót bổn phận đối với Chúa, đối với tha nhân và đối với chính bản thân
mình, chúng ta cũng thấy lạc lõng, lẻ loi, như một cung đàn lạc điệu không ăn
khớp với hoà điệu của toàn thể bài nhạc mà Thiên Chúa đã sáng tác. Trong âm giai
trưởng ta thấy cách xếp đặt cung và nửa cung đều đặn, đầy đủ ; còn trong âm
giai thứ thì số thứ tự cung và nửa cung khác nhau, không đầy đủ, vì thế trở nên
buồn. Chúa cũng muốn chúng ta hòa điệu
theo âm giai trưởng cho vui tươi sáng sủa nhưng ta đã tự ý dùng âm giai thứ hòa
vào với âm giai trưởng của toàn thể tạo vật, làm cho cung nhạc trở nên lạc
lõng, bài nhạc trở nên khó nghe.
d) Bản thống kê số người buồn.
Bản
thống kê này hơi cũ, nhưng cũng cho biết phần nào tình trạng hiện nay. Tại Mỹ
có tới 70.000 đến 1000,000 người tự vẫn mỗi năm, mà 50% là do bệnh buồn. Theo Viện quốc gia sức khỏe Hoa kỳ, mỗi năm
có đến 8 triệu người Mỹ mắc bệnh tâm trí do ưu sầu, trong số đó có 125.000
người phải vào bệnh viện chữa trị và 200.000 người chữa trị tại nhà. Ba loại
bệnh được coi là” ăn khách” nhất tại Mỹ là cần sa ma túy – phong tình – và buồn
đến chán đời. Số tuổi từ 15 đến 25 tự vẫn gấp 3 lần trong 10 năm qua. Theo
trung tâm bài trừ tự vẫn Los Angeles, số tự vẫn gia tăng gấp đôi trong lứa tuổi
20. Có hai nguyên nhân :
* U
sầu vì muốn trốn tránh nền văn minh vật chất kỹ thuật.
*
Hoặc chán nản vì coi mình đã bị biến thành những “robots” thời đại, những con
người máy vô hồn.
(G.s
Nguyễn tấn Chức, Bệnh nơi thanh niên, báo Phương đông, số 41)
e) Nguy hại của sự buồn.
Đứng
về phương diện sinh lý, buồn rầu, gắt gỏng đã thất bại đau đớn rồi, còn đối với
bản thân, buồn rầu cũng giống như cái cây sâu, nó đã không nảy nở ra được lại
còn chóng già, chóng cỗi nữa. vì sâu ở trong dần ùdần làm cho thân cây ruỗng nát
ra mới thôi.
Nào khi lòng dười dượi buồn,
Quên ăn, biếng ngủ, kém dòn,
kém xinh.
(Ca dao)
Muốn
biết buồn rầu gieo tai giáng họa cho con người ra sao, thì ta chỉ cần liếc mắt
qua một đoạn ngắn do nhà chuyên khảo về thuyết “trường sinh”, Hufeland viết
dưới đây :
“Buồn rầu rất nguy hiểm cho cả thể chất lẫn
tinh thần. Ta thử ngắm một người buồn xem thấy có gì ? Kìa họ bắt đầu ngáp, ấy
là triệu chứng làm ngăn máu không vận lên phổi được, vì thế, quả tim cùng các
mạch máu bị hại lây, huyết ứ tữ chỗ.Bộ máy tiêu hóa yếu đi, rồi dần dần suy
nhược. Trong người mỏi mệt nặng nề, bụng anh ách, tức tối nên lúc nào cũng cảm
thấy ưu uất”.
Nguyễn Du, tác giả truyện Kim văn Kiều,
mới ngoài 30 tuổi mà tóc đã bạc cũng là
vì buồn rầu, suy tư nhiều.
Ngũ
tử Tư lo tìm kế vượt qua cửa ải mà chỉ có một đêm, cả tóc và râu bạc.
Hoa Đà, một thầy lang nổi tiếng đời Tam quốc, vì lo
phương tìm kế cứu người, độ thế, mà mặt mày tuy rất trẻ, tóc bạc phơ cả đầu :
Lo bạc râu, sầu bạc tóc.
Sự
buồn rầu cau có gây hại cho người ta về sinh lý. Mỗi khi tức giận thì mặt mày
cau có, da mặt nhăn nheo vì bị co, kéo nhiều nên chóng thành nếp nhăn trước khi
tới tuổi già:
Giận chồng mà chẳng bế con,
Cha mày làm mất cái dòn của
tao.
(Ca dao)
Nếu
giận quá thì thân thể bị co dúm, cổ nghẽn, mặt đỏ bừng hay tái mét, các cơ thể
bị xáo trộn, lệch lạc, tim đập mạnh, máu căng lên hay dẹp xuống, mà tiết ra một
chất độc tán phá sức khỏe người ta... Nộ khí ấy quật mạnh vào mớ dây thần kinh
ở trước ngực làm cho quả tim như thắt lại, hay đập vào mớ dây thần kinh ở bụng
khiến ruột như đứt ra. Vì thế, người ta mới có câu tục ngữ “Buồn đứt ruột”. Tức giận vô tình đã gây nên bệnh đau tim,
đau phổi và đau bao tử.
Truyện vui
Vui
vẻ sẽ đỡ bệnh tật và giúp sống lâu. Có một nhà bác học muốn mở một cuộc điều tra xem tại sao người ta
sống lâu. Phóng viên nhà báo chia nhau đi phỏng vấn. Phóng viên gặp một ông cụ
thứ nhất:
-
Thưa cụ, năm nay cụ bao nhiêu ?
-
103 tuổi.
-
Cụ có thể cho chúng cháu biết bí quyết sống lâu ?
-
Không khó gì : tôi không uống rượu, không hút thuốc, tôi không đam mê trai gái.
Phóng
viên lại hỏi ông cụ thứ hai :
-
Cụ năm nay bao nhiêu ?
-
110 tuổi.
-
Bí quyết sống lâu của cụ ?
-
Ăn ngủ đúng giờ, lúc nào cũng vui vẻ, không trác táng, không cáu giận.
Ông
cụ thứ ba già hơn hai ông cụ trên một chút.
-
Bí quyết sống lâu của cụ ra sao ?
-
Tôi chẳng kiêng khem gì hết : thuốc, rượu, trai, gái, cờ bạc tôi đều chơi tuốt.
Không có tiền, tôi chửi đời om lên, bạ ai tôi cũng gắt gỏng sinh sự.
-
Thưa cụ, năm nay cụ được bao nhiêu tuổi ?
- Tôi 30 tuổi.
III. NIỀM VUI CỦA CON
CÁI CHÚA.
1.
Hãy tạo cho mình một niềm vui
Đời
có lắm cái buồn. Không ai được mọi cái vừa ý, nhưng để sống lâu, sống yêu đời,
ta hãy tạo cho mình một con mắt lạc quan, nhìn vào cái gì cũng thấy đẹp, thấy
vui tươi phấn khởi; thực sự niềm vui không phải ở nơi cảnh vật, niềm vui ở ngay
tại lòng ta.
Truyện :
Trang
Tử và Huệ Tử đang chơi trên cầu sông Hào. Trang Tử nói :
-
Đàn cá xanh bơi lội thung dung, cá vui đó.
Huệ
Tử nói :
-
Ông không phải cá, sao biết cá vui ?
Trang
Tử nói :
-
Tôi không phải ông, , sao biết tôi không biết ?
Huệ
Tử nói :
-
Tôi không phải ông, nên không thể biết được ông. Còn ông không phải cá, ông
cũng hẳn không sao biết được cái vui của cá.
Trang
Tử đáp :
-
Xin hãy xét lại câu hỏi đầu. Ông đã hỏi tôi làm sao biết được cá vui ? Đã biết
là tôi biết, ông mới có hỏi “làm sao mà tôi biết”. Thì đây làm thế này : Tôi
đứng trên cầu sông Hào mà biết được.
Những
lời nói của Trang Tử trên đây chứng tỏ rằng cảnh vật vui buồn bên ngoài là
trạng thái của tâm hồn, tức là vật ngã đồng nhất, cũng như lời một nhà thi hào
viết rằng : Le paysage est un état d âme.
Nếu
ta nhìn đời với con mắt yêu thương, thì đời đối với ta cũng đáng yêu thương.
Nếu ta nhìn đời với cặp mắt lạc quan vui tươi, thì đời đối với ta cũng phấn
khởi xinh đẹp. Trái lại, nếu ta nhìn
đời với cặp mắt hằn học thì nó cũng có vẻ hằn học trước mắt ta. Đời thì cũng như một tấm gương trong, ta
cười thì nó cười, mà ta khóc thì nó khóc với ta. Những kẻ bi quan yếm thế, mang nặng một tâm hồn ích kỷ, đầy tư
dục, thì dù sống giữa những cảnh đẹp nhất trần gian, giữa cảnh giầu sang tuyệt
thế, cũng vẫn buồn khổ triền miên, vì đã mang cả một địa ngục trong lòng.
Hoán
cải xã hội chung quanh mình là điều cần phải thực hiện, cần thật nhưng phải lo
hoán cải lòng mình trước đã, nghĩa là phải lo hoán cải nhãn quan của mình về
cuộc đời trước hết. Nếu tất cả mọi người đều có một tâm hồn tẩy sạch những mầm
ích kỷ, những chồi tư dục, thì trước mắt mọi người, trần gian này là một thiên
đàng đã được đưa xuống dương thế.
(P. Mười Chỉ, báo Thăng tiến, mục Nhân tình
thế sự)
Một
cách thế nữa để tạo được niềm vui trong tâm hồn, đó là bằng lòng về số phận,
bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại của mình, đừng oán trời, đừng than thân trách
phận nữa.
Truyện : Ông Vinh khải
Kỳ
Đức
Khổng Tử chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu
thất lưng dây, tay gảy đàn cầm vừa đi vừa hát.
Đức
Khổng Tử hỏi :
-
Tiên sinh làm thế nào mà vui vẻ thế ?
Ông
Vinh khải Kỳ nói :
-
Trời sinh muôn vật, loài người qúi nhất, mà ta được làm người, đó là một điều
đáng vui –Trong loài người đàn ông qúi hơn đàn bà, mà ta được làm đàn ông, đó
là hai điều vui – Người ta sinh ra có người đui què, có người non yểu, mà ta
hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã 90 tuổi, thế là ba điều đáng vui... Còn cái nghèo
là sự thường của thế gian, cái chết là sự hết của đời người. Ta nay xử cảnh
thường đợi lúc hết, thì có gì là buồn ?
Đức
Khổng Tử nói :
-
Phải lắm ! Tiên sinh thế là biết cáchtự làm cho khoan khói mà hưởng sự vui thú
ở đời.
(Liệt
Tử)
Thi
sĩ Chantavoine có câu :
Thanh niên hãy kính yêu đời,
Đường kia thẳng bước sáng tươi vô cùng.
Hân hoan ta giữ nơi lòng,
Giấc mơ bữa trước, ánh hồng ngày mai.
Người
bi quan thì e dè sợ sệt, không muốn hành động mà cũng không dám hành động.
Người lạc quan với nghị lực sẵn có, với dạ nhiệt thành ca hát trên đường đời,
tin ở sức mình, tin ở tình thương rộng rãi của nhân loại. Thống chế Foch của nuớc Pháp nói :”Lòng
nhiệt thành là khí giới tối thiết của
con người”. Với lòng nhiệt thành, người lạc quan đem hết khả năng phụng sự
cho đời.
Đại
diện cho người lạc quan này là DUY, nhân vật chính trong truyện “Con đường
sáng” của Hoàng Đạo. Duy mới ra đi, ham vui, rồi sa ngã. Nhưng chàng là một
thanh niên giầu nghị lực, đứng trước cái sinh hoạt của con người, lòng Duy bình
thản trở lại, rồi duy mạnh dạn tiến lên, cương quyết từ bỏ cuộc đời cũ, kết hôn
với Thơ, một người con gái bình thường, chất phác, mở một cuộc sống mới, xây
dựng đồn điền, ấp trại, hoà cái sống của gia đình mình vào cái sống vui đẹp của
mọi người.
Đọc “Con đường sáng”, người thanh niên yêu đời
thấy thích những ý nghĩ thẫm kín của Duy :”Ngày nay cũng hẳn có nhiều tâm hồn
cương quyết, hồn hậu như những tâm hồn ngày xưa và hẳn cũng đang tìm tòi để
mong loài người mỗi ngày một sung sướng.
(Minh
Văn và Xuân Tước, Nghị luận luân lý, 1964, tr112)
2.
Hãy tạo cho mình một nụ cười.
Có
người đã viết :”Cười ví như nắng và buồn ví như mưa. Nắng mãi không sao nhưng
mưa một ngày thì chán một ngày. Nếu vô phúc mà mưa suốt cả năm, hay tệ hơn thế
nữa là mưa suốt cả đời thì hết thảy mọi thứ từ loài người, súc vật cho đến
thanh bông hoa trái, cả đến nhà cửa núi non cũng phải đành chịu mục nát
luôn”. Đúng thế, đời đại hồng thủy chỉ
mưa có 40 mươi đêm ngày mà mọi tạo vật đã bị tiêu diệt hoàn toàn, trừ ra gia
đình ông Noe với các vật đã được lệnh mang vào trong tầu (St 7,24).
Người
ta không thể định nghĩa được cười là gì. Người ta chỉ biết cười là đặc tính duy
nhất của con người, và trong thực tế mọi người đã có lúc cười. Có rất nhiều thứ cười và mỗi loại cười lại
có ý nghĩa riêng. Nói chung, cười là một biểu hiệu của quảng đại, của hiền từ,
của chiến thắng và nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa.
Cười
rất cần thiết vì nó có ích cho con người cả về phương diện tinh thần lẫn vật
chất, nó giải toả được sự bực tức, sự ấm ức khó chịu trong con người. Nhà văn hào Victor Hugo đã nói :”Khi nào cười thì tôi mới độ 25 tuổi, nhưng lúc
buồn rầu thì không khác gì ông lão lụ khụ 60” (Lorsque je ris, j !ai 25, mais
triste, j!en ai 60) :
Nhất tiếu thiên địa không.
(Bật lên được một tiếng cười thì trơi đất
cũng như không)
Do
đó cần luôn có nụ cười trên môi, nhất là trong phép xã giao. Các cụ ta
khuyên nên lấy cái cười làm đầu sự xã
giao, nên viết :
Nhân thế tao phùng khai khẩu tiếu.
(Người đời gặp nhau là nhoẻn miệng cười)
Cũng
trong tinh thần ấy bác sĩ Victor Pauchet
đã viết :”Anh hãy mỉm cười với đời trước
đã rồi đời sẽ cười lại với anh”. Người Nhật lúc nào cũng có vẻ mặt tươi cười,
cử chỉ nhã nhặn, nên rất được cảm tình với các dân tộc khác.
Truyện vui : Don
Quirido.
Về
thế kỷ 15 có một chàng thanh niên quí phái Y pha nho tên là Quirido. Một hôm,
chàng thất vọng về tình, sinh ra buồn rầu, chán nản, có ý muốn quyên sinh. Nhưng
may có người bạn thân biết ý ở luôn bên cạnh can ngăn và khuyên anh đi tu.
Chànhg bèn tìm một nhà dòng hẻo lánh để mau vo
tròn quả phúc. Được ít lâu, tâm hồn thanh thản lại, dầu sao nét mặt vẫn còn
đượm vẻ buồn. vì ở chung quanh chàng, từ các thầy tu, người làm, cho đến cảnh
vật, đều nhuộm một mầu khắc khổ.
Một
đêm, chàng buồn rầu đến thất vọng. Bỗng có một vị thần hiện lên trong khi chàng
chợp mắt, bảo rằng :
-
Ngươi cứ bình tĩnh thì sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc đời rồi đến thiên đàng rất
dễ. Ta ban cho ngươi thứ bảo vật này.
Trong sáu tháng, ngươi phải theo đúng lời ta dặn thì sẽ thấy hiệu quả.
Nói
xong, vị thần trao cho chàng một cái gương và bảo thêm :
-
Vật này phản chiếu bộ mặt thực của đời. Sáng dậy, ngươi nhìn vào đấy mà cười và cố giữ nụ cười luôn trên môi để cho
kẻ khác noi theo.
Ngoan
ngoãn nghe lời, chàng ngủ rất ngon lành và đã từ lâu chàng không được ngủ ngon
như thế bao giờ. Mở mắt dậy, thấy chim chóc nhảy nhót, ca hát ríu rít trên
cành,chàng cười, hát theo làm náo động cả bầu không khí âm thầm, lạnh lẽo của
nhà dòng.
Thầy
bề trên gọi chàng vào bắt phải tuân theo kỷ luật nghiêm khắc trong tu viện.
Chàng nói :
-
Thưa cha, Đấng Thượng đế đã gieo rắc
những mầm vui tươi tận đáy lòng con. Hạt vui tươi ươm từ lâu đâm chồi,
nảy lộc tốt tươi. Nay cành lá rườm rà, lại khai hoa kết quả rực rỡ. Ngài đã ban
cho con cái sống vui vẻ ở đời thì lẽ tự nhiên
con phải ngắt bông hoa “cười”
và hái quả “ca hát” để dâng Đấng tối cao.
Từ
đó, chàng được tận hưởng cái Trời cho, làm cho cả nhà dòng, trong vòng một
tháng, thành một cõi thiên đàng. Chỉ riêng có thầy bề trên đã nghiêm nghị lại
càng nghiêm nghị hơn, vì còn phải lo phương kế tống cổ anh thầy tu trẻ tuổi kia
ra khỏi tu viện. Sau cùng, ngài đẩy anh ta đến một tu viện mà kỷ luật nghiêm khắc hơn gấp bội. Nhưng
trái lại, chàng lại vui cười hơn trước. Chàng không ngờ đã lập được một...
đảng”thầy tu cách mạng”
Bị
khép vào tội “vi phạm kỷ luật, chàng bị kết vào tội “thiêu thân”. Đến khi thầy
lên giàn hỏa, nhiều thầy tu khác lăn xả vào cứu đến nỗi mười một đồng chí chết
theo.
Đứng
trước tình trạng ấy, viên quan toà kết tội, uất ức quá cũng lăn ra chết nốt.
(Vũ
Bằng, Cười đông tây kim cổ, 1970, tr 46-48)
3.
Niềm vui trong hy sinh và chấp nhận.
Bao
lâu người ta chưa biết hy sinh, chưa biết chấp nhận cuộc sống hiện tại, bấy lâu
chưa có niềm vui trong lòng. Trái lại, chính sự hy sinh xả kỷ đã đem lại cho
con người một niềm vui tươi man mác mà không một ai hay của cải vật chất có thể
đem lại được. Ông Nguyễn đình Tân đã
nhận thấy như vậy và ông đã diễn tả tư tưởng ấy trong cuốn Thời bút như sau :
Xuân
chỉ đến với những tâm hồn chu toàn bổn phận, với những tâm hồn biết chia vui sẻ
buồn với tất cả mọi người.
Ai
biết được cái vui xuân của người lính gác trong đêm giao thừa ở nơi biên giới
vắng vẻ ? Chỉ họ mới biết. Vì họ biết họ thức cho bao nhiêu người ngủ, họ canh
gác cho bao nhiêu đồng bào bình yên, họ lẻ loi để bao nhiêu người xum họp.
Ai
biết được cái vui xuân của một bà Phước trong ngày mồng một Tết vẫn cắm cúi lau
chùi những vết thương đau của người khốn khổ ? Ít ai biết được. Chỉ có bà ta
biết được lòng mình, vì bà biết sự hy sinh của bà đã yên ủi đôi ba tâm hồn chơ
vơ trong cảnh vui chung.
Ai
biết được cái vui xuân của một tu sĩ một mình lặng lẽ cầu nguyện trong bóng tối
của tu viện. Ít người biết được. Chỉ có người đó biết lòng mình thôi, vì họ
biết họ cầu nguyện cho người giầu sang thiếu sự an ủi, cho người cao qúi thiếu
sự bình an, cho người nghèo khó no đầy ơn phúc.
(Phạm
đình Tân, Thời bút 1967, tr 157)
Ta
mỉm cười trong đau khổ không phải luôn là hình phạt, nhưng có khi là nguyên do
của một vui mừng. Chúa Giêsu đã phán :”Hạt giống gieo xuống đất phải mục nát
ra, mới sinh ra trăm ngàn hạt khác’.
Người mẹ lúc sinh con phải buồn phiền, nhưng sẽ khoan khoái khi biết
mình đã thêm cho đời một mụn con.
Ta
sẽ mỉm cười trong khi làm ăn thất bại hay phải thất nghiệp, vì có khi ta thất
bại vì ta chán nản. Ta sẽ tìm giải quyết mọi sự trong vui tươi như thi sĩ
Alfred de Musset đã để lại cho chúng ta mấy dòng sau đây :
Tôi di qua cánh đồng vắng,
Một con chim hát trên tổ
Dưới chân nó, bầy chim con chết
lăn lóc,
Thế mà chim mẹ vẫn hát trước
cảnh bình minh.
Hỡi hồn ta, mày đừng khóc nữa,
Vì cho đi mày mất hết mọi sự
Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời
thanh thẳm
Vẫn là nguồn hy vọng ở trần
gian cho mày.
(Alfred de Musset)
KẾT LUẬN
Đời
không hẳn là bể khổ, đời có vui, có buồn xen lẫn. Sự buồn phiền có thể do Chúa
gửi đến cho chúng ta đi kèm với những đau khổ thể xác, nhưng dù sao cũng phải
công nhận rằng sự buồn phiền đó do con người tạo ra khi họ phạm tội. Khi họ
phạm tội tức là họ thiếu bổn phận đối với Chúa hoặc đối với tha nhân, họ tự cắt
đứt liên lạc với Chúa là nguồn vui tươi, tâm hồn họ bị giao động, không được
yên nghỉ.
Vậy
muốn tạo cho mình được một niềm vui tươi phấn khởi trong đời sống hiện tại, ta
hãy giữ cho linh hồn mình được sạch tội, đón nhận tất cả những gì xẩy đến với
một lòng tin tưởng phó thác nơi Chúa từ ái, Người luôn săn sóc chúng ta như con
ngươi trong mắt Người.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt