CÁI LƯỠI
***
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng
ta đọc : Mt 12,33-37 và Gc 3,2-10.
Những người luật sĩ và biệt phái luôn chống đối Chuá Giêsu trong lời
nói cũng như trong việc làm. Khi Chúa Giêsu làm phép lạ chữa cho một người bị
quỉ ám vừa mù lại vừa câm, dân chúng thì sửng sốt nói :”Ôâng này chẳng phải là
Con vua Đavít sao” ? Nghe vậy những người biệt phái nói rằng :”Ôâng này trừ quỉ
chỉ là dựa thế quỉ vương Belzébut”(Mt 12,22-24).
Họ là những người có những ý nghĩ xấu
xa trong lòng thì mới thốt ra những câu nói lố bịch như vậy. Bởi vì , như Chúa
Giêsu nói :”Nếu tôi dựa thế Belzébut mà trừ quỉ, thì đệ tử các ông dựa thế ai mà
trừ”(Mt 12,27) ? Chính ra họ phải tin rằng Ngài đã dùng đến thần lực của Thiên
Chúa mà trừ quỉ thì mới đúng. Cái xấu xa của họ không thể che đệy được vì “có bề
trong mới tràn ra bề ngoài”.
Trước thái độ trớ trêu của họ, Chúa Giêsu
mới dựa vào kinh nghiệm thường thức của nông dân mà dạy cho dân chúng một bài học
, mà chúng ta có thể gọi là “triết lý về nhân quả”. Ngài nói :”Cây mà tốt thì
quả cũng tốt, cây mà xấu thì quả cũng xấu, vì xem quả thì biết cây”(Mt 12,33). Đây
là kinh nghiệm phổ thông của người nông dân trong việc trồng cấy : cây tốt thì
bội thu, cây xấu thì thất thu.
Từ đó, Chúa Giêsu cho họ biết những người
biệt phái có lòng dạ xấu thì thốt ra những lời nói xấu xa vì có đầy trong lòng
mới tràn ra bề ngoài. Vì vậy mà Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta phải có một tấm lòng
tốt để có thể nói ra những lời tốt lành. Còn trong cách giao tiếp thì phải theo
nguyên tắc đơn sơ và thành thật:”Có thì nói có, không thì nói không”(Mt 5,37;
Gc 5,12).
Dựa vào lời dạy bảo của Chúa Giêsu, thánh
Giacôbe Tông đồâ khuyên bảo tín hữu phải đề cao cảnh giác với cái lười bởi vì
“bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” : bệnh ngoài miệng chui vào, vạ trong
miệng chui ra. Lưỡi là bộ phận phát ra lời
nói và lời nói có thể cứu sống, cũng có thể giết chết. Vì thế Ngài nói :”Ai không
vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân”(Gc
3,2).
II. LƯỠI TRONG ĐỜI
THƯỜNG.
Trong tục ngữ ca dao có một câu mà người
ta nói lên tầm quan trọng của cái lưỡi, nó có thể làm cho người ta đòan tụ, cũng
có thể làm cho người ta tan rã. Người ta nhấn mạnh vào phía cạnh tiệu cực của cái
lưỡi nên đã phát biểu như sau :
Lưỡi người độc quá đuôi ong,
Xui người tan hợp rút lòng nghĩa nhân.
Theo đó, lưỡi mềm là lưỡi không cứng rắn
như đá, không sắc nhọn như dao, lý ưng không có gì đáng sợ vì không làm đau đớn
thương tổn được người ta. Aáy vậy mà lưỡi độc quá đuôi ong, tức là độc hơn nọc
ong (nọc ong ở đàng đuôi), đuôi ong châm vào thì thịt đau buốt và sưng vù lên.
Lưỡi nói xấu ai thì người ấy mất bạn bè, mất danh giá; lưỡi vu khống ai thì người
ấy bị tù bị tội, mất cơ nghiệp, có thể mất cả tính mạng.
Câu tục ngữ nêu ảnh hưởng tai hại của miệng
lưỡi con người, và ngụ ý khuyên người ta không nên nói vu, nói xấu. Phải giữ gìn
miệng lưỡi bởi vì :”Lưỡi không xương nhiều
đường lắt léo”(Tục ngữ).
Người ta cũng thường nói :
Người ta có miệng có môi,
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười.
(Ca dao)
Thiên Chúa ban cho con người có miệng
có môi để diễn tả tâm tình khi vui khi buồn : buồn thì khóc, vui thì cười. Nhưng
môi miệng chỉ có thể diễn tả được tâm tình chứ không diễn tả được tư tưởng, vì
lời nói mới có thể diễn tả được. Người ta chỉ có thể diễn tả tư tưởng bằng lời
nói, mà muốn nói thì phải có cái lưỡi. Ai không có lưỡi thì không thể nói được.
Như vậy lưỡi là một cơ quan vô cùng quan trọng để phát ra tiếng nói. Lời nó được
phát ra có thể đúng hay sai, hay hay dở, có lợi hay có hại. Do đó người ta khuyên
phải dè chừng cái lưỡi.
Khi đi khám bệnh, thầy thuốc bảo bệnh
nhân lè lưỡi ra ! Lè lưỡi ra để làm gì ? Để thầy thuốc biết bệnh tình, biết được
tình trạng của thân thể. Có người nói rằng nếu lưỡi trở nên thật trắng thì phải
chùi cái lớp trắng dơ bẩn đã đóng trên lưỡi ấy bằng một cái nạo với một chút
thuốc riêng. Sau đó, thầy thuốc cho uống thuốc xổ. Tại sao phải uống thuốc xổ ?
Tại nơi bao tử (dạ dầy) ta có bệnh, nên khiến cho lưỡi ta trắng.
Nếu lưỡi biểu lộ tình trạng của thân thể
thì lưỡi cũng có thể biểu lộ thái độ của tâm hồn từng người. Một người có kinh
nghiệm nói rằng cái lưỡi là một cách thử đức tính thiêng liêng. Thánh Giacôbê nói
:”Nếu ai không vấp phạm trong lời nói thì
đó là người hòan hảo”(Gc 3,2). Lưỡi luôn bầy tỏ địa vị thiêng liêng và tính
tình của một người. Người hiền hậu không thể ăn nói cay nghiệt. Ai luôn nói rằng
người khác xấu thì người ấy có một tâm hồn xấu xa.
Một tâm hồn, bị các dục tình hỗn lọan
chi phối, cũng không có thể ẩn nấp lâu ngày được. Không chóng thì chầy, không rầy
thì mai, sự hỗn lọan ngổn ngang nội tại sẽ được diễn ta ra bằng… đầu lưỡi.
Muốn hiểu biết tâm trạng của người nào,
thì không chi hơn là lắng tai nghe họ nói.
Bởi vì theo lời Thánh Kinh thì :”Sự khôn
ngoan và lương tri của một người được chứng mình bằng đầu lưỡi của họ”.
Để thí nghiệm lời khôn ngoan ấy, nhà
hiền triết Socrate thường nói với các
bạn bè của ông :”Hãy nói lên đi ! Cho tôi
hiểu biết được ngài là người thế nào”. Đúng là :
Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người
khôn thử lời.
(Ca dao)
Khi lời nói chưa được nói ra thì ta làm
chủ nó, khi đã nói ra thì ta làm đầy tớ cho nó vì đã nói ra thì không thể lấy lại
được. Người ta thường nói :
Nhất ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy.
Một
lời nói sai quấy thì bốn con ngựa đuổi không kịp.
Ca dao Việt nam chúng ta cũng nói như
thế :
Vàng sa xuống nước khôn tìm
Người
sa lời nói như chim sổ lồng.
(Ca
dao)
Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng
ta. Ngôi Lời giáng trần để cứu vãn nhân lọai. Lời của Thiên Chúa là Lời chân thật.
Lời ta nói cũng là một tư tưởng nhập thể, có sứ mạng cứu nhân lọai. Nhưng nó là
thanh gươm hai lưỡi cũng sắc bén, rất có lợi và cũng rất có hại.
Truyện : Cái lười của Esope
Khi nói đến cái lưỡi, không ai trong
chúng ta mà không có lần đã nghe câu truyện ngụ ngôn về cái lưỡi của Esope.
Một hôm, Xanthos gọi tên đầy tớ :
- ESOPE, hôm nay mày hãy cố tìm mua
cho tao một món đồ ăn quí, tốt, đặc biệt nhất. Có hiểu không ?
- Dạ.
Esope mau lẹ ra chợ mua một xâu lưỡi đem
về.
Xanthos hỏi :
- Tại sao mày mua tòan lưỡi như thế ?
Esope trả lời :
- Thưa ông, vì tôi thiết tưởng
không có gì quí và tốt cho bằng lưỡi. Lưỡi là chìa khóa triết lý, mỹ thuật
và chân lý.
Xanthos cho là tên đầy tớ kỳ khôi. Hôm
sau ông lại gọi Esope :
- Hôm nay thì mày hãy mua cho tao một
của gì người ta cho là xấu nhất.
Không chút lưỡng lự, Esope lại ung
dung ra chợ… Và khi trở về, lại thấy mang theo một… xâu lưỡi.
- Tại sao hôm nay, mày lại còn mua lưỡi
nữa ?
- Thưa ông, tôi trộm nghĩ, lưỡi cũng là
một lợi khí nguy hiểm nhất trên đời. Nó là mầm chiến tranh ly lọan, là nguyên
nhân mọi sự chia rẽ hiềm thù ghen ghét… Tôi trộm nghĩ : trên đời không gì xấu và
hèn cho bằng lưỡi.
Câu chuyện Esope có vẻ hý lộng, nhưng
bao hàm một triết lý phũ phàng.
Tục ngữ đã có câu : “Lưỡi không xương
nhiều đường lắt léo”. Tráo trở như con quay đủ mặt . Vì thế người ta mới nói :
Ở
sao cho vừa lòng người ?
Ở
rộng người cười, ở hẹp người chê !
Cao, chê ngổng, thấp chê lùn,
Béo
chê béo trục béo tròn,
Gầy
chê xương sống xương sườn phơi ra.
Khôn
ngoan thì bảo rằng ngoa,
Vụng
dại thì bảo người ta rằng đần…
(Ca
dao)
Với cái lưỡi lắt léo thì người ta nói
thế nào cũng được, người ta có thể nói hay nói dở, nói xuôi nói ngược, thế nào
cũng được miễn là có lợi cho người ta. Câu chuyện sau đây chứng tỏ điều đó.
Truyện : Cái mâu và cái thuẫn.
Mâu là cái giáo, thuẫn là cái mộc.
Có người nước Sở vừa làm nghề bán mộc
vừa làm nghề bán giáo.
Ai hỏi mua mộc thì anh ta khoe rằng :
- Mộc này của tôi làm thật chắc, không
giáo gì đâm thủng.
Ai hỏi mua giáo, anh ta khoe :
- Giáo này của tôi làm thật sắc, không
có gì đâm không thủng.
Có người nghe nói đến hỏi rằng :
- Thế bây giờ lấy giáo của bác để đâm và lấy mộc của bác để đỡ, sẽ thế nào ?
Anh ta nghe rồi, mặt đỏ gay lên, không
biết làm sao trả lời được.
Lưỡi người con độc hơn đuôi ong nữa.
Thánh Giacôbê nói :”Lưỡi tuy bé nhỏ, nó đã nói lên nhiều điều vĩ
đại, mà chính nó cũng làm hoen ố cả con người chúng ta”(x. Gc 3,1-10)
Thực sự nếu người ta bình tâm suy nghĩ,
về những điều bất hòa xẩy ra giữa bạn bè, giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, giữa
những người thân thuộc, giữa hàng xóm láng giềng… một phần lớn đều do cái lưỡi.
Như thế, nếu mỗi người chúng ta làm chủ được lời nói, thì gia đình xã hội đã bớt được bao nhiêu bất hòa, cuộc sống sẽ
trôi chảy êm đềm biết bao ! Lịch sử đã chứng minh, rất nhiều trường hợp, con người
không cần dùng dao, dùng gươm hay súng đạn để giết nhau, mà chỉ cần dùng cái lưỡi.
Truyện : Trịnh Tụ ghen ngầm
Hàn phi Tử có chép : Vua Ngụy đem người
con gái đẹp dâng vua Kinh. Vua Kinh lấy làm thích và yêu lắm. Phu nhân là trịnh
Tụ rất ghen với người con gái này. Nhưng giả vờ như mình cũng quí mến người con
gái, nên người con gái ấy muốn ăn mặc, thích gì, phu nhân cũng chiều ý sắm cho
cả.
Vua khen :”Phu nhân biết ta yêu tân nhân,
mà đem lòng yêu mến tân nhân quá ta, thật có khác nào như người con có hiếu thờ
cha mẹ, người bầy tôi trung, thờ vua”.
Khi phu nhân đã chắc bụng, vua nghĩ
mình không là người ghen, nhân dịp mới bảo tân nhân rằng :”Vua yêu em lắm, nhưng
ghét cái mũi em, giá từ nay, mỗi lần gặp nhà vua, em nên che cái mũi đi, thì
vua yêu được mãi đấy”.
Người con gái theo lời, từ đó mỗi khi
trông thấy vua, là che ngay mũi lại. Vua
thấy thế bảo với Trịnh Tụ rằng :”Tân nhân trông thấy ta, mà che mũi là có ý làm
sao ? Trịnh Tụ thưa rằng :”Thiếp không được rõ”. Đợi vua gạn hỏi mãi, thì Trịnh
Tụ mới thưa rằng :”Tôi nghe đâu như tân nhân có nói, hơi vua khí nặng, lấy làm
khó chịu”. Vua phát giận bảo :”À, nếu thế thì xẻo mũi nó đi”! Vua vừa nói vậy
thì một viên quan hầu cận, đã được phu nhân nhặn trước, liền đem dao ra xẻo
ngay cái mũi tân nhân”(Nguyễn văn Ngọc, Cổ học tinh hoa, tập hạ, tr 100).
III. PHẢI BIẾT DÙNG
CÁI LƯỠI CỦA MÌNH.
1. Mặt tiêu cực.
Theo thánh Giacôbê, lưỡi tuy bé nhỏ, nó
đã nói lên nhiều điễu vĩ đại, mà chính nó cũng làm hoen ố cả con người chúng ta
(x. Gc 3,1-10).
Thực sự nếu ta bình tâm suy nghĩ, về
những điều bất hòa xẩy ra giữa bạn bè, giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, giữa những
người thân thuộc, giữa làng xóm láng giềng vv.. một phần lớn đều do cái lưỡi.
Như thế, nếu mỗi người chúng ta làm chủ được lời nói, thì gia đình xã hội đã bớt được bao nhiêu bất hòa, cuộc sống sẽ
trôi chảy êm đềm biết bao ! Lịch sử đã chứng minh, rất nhiều trường hợp, con người
không cần dùng dao, súng đạn để hại nhau, mà chỉ cần dùng cái lưỡi.
Truyện : Nguy hiểm của lời nói.
Nhiều khi sóng gió nổi lên chỉ vì một
lời nói nóng nảy và thiếu tế nhị.
Có một chị vợ cặm cụi nhổ cỏ ở thửa ruộng
sau nhà. Theo sự phân công thì hôm đó anh chồng đóng vai tề gia nội trơ. Và thế
là anh chồng bèn trổ mấy món ruột của mình để lấy điểm “mí” bà xã.
Mồ hôi mồ kê chảy xuống ròng ròng. Khi
đã nấu nướng xong, yên chí nhớn và hớn hở bắn một điếu thuốc lào, anh chồng mới
sai đứa con nhỏ ra mời mẹ.
Đứa bé chạy tới và nói :
- Bu ơi bu, bố bảo về ăn cơm.
Chẳng nói chẳng rằng, chị vợ cứ lặng lẽ nhổ cỏ.
Đứa bé trở về, mặt xụ xuống như bánh bao chiều.
Một lúc sau, anh chồng lại sai đứa khác ra mời, nhưng chị vợ vẫn cứ
nín thinh cặm cụi nhổ cỏ.
Đứa bé trở về, mặt xìu xìu như trái bóng xì hơi.
Dường như không chờ đợi được nữa, vả lại
sợ thức ăn để lâu sẽ nguội và mất ngon, nên lát sau anh chồng lại sai đứa út ra
mời, ông cười ruồi và thầm nghĩ trong bụng :
- Quá tam ba bận. Ba keo mèo phải mở mắt đứt đuôi con nòng nọc chứ
còn gì.
Thế nhưng lần này thì chị vợ lại tỏ ra
tức tối. Chị ta đứng lên. Hai tay chống nạnh. Mắt long còng cọc như một tia chớp.
Miệng hét toáng chẳng khác gì sư tử rống
:
- Bố con mày có hốc thì cứ việc hốc đi.
Trước sự nổi tam bành của chị ta, đứa út run cầm cập, ba chân bốn cẳng
vội chạy về méc
với Bố.
Đến đây thì chuyện phải đến ắt sẽ đến.
Sau khi nhổ hết đám cỏ bợ, chị vợ đủng đỉnh về nhà. Thế nhưng vừa mới tới sân
thì hàng xóm đã phải nghe thấy những tiếng kêu la thất thanh :
- Oái giời ơi ! Oái đất ơi ! Nó đánh tôi, nó giết tôi, làng nước ơi,
cứu tôi với.
Rồi thì nồi niêu soong chảo, chổi cùn rế rách, mâm bàn chém đĩa cùng
với những thứ cao lương mĩ vị thi nhau bay ra ngoài sân, bởi sức người chịu đựng
có hạn. Và lúc này đến lượt anh chồng đang nổi máu yêng hùng, đùng đùng nổi trận
lôi đình như Trương Phi.
Giá như chị vợ biết nhún nhường và tế
nhị một chút trong lời nói của mình thì đâu đến nỗi xẩy ra sự việc đáng tiếc kể
trên. Còn thân thể “liễu yếu đào tơ” của chị ta đâu đến nỗi tím bầm và lãnh đủ
những thứ cú thượng cẳng chân hạ cẳng tay của đức ông chồng, “vai năm thước rộng,
thân mười thước cao”, như vóc dáng của anh chàng Từ Hải trong truyện Kiều (Gã
Siêu).
Một lời sai quấy đã nói ra thì không
bao giờ có thể lấy lại được :”Tứ mã nan truy”. Ai trong chúng ta dám nói là
mình luôn nói đúng, không bao giờ sai lỗi trong lời nói ? Lời nói phát xuất từ
tư tưởng, từ nhận xét, từ những phán đoán chủ quan, mà phán đoán chủ quan thì
hay thiên lệch và hay sai lầm.
Trước khi thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu tắt thở, một chị đã bi quan nhấp nháy đôi mắt sắc bén,
nói :
- Têrêsa chết rồi, chúng ta sẽ phải nói năng thế nào về chị đây ?
Nhưng khi Têrêsa vừa nằm xuống, người ta lại không biết phải nói,
phải chép về Têrêsa thế nào cho cạn lời được. Sách viết ra một cuốn, hai cuốn rồi
hàng chục cuốn… Thế mà vẫn thấy còn bao nhiêu hương hoa chưa thâu thập hết được.
Như vậy, chị dòng kia làm sao có thể thu lại được các lời nói của mình về Têrêsa.
Truyện : Nhặt lại mớ lông gà.
Một câu chuyện kể về một bà tỏ lòng sám hối và thánh Philipphê Nêri.
Để đền tội vì đã làm hại thanh danh cho hai người khác qua việc nói xấu họ, thánh
Philipphê nói với bà ấy đi ra chợ mua một
con gà giò chưa vặt lông và trong lúc đi bộ về nhà, bà ấy phải vặt lông gà từng
cái một và rải chúng xuống đất dọc đường. Kế đó, bà ấy phải trở lại gặp thánh
nhân và ngài sẽ nói cho bà ấy việc bà phải làm tiếp theo.
Khi bà trở lại, thánh Philipphê khen
ngợi bà đã biết vâng lời. Ngài nói :
- Bây giờ bà hãy hoàn thành việc đền tội, bà hãy trở lại và nhặt hết
mọi cái lông gà.
Bà ấy kêu lên :
- Nhưng thưa cha, cha biết là không thể làm được. Gió thổi chúng
bay đi khắp nơi, bây giờ con không hy vọng nhặt được chúng.
Thánh nhân đáp :
- Rất đúng”, con cũng không thể thu lại những lời làm tổn thương những người láng giềng
của con. Những lời ấy giờ đây đi từ miệng người này qua miệng người khác mà con
không theo kịp.
2. Mặt tích cực.
Chúng ta có thể dùng miệng lưỡi để ca
tụng Chúa :”Lạy Chúa, xin mở miệng môi
con, và con sẽ cất lời ca khen Chúa”.
Cái lưỡi có thể trở nên khí cụ gieo yêu thương vào nơi oán thù, gieo thứ tha vào
nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…
Cái lưỡi chúng ta có
thể chuyển tải Lời Chúa đến cho người khác, có thể hoàn sinh cho người ta bằng
những lời êm ái dịu dàng…
Để kết luận, chúng ta có thể suy niệm
một đọan thư của thánh Giacôbê nói về cái lưỡi :
“Nếu ai không sai lỗi trong lời
nói, thì là người trọn lành; vì kẻ ấy có thể chế ngự được thân xác mình. Nếu chúng ta tra được hàm thiết vào miệng ngựa, để bắt nó tùng phục chúng ta, thì
chúng ta cũng có thể điều khiển được cả con ngựa. Kìa cả những chiếc thuyền to lớn và bị cuồng
phong lôi cuốn, mà một bánh lái nhỏ, điều khiển chúng.
Cũng thế, lưỡi là một chi thể bé
nhỏ, nó nói lên những điều vĩ đại. Kìa một ngọn lửa có là bao, mà đốt cháy cả một
khu rừng lớn. Lời nói cũng là ngọn lửa, là cả một thế giới gian ác. Lưỡi là một
trong các chi thể của chúng ta, nó làm hoen ố cả thân xác, được hỏa ngục nhen
nhúm lên, nó đốt cháy cả cuộc đời chúng ta. Mọi loài cầm thú, muông chim, rắn
rít, và cá biển, đang và đã bị loài người chế ngự, nhưng con người lại khó lòng
chế ngự được, một tai họa bất trị và chứa đầy nọc độc giết người.
Với cái lưỡi, chúng ta chúc tụng Thiên
Chúa : “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con.
Cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”.
Với cái lưỡi chúng ta chúc dữ con người đã được tạo thành giống hình ảnh Thiên
Chúa.”Bởi chính cái miệng, thốt ra vừa lời
chúc tụng, vừa lời chúc dữ. Hỡi anh em, đừng để xẩy ra như thế”(Gc 3,3-10).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt