LẠY CHA, NẾU CÓ THỂ ĐƯỢC
_______________________________________________________
Lễ Suy tôn Thánh giá
Chúa
2009
I. ĐỨC KITÔ, NGƯỜI TÔI TỚ VÂNG PHỤC
Đức
Kitô được gọi là Tôi Tớ của Thiên Chúa vì Ngài đã mặc lấy thân xác của loài người
trong thân phận người nô lệ để sống với loài người, hầu thi hành sứ mạng cứu thế mà Chúa Cha đã giao
phó cho. Cuộc đời của Ngài là cuộc đời vâng
phục hoàn toàn, như lời thánh Tông Đồ đã nói :”Chúa Kitô đã sinh ra vâng lời
cho đến chết và chết trên thập giá”(Pl 2,8).
1.
Đức Kitô, người Tôi Tớ
Đức
Giêsu lấy thân phận người tôi tớ làm thân phận của mình; là Thầy hiền lành và khiêm
nhường trong lòng (Mt 11,29), loan báo ơn cứu độ cho người nghèo (x. Lc 4,18t);
tuy là Chúa và là Thầy (Ga 13,12-15), Người sống giữa các môn đệ như “kẻ phục vụ”
(Lc 22,27); và Người đi đến tận cùng các
đòi hỏi của tình yêu thúc đẩy Ngài phục vụ như thế (Ga 13,1; 15,13) bằng cách
hiến dâng cả mạng sống mình để cứu chuộc nhiều tội nhân (Mc 10,43tt; Mt 20,26tt). Bởi đó Người đã bị đối xử như một tội phạm (Lc
22,37), rồi chết trên thập giá (Mc 14,24) trong khi biết rằng mình sẽ sống lại
theo lời Thánh Kinh nói về Con Ngưới (Mc 8,31; Lc 24,44).
Lời
rao giảng của các sứ đồ áp dụng cho Đức Giêsu tước hiệu Người Tôi Tớ để loan báo
mầu nhiệm sự chết của Người (cvtđ 3,13t; 4,27t), là nguồn mạch phúc lành và ánh
sáng cho chư dân (cvtđ 3,25t; 26,23). Là
Con Chiên bị sát tế cách bất công như người
Tôi Tớ (cvtđ 8,32t), Đức Giêsu đã cứu chuộc các chiên lạc của Người.
Trong
một bài thánh ca, thánh Phaolô đã hùng hồn tóm tắt mầu nhiệm Đức Kitô và đức ái
của Người : thánh ca công bố rằng Đức Giêsu
đã vào trong vinh quang bằng cách mặc lấy thân phận Người Tôi Tớ và chết trên
thập giá để vâng lời Thiên Chúa Cha Người (Ph 2,5-11). Vậy lời tiên tri nói về Người
Tôi Tớ loan báo lễ hy tế cứu chuộc của Con Thiên Chúa làm người. Bởi đó, tên của
Người Tôi Tớ thánh thiện của Thiên Chúa, Đức Giêsu chịu đóng đinh và sống lại,
là nguồn mạch độc nhất của ơn cứu rỗi (cvtd(
4,10tt ).
2.
Đức Kitô, người Tôi Tớ vâng phục tự nguyện.
a)
Giáo lý của Người.
Việc
đầu tiên chứng tỏ Đức Giêsu đã tự nguyện vâng phục, đó là Người đã tự nguyện mặc
lấy thân phận tôi tớ, mặc dầu Người vốn có hình thể Thiên Chúa (Ph 2,5-11). Người
đã tự hủy mình đi để thi hành công cuộc cứu chuộc loài người. Trong đời sống thi hành chức vụ đó, Đức Kitô luôn
nhắc đi nhắc lại cho chúng ta thấy Người đến
không phải làm một việc gì khác ngoài việc đến để làm công việc do Cha Người đã ủy thác cho (x. Ga 4,38).
Thánh
Phaolô cho biết Cựu ước chỉ là hình bóng của Tân ước, cho nên của lễ Cựu ươc cũng
thua kém của lễ Tân ước. Ngày nay, Chúa
không thích lễ vật sinh tế mà thích tấm lòng của người dâng lễ vật. Trong thư gửi
cho tín hữu Do thái thánh Phaolô viết :”Bởi đó lúc vào trần gian Ngài nói :”Hy
sinh cùng lễ vật Người đã chẳng màng, nhưng Người đã nắn nên thân xác cho con. Các
lễ toàn thiêu cùng tạ tội, Người đã chẳng đoái. Bấy giờ con nói : Này con đến –
trong cuốn sách đã nói về con – để thi hành ý muốn Người, lạy Thiên Chúa (Dt 10,5-7).
Lần
kia, các tông đồ vào thành mua đồ ăn về, thấy Chúa Giêsu đang ngồi nghỉ mệt bên
giếng Giacóp. Các ông bầy đồ ăn ra trước mặt Chúa, các ông mời Ngài :”Thưa Thầy,
xin Thầy dùng bữa” (Ga 4,31). Chúa Giêsu
không để ý gì đến thức ăn các môn đệ dọn sẵn.
Đôi mắt Ngài còn chìm đắm trong cõi vô hình. Cảnh vật chung quanh như xa
lạ với Ngài. Cuối cùng Ngài trả lời các
môn đệ :”Thầy đã có của ăn rồi mà các con không biết”(Ga 4,32). Rồi khi thấy các môn đệ đưa mắt hỏi nhau về việc
Ngài đã có của ăn, Ngài liền thêm :”Của ăn Thầy dùng là chu toàn ý Chúa Cha và thực hiện công việc
của Ngài”(Ga 4,34). Nhiều lần trong đời
Ngài, Ngài đã lặp lại và minh chứng hùng
hồn điều đó :”Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng theo ý Đấng đã
sai Ta”(Ga 4,38).
Ý
tưởng về vâng phục đó còn được diễn tả một
cách rõ ràng trong một hoàn cảnh hết sức
đặc biệt. Khi Đức Giêsu bắt đầu cuộc thụ nạn, Ngài đã vào trong Vườn Cây
Dầu để cầu nguyện, hầu xin sức mạnh để thực
hiện một công việc hết sức khó khăn theo sức loài người. Đức Giêsu có những ý nghĩ và tâm tình như chúng
ta : Người cũng cảm thấy buồn rầu lo sợ trước một cái chết cực kỳ dã man và ghê
sợ nhất trong lịch sử loài người. Nhưng
với ý chí sắt đá, Ngài đã thắng được tính yếu đuối nhúùt nhát của con người, Ngài
đã dám cầu nguyện cùng Cha Ngài rằng :”Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này
qua đi khỏi con ! Song không phải ý Con, mà là ý Cha”(Mt 26,39; Mc 14,36; Lc 22,42;
Ga 12,27).
b)
Đời sống của Ngài.
Đức
Giêsu đã tỏ ra lệ thuộc vào Cha trên trời một cách cụ thể trong khi vâng phục các
tạo vật, theo phẩm trật tự nhiên, có thể quyền bính phần nào đối với Người. Thế
nên, trong 30 năm Ngài sống hoàn toàn vâng phục Mẹ Maria và thánh Giuse, Người
nhìn nhận uy quyền của Đức Chúa Cha, quyền
bính của thánh Giuse và Mẹ Maria. Trong
những lời ngắn ngủi, Phúc âm tóm tắt cả một quãng đời riêng tư lâu dài của Đấng
Cứu Thế : “Người đã vâng phục ông bà”(Lc 2,51). Sau đó trong đời sống công
khai, nhất là trong cuộc khổ nạn, Người đã luôn nêu gương vâng phục quyền bính
thiết định, tôn giáo cũng như dân sự, tuân phục những thẩm phán cũng như những đao
phủ, theo lời thánh Phaolô :”Người đã vâng phục cho đến chết, và chết trên thập
giá”(pl 2,8). Xuống thế vì vâng lời, Người đã ôm ấp cái chết, tại vườn Cây dầu
Ngài đã thực hiện lý tưởng ấy (x. Lc 22,42).
c)
Vâng phục tự nguyện.
Công
cuộc nhập thể và cứu chuộc được thực hiện nơi Chúa Giêsu hoàn toàn do Người chấp
nhận, không có một lý do nào khác ép buộc Ngài.
Mọi công việc Người làm ở trần thế này không có một lý do nào khác ép buộc
Người, chỉ có tình yêu Người đối với ta đã thúc đẩy.
Trong
một bài thánh ca,thánh Phêrô đã mô tả như sau :”Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh
em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người không phạm tội chi, chẳng ai thấy Người
mở miệng nói lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau
khổ nà chẳng có ngăm đe, nhưng đã tự phó thác cho Đấng phân xử công bình. Tội lỗi
chúng ta, Người mang vào thân mà đưa lên thập giá, hầu đối với tội lỗi, chúng
ta như đã chết rồi để từ nay sống đời công chính. Nhờ mang thương tích, mà anh
em được chữa lành”(1Pr 2,21-24).
Thánh
Phaolô nói :”Người bỏ cái trước, để lập cái sau”(Dt 10,9), nghĩa là Người bỏ hy
lễ Đạo Cũ để thiết lập hy lễ Đạo Mới. Vì
sao Thiên Chúa không ưng việc tế lễ Đạo Cũ ? – Vì nó chỉ là tượng trưng cho việc
tế lễ hoàn hảo vô cùng của chính Ngôi Hai nhập Thể ở trong tương lai. Nó có giá
trị trước mặt Chúa, cũng là nhờ giá tế phẩm chính thức sau này.
Nếu
thế, thứ tế phẩm nào mới trông được làm cho Thiên Chúa hoàn toàn thỏa mãn
? Để Chúa hoàn toàn thỏa mãn, phải có vật
nào hoàn hảo (Dt 7,26) tự ý hiến thân, không bị cưỡng bức như các loài vật ta bắt
đem sát tế; cũng không phải hiến cho ngọn lửa trần thiêu hủy trong một khoảnh
khắc, như giết súc vật thiêu tế trong Đạo Cũ, nhưng phải là vật tự hiến cho ngọn
lửa Tình vô cùng Thiên Chúa thiêu đốt liên lỉ đời đời. Nghĩa là chính tế phẩm ấy còn phải có sức yêu
mến, đền tạ đầy đủ vô cùng, không như lễ vật đạo cũ không biết kính mến, cũng
chẳng đền tạ được xứng đáng hết các tội lỗi, như thánh Phoalô đã nói :“Các thầy
chủ tế hằng ngày đứng ra hành lễ, hiến tế nhiều lần cũng bấy nhiêu thứ, mà tuyệt
nhiên không thể hủy diệt tội lỗi; trái lại, Chúa Kitô dâng chỉ có một lễ duy nhất
đền tội, đoạn Người vẫn ngự bên hữu Thiên
Chúa liên mãi”(Dt 10,11-12).
Còn
một điểm hệ để cho Thiên Chúa được thỏa mãn trọn, là vị chủ tế cần phải xả thân
tự hiến chính mình làm lễ vật cúng tế, không mượn vật khác xả tế thay như trong
đạo cũ. Tất cả những đòi hỏi trên đều có đầy đủ nơi Chúa Giêsu và chỉ nơi mình
Người thôi. Đó chính là Ngôi Hai nhập thể tự ý toàn hiến thân mình làm vật xả tế,
để cho tình yêu Thiên Chúa thiêu đốt liên lỉ đời đời.
(Lm Phạm kim Xuyến, Lý tưởng toàn hiến,
1973, tr 101-102)
II. ABRAHAM VÀ GIÓP, HAI KHUÔN MẶT TÍN THÁC.
1.
Việc hiến tế của Abraham.
Việc
hiến tế của Abraham là việc làm của con người có một đức tin siêu việt, một lòng
tín thác hoàn toàn và tuyệt đối. Xét theo lý trí của con người thì việc làm của
Abraham mâu thuẫn với lời hứa của Thiên Chúa cho dòng dõi của ông được đông như
sao trên trời, như cát dưới biển… Nhưng ông cứ làm về phía ông, còn về phía Thiên
Chúa thì Ngài sẽ lo. Như thế mới làm nổi
bật quyền năng của Thiên Chúa, Đấng làm nên cái có thể trong cái không có thể đối
với con mắt loài người.
Mờ
sáng hôm ấy, người ta thấy một cụ già lặng
lẽ dẫn đứa con giã từ Mambrê yêu dấu để ra đi.
Họ đi về đâu ? Thưa, đi đến một ngọn đồi xa lạ, theo một mệnh lệnh huyền
bí. Trên đường trường hai người rong ruổi : cụ già lầm lũi đi trước, đứa trẻ lóc
cóc theo sau. Suốt ba ngày đường cha con vẫn im lặng, âm thầm rảo bước, chẳng
ai hé miệng nói gì. Mỗi người hình như đang bận tâm theo đuổi một ý nghĩ nào đó.
Người
cha dáng vẻ ưu tư, đang băn khoăn, thắc mắc về những chuyện mới xẩy ra đã làm xáo
trộn nếp sống an bình của ông. Cả một cuốn phim của thời dĩ vãng quay nhanh
trong óc ông, với những vui buồn đắp đổi, bao hy vọng lóe lên sáng ngời… rồi vụt
tắt !
Lúc
Thiên Chúa gọi, Abraham đã 75 tuổi đời mà vẫn hiếm hoi và cũng chẳng còn mong mỏi
nông nỗi gì nữa. Sara, vợ ông, cũng thế.
Nhưng rồi tự ý Thiên Chúa, Ngài đã hứa cho dòng dõi ông nhiều như sao trên
trời, như cát dưới biển (St 15,5t). Ít lâu sau – Isaác – tên người con – ra đời
để lời Giavê Thiên Chúa ứng nghiệm, và Abraham có thể tin rằng đứa con đây sẽ kế
nghiệp mình như thiên ý đã quyết định. Thế mà oái oăm thay ! Chính Đấng đã đề nghị,
đã cam kết, nay lại yêu cầu tổ phụ hủy bỏ cái phương tiện thiết yếu để nối dõi
tông đường, lại đòi tổ phụ phải đem chính con một yêu dấu nhất đời để hiến tế Ngài. Như thế thì Chúa đùa hay nói thật ?
Có
lẽ vì quá bận bịu trong tâm khảm, Abraham không kể chi ngoại cảnh, và cũng chẳng
để ý đến đứa con đang lẽo đẽo theo sau. Trong khi đó, Isaac cũng loay hoay với những
băn khoăn, thắc mắc riêng mà vẫn chưa tìm ra giải đáp, nên vội cất tiếng :”Cha ơi,
củi có, lửa có, nhưng con chiên làm lễ vật ở đâu”(St 22,7) ?
Abraham
dừng bước, dáng vẻ thẫn thờ, trên khuôn mặt in hằn nét đau đớn. Thật vậy, câu hỏi
của Isaac đã đưa tổ phụ về với hiện tại và đặt ông trước một thực tế bi đát, xót
xa. Nhưng dù hoàn cảnh éo le, dù phải bước
đi trong đêm tối nghi nan, tổ phụ vẫn cương quyết giữ vững niềm tin nơi Thiên
Chúa, nên đã ôn tồn trấn tĩnh con :”Lo gì con, lễ vật Thiên Chúa sẽ liệu”(St 22,11t).
Thế
rồi hai cha con lặng lẽ tiếp tục lên đường, cha già đi trước, đứa trẻ lững thững
vác củi theo sau. Đến đỉnh núi Thiên Chúa
đã định, Abraham dựng bàn thờ, chất củi lên, trói chặt con đặt trên đó, rồi một
tay châm lửa, một tay cầm dao sẵn sàng giết chết chính con một yêu quí nhất đời,
là niềm an ủi của tuổi già, là tương lai và hy vọng của cả một dân tộc… để hiến
dâng cho Thiên Chúa (St 22,9tt).
2.
Lòng kiên nhẫn tin tưởng của Gióp.
Kinh
Thánh còn kể lại : xưa ở xứ Us, có một người tên là Gióp, một người liêm khiết
và chính trực, kính sợ Thiên Chúa và xa lánh điều gian ác. Ông sinh được 7 con
trai và 3 gái. Ông có đàn súc vật gồm 7000 chiên, 3000 lạc đà, 500 đôi bò, 500
lừa cái và một số rất đông tôi tớ. Ôâng là người giầu có nhất trong các con cái
Phương Đông (G 1,1-3).
Nhưng
Thiên Chúa cho quỉ Satan thử lòng liêm khiết và lòng trung tín của ông : ông liên
tiếp được tin báo người ta đã cướp hết gia sản, tôi tớ và cả mấy đứa con cũng
chết luôn. Được tin ấy, Gióp chỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất,
phục lậy và nói :
Tôi
đã trần truồng lọt khỏi lòng mẹ,
Tôi
cũng sẽ trần truồng về lại nơi đó.
Giavê
đã cho, Giavê đã lấy lại
Đáng
chúc tụng thay danh Giavê”.
(G 2,21)
Cơn
thử thách cũng chưa hết… Chúa còn cho Satan hành hạ chính thân xác ông : Satan
lui khỏi nhan Giavê, và dùng ung sang hiểm độc
đánh Gióp từ gan bàn chân lên tới đỉnh đầu. Gióp dùng một mảnh sành để gãi
và ngồi giữa đống tro. Vợ ông bảo ông :”Ôâng
còn kiên quyết trong sự liêm khiết của ông nữa thôi. Hãy nguyền rủa Thiên Chúa
rồi chết đi”. Nhưng ông bảo bà :”Bà nói
như một mụ điên. Chúng ta nhận điều tốt lành từ Thiên Chúa, làm sao chúng ta lại
không nhận điều bất hạnh” ? Trong tất cả
các sự ấy, môi miệng Gióp không hề phạm lỗi”(G 2,7-10).
Sau
những cơn thử thách cực kỳ gay go ấy, Thiên Chúa đã thưởng cho lòng trung thành
của Gióp và ban tặng gấp đôi của cải :”Giavê đã chúc lành cho tình trạng mới của
Gióp hơn cả tình trạng cũ. Ôâng có 14.000 chiên và 6000 lạc đà, 1000 cặp bò 1000
lừa cái. Ôâng được 7 trai và 3 gái… Sau đó,
Gióp còn sống thêm 140 năm, và ông đã thấy con cái và cháu chắt mình đến bốn đời”(G
42,12-16).
3.
Hai khuôn mặt, một lý tưởng.
Trước
những thử thách cực kỳ gay go ấy, mỗi người một phương diện khác nhau, nhưng cả
hai đều bị thử thách đến mức không thể tưởng tượng được, hầu như quá sức con người
bình thường, nhưng cả hai ông đã gặp nhau được một điểm là hai ông đã tuân phục thánh ý Chúa, tin tưởng
phó thác hoàn toàn vào sự khôn ngoan của
Ngài, sống dưới sự hướng dẫn của Ngài, còn việc của Thiên Chúa thì để cho Ngài
lo.
Cho
nên, chúng ta thấy, thử thách cần cho con người để biết lòng trung thành và mức
độ thánh thiện của họ như “lửa thử vàng, gian nan thử người công chính”(x. 1Pr 1,7). Trong Thánh Kinh còn ghi lại lòng tin của
Abraham, Giuse, Maisen, Giosuê đã bị thử thách nhưng các ông đã thắng (x. Hđ 44,20;
Dt 11,1-40; 1Mac 2,52). Nhưng những thử thách còn ghi lại những trang sử đầy đen
tối khi chúng ta đọc đoạn Thánh Kinh nói về thử thách mà Chúa muốn thử lòng
nguyên tổ Adong Evà (x. St 3,1tt). Nhưng rồi chúng ta cũng lấy làm phấn khởi
khi đọc đoạn Phúc âm thánh Luca nói về việc Chúa Giêsu bị đưa vào sa mạc và chịu
ma quỉ cám dỗ… Chúa Giêsu đã thắng và đã đem lại cho chúng ta một tấm gương sáng ngời (x. Lc 4,1tt).
III. KHUÔN MẶT TUÂN PHỤC CỦA CHÚNG TA
1.
Ý nghĩa sự tuân phục.
Tuân
phục thánh ý Chúa là đặt ý Chúa lên trên ý riêng của ta. Muốn được thế, chúng
ta phải hủy diệt ý riêng, từ bỏ sự tự do của mình, hiến dâng nó cho Chúa như dâng
một lễ vật toàn thiêu để không còn giữ lại cho mình một chút gì. Đó là sự tuân
phục hoàn toàn thánh ý Chúa và ta sống hoàn toàn tin tưởng phó thác nơi Người.
a)
Trong kinh Lạy Cha.
Chúa
Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện, và kinh Lạy Cha là khuôn vàng thước ngọc cho
sự cầu nguyện của ta. Trong các lời chúng ta cầu xin với Chúa, có một câu đáng để
chúng ta lưu ý, nhất là trong bài suy niệm này :”Ý Cha thể hiện dưới đất cũng
như trên trời”. Chúng ta cầu nguyện để cho thánh ý của Chúa được thực hiện dưới
đất là nơi lòng mọi người, nhất là nơi mỗi người chúng ta.
Mỗi
người có một vật quí giá nhất đời và phải hy sinh của báu đó là cả một sự đau đớn
cho ta. Abraham coi Isaac là của quí giá
nhất đời nên khi phải giết con tế lễ Chúa, hẳn ông đã phải đau xót lắm. Đứa con quí nhất của chúng ta, có lẽ là ý riêng,
và nếu phải bỏ ý riêng đi thì đó là cả một sự hy sinh lớn lao. Chúng ta hãy học gương bà thánh Giêtruđê, mỗi
ngày đọc đi đọc lại câu than thở này tới 365 lần :”Xin cho thánh ý Chúa được nên
trọn nơi con”.
b)
Từ bỏ sự tự do của mình.
Chúa
Giêsu nói với chàng thanh niên ao ước muốn sống hoàn thiện :”Nếu con muốn nên
trọn lành, hãy đi bán tất cả những gì con có, bố thí cho người nghèo… rồi tới và
theo Ta”(Mt 19,21), đó là lời khuyên khó nghèo của Phúc âm. Theo thánh Tôma
Aquino, đó là lời khuyên vâng lời tự nguyện.
Theo
Chúa Giêsu, cũng có nghĩa là đáp lại đầy đủ lời Người mời gọi :”Nếu ai muốn
theo Ta, hãy từ khước chính mình” (Mt 16,24). Mà, tác động từ bỏ lớn nhất con
người có thể thực hiện được là hy sinh tự do của mình, thuận phục hoàn toàn
trong mọi sự theo đức vâng lời.
Thực thế, “đối
với con người không có gì quí giá bằng ý chí tự do, vì chính tự do
làm cho con người trở nên chủ nhân
của người khác; nhờ tự do, họ có thể sử dụng và hưởng thụ những
tài năng khác và đặt định cho mọi hành vi của mình. Cũng như con người từ bỏ của cải hay
bà con thân thích, họ từ bỏ những thứ đó là từ bỏ tự do của ý
riêng; để làm cho họ ñöôïc tự chủ, họ cũng khước từ chính mình”. (Sống
với Chúa, tập 3, tr 232-234)
c)
Như lễ vật toàn thiêu.
Theo Thánh Kinh, lễ vật toàn
thiêu là một lễ vật hoàn hảo nhất
đối với Do thái giáo. Trong nghi lễ này, người dâng hiến đích thân đem
lễ vật tới bàn thờ. Lễ vật có thể là chiên, bê, bò… tùy gia cảnh,
tùy trường hợp. Người dâng hiến đặt tay trên lễ vật, có ý ám chỉ
lễ vật là tượng trưng tấm lòng chân thành của mình, sẽ hiến sự
sống thay cho mình, đoạn cầm dao sát tế : máu đào lai láng chảy, rồi
rảy chung quanh và trên mặt bàn thờ. Tiếp đó, tất cả lễ vật sẽ
được thiêu tế thành hương khói xông lên trước tòa Thiên Chúa. Trong các
lễ dâng khác, người ta còn được giữ lại một phần, nhưng ở đây phải
thiêu tế hết, không được cắt xén, trừ lại, bớt lại một tí gì. Ngay cả tro của lễ vật cũng phải trộn
với một thứ hương liệu làm thành hương thơm, đêm ngày nhả khói kỷ
niệm trước tôn nhan Chúa.
Của lễ toàn thiêu mà chúng ta
dâng tiến Chúa chính là ý riêng, ý chí tự do của ta. Đã dâng cho
Chúa, ta không được quyền giữ lại một chút gì. Đó là dâng hiến hoàn toàn và vô điều
kiện.
2. Tuân phục ý Chúa như thế nào
?
a)
Như một
dụng cụ.
Chúng
ta là sản phẩm của Chúa dựng nên, cho dù ta đẹp đẽ, hay ho mấy cũng
chỉ là dụng cụ của Chúa dùng
trong việc làm sáng danh Nước Người.
Dụng cụ là gì ? Là đồ dùng để làm một việc gì như chàng,
đục, cưa để làm thợ mộc; máy may, kim chỉ dùng để may áo… Dụng cụ
được coi như một phương tiện cần dùng để đi tới đích. Mà thân phận của dụng cụ là ít được
biết tới. Người ta chỉ chú ý tới
đồ vật được làm ra hay chỉ nghĩ
tới tác giả của nó.
Chúng
ta là dụng cụ của Chúa, những dụng cụ vô dụng được ở dưới sự sử
dụng vô cùng khôn khéo của Thiên Chúa, để mặc dầu tự chúng ta là vô
dụng, nhưng chính Chúa sẽ làm cho nó trở nên hữu dụng, ích lợi và
còn cần thiết nữa, như người ta nói :
Ai làm cho cải tôi ngồng,
Cho dưa tôi khú cho chồng tôi chê.
Chồng chê
thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ
(Ca dao)
Truyện : Tuân phục thánh ý
Chúa.
Khi
nói đến ông Leonardo da Vinci, chúng ta thường nghĩ ngay đến những phát
minh khoa học và những bức họa nổi tiếng của ông. Chúng ta không biết
rằng để giải trí, ông Leonardo da Vinci còn sưu tầm những chuyện cổ
tích hoặc ñaët ra những câu chuyện vui như câu chuyện sau đây về một
cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tờ giấy trắng và cây viết :
Tờ
giấy trắng từ lâu nằm ù lỳ trên bàn giấy cùng với những đồng bạn
khác, nhưng bỗng nó được chọn đem ra nằm giữa bàn và chịu cảnh cây
viết mực đen ngòm vẽ lên nó không biết bao nhiêu là dấu hiệu mà nó
không hiểu gì cả. Nó phàn nàn với cây viết như sau :
-
Tại sao anh lại làm thế ? Anh vẽ trên mình tôi những dấu đen làm mất
đi sự trong trắng ban đầu. Anh làm nhục tôi thế này sao ? Anh làm hư
cả cuộc đời tôi rồi.
Nhưng
cây viết trả lời :
-
Không đâu anh giấy ạ, anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không bôi đen anh đâu, tôi
vẽ lên anh những dấu hiệu, nhöõng dòng chữ kể từ nay anh không còn là một tờ giấy vô dụng
nữa, nhưng có mang trên mình những sứ điệp. Anh trở thành kẻ cộng
tác với con người, lưu giữ những tư tưởng cao siêu. Và vì thế được
con người nâng niu, bảo vệ. Anh sẽ được sống mãi để trợ giúp cho con
người.
Tờ
giấy chưa kịp trả lời cây viết thì nó bỗng nhìn thấy một bàn tay
người quơ lấy những tờ giấy khác, trước kia trắng tinh nhưng nay đã
đổi mầu, đầy bụi mà quăng và ngọn lửa bên cạnh. Tờ giấy bị vẽ trên
mình những lằn mực đen kia mới hiểu được hành động của cây viết và
lấy làm sung sướng, vì được trở thành như người cộng tác lưu giữ
trong kho tàng trí khôn con người.
Cuộc
đời chúng ta có thể được so sánh như tờ giấy trắng. Nếu không chấp
nhận để cho bàn tay của Thiên Chúa viết vào đó những dòng chữ,
những chương trình hành động thì ta sẽ không được hạnh phúc trở
thành người cộng tác với Thiên Chúa, trở thành những kẻ lưu truyền
sự khôn ngoan của Ngài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lúc đầu, tờ
giấy đã không hiểu được hành động của cây viết vẽ lên những dấu lạ
trên mình nó. Con người chúng ta
chắc cũng sẽ gặp trường hợp tương tự.
(Mạch
nước trường sinh, tr 52)
Vì
là dụng cụ của Chúa nên chúng ta cần phải có thái độ khiêm
nhường, những thành công tốt đẹp
không phải chỉ do chúng ta mà do Chúa, vì một bài thơ hay, không phải
tự cái bút mà là do thi sĩ. Cái bút tốt hay xấu, có nó hay
không thì những vần thơ vẫn có
trong đầu óc thi sĩ rồi. Cũng đừng buồn
khi không được dùng vào những việc cao vì không có tài : đôi guốc
không hề phàn nàn vì phải đi ở dưới chân, chiếc mũ không hãnh diện
vì được ở trên đầu người ta… ở đâu hay được dùng vào việc gì là
tùy ở công dụng của nó và tùy ở quyền người sử dụng. Chúng ta chỉ biết than thở với Chúa
rằng :
Khi hoàn tất việc phải làm
Nâng lòng lên
Chúa mà than thở rằng :
Này con
vô dụng muôn phần
Phần con, con đã
thi hành mà thôi.
(Lc 17,10)
b) Tin vào Chúa quan phòng.
Chúa
đã dựng nên mọi sự trong trần gian này và Người hằng điều khiển mọi
sự trong trí khôn ngoan vô cùng của Người.
Chúng ta là con người thấp hèn làm sao có thể biết được những
chương trình sâu nhiệm của Thiên Chúa ở trong vũ trụ được ! Hãy tin vào Chúa, và sống dưới sự
hướng dẫn khôn ngoan của Người. Chúng ta hãy sống với Người như một
đứa bé sống với gia đình, hoàn toàn phó thác tin tưởng.
Truyện : Lấy thứ kim cương
nào ?
Một
vua kia muốn thử các con, xem ai khôn ngoan hơn, đặng nối ngôi sau khi mình băng hà, bèn
lấy thứ kim cương thật quí gói vào một gói bằng giấy rất xoàng,
khó coi lắm. Còn một thứ kim cương giả bằng thủy tinh thì để vào
trong hộp rất lịch sự có vẻ rực rỡ ưa nhìn. Đoạn, vua gọi người con
cả đến, bảo tùy ý muốn chọn thứ kim cương nào thì chọn. Thấy gói
xoàng, con đó bỏ qua, song chọn cái đẹp, té ra là thứ kim cương giả.
Sau vua gọi đến con út, hỏi muốn chọn lấy kim cương nào. Con đó nhìn
cha bằng một cặp mắt dịu hiền, rồi nói :
- Thưa cha, xin cha lựa chọn dùm con.
Vậy, vua cha chọn thứ kim cương
thật trong gói xoàng, và bảo con đó hãy đợi để mình sửa soạn cách
trọn vẹn hơn ữa. Vua truyền thợ
làm cái mũ triều thiên, trên đính thứ kim cương thật đó, coi rất đẹp
đẽ, đoạn, để vào trong hộp bằng
vàng đẹp hơn cái hộp đựng kim cương giả trước ngàn lần. Cuối cùng vua họp các thần dân lại
tuyên bố rằng : Mai sau con út mình sẽ được nối ngôi làm vua.
(Ms Lê văn Thái, Những tia
sáng 2, 1965, tr 37)
Trong đời sống hằng ngày, chúng
ta có nhiều lúc phân vân không biết phải hành động ra sao cho khôn
ngoan, làm thế nào lợi, thế nào hại. Chúng ta chỉ thấy cái việc
lợi hại trước mắt, mà không biết cái lợi hại sau lưng, nhìn cái
phúc là phúc tuyệt đối mà không biết cái họa đàng sau, và
ngược lại.
Người khôn ngoan thì nhìn cái phúc và cái họa dưới một khía
cạnh khác. Họ bảo :”Phúc hề họa
chi sở phục, họa hề phúc chi sở ý” : phúc là chỗ núp của họa,
họa là chỗ dựa của phúc. Cũng như
họ bảo :”Dương trung hữu âm căn, âm
trung hữu dương căn” : Trong dương có gốc âm, trong âm có gốc dương. Họa
phúc cũng như âm dương tương liên tương ứng không thể rời nhau mà đơn
phương tồn tại.
Truyện : Ông lão mất ngựa.
Một ông lão có con ngựa hay, một
hôm tự nhiên đi mất. Hàng xóm đến chia buồn. Ông nói :
- Mất ngựa, nhưng sao các ông biết
đó là họa cho tôi ?
Cách mấy tháng sau, con ngựa trở
về, dẫn theo một bầy ngựa hay khác. Hàng xóm cũng đến chia mừng. Ông
nói :
- Được nhiều ngựa hay, nhưng sao
các ông biết đó là phúc cho tôi ?
Từ ngày có ngựa hay, con trai của
ông lão ngày nào cũng thích cưỡi, rủi té què chân. Hàng xóm đến
chia buồn. Ông nói :
- Con tôi què, nhưng sao các ông
biết đó là họa cho tôi ?
Năm sau có giặc. Nhà vua bắt
lính. Thanh niên đi lính, mười người chết chín. Con trai ông lão vì
què khỏi đi lính, nên cha con còn hủ hỉ với nhau.
(Nguyễn duy Cần, Cái cười
của thánh nhân, 1973, tr 257)
c)
Sống lạc quan và phó thác.
Một khi đã biết sống tin vào
Chúa quan phòng, chúng ta sẽ dễ dàng sống lạc quan vui vẻ như em bé
trong tay mẹ mình, sống một đời thảnh thơi không lo lắng gì (x. Tv
131). Chúng ta phải có cái nhìn
lạc quan vào sự đời, biết tìm ra cái hay, cái tốt để làm cho đời
sống thêm sung sướng.
Ta hãy nhận xét một bức thảm Ba
tư. Nó mịn, đẹp, mầu sắc rực rỡ lắm ? Nhưng hãy lật mặt trái nó ra
mà xem : toàn là những sợi chỉ chi chít. Đời sống ta cũng thế. Ta
chỉ trông thấy mặt trái thôi. Mặt
phải tức là cái tư tưởng cao đều ở trong tay Chúa. Chính Chúa đã
dệt tấm thảm đời sống ta, trí khôn chúng ta chỉ có hạn không hiểu
được ý định của Người. Tư tưởng của Người không phải là của ta,
đường lối Người không phải là
đường lối của ta (Tihamer Toth, Chí khi người thanh niên, tr 120).
Hằng ngày chúng ta được Chúa ban
cho biết bao nhiêu sự may mắn, hạnh phúc…sao ta không biết nhìn nhận
cái ấy để cảm ơn Chúa, mà chỉ chú ý nhìn những cái bất hạnh để rồi buồn phiền
than thân trách phận, và đôi lúc, còn dám có những ý tưởng phạm
thượng ! Đừng nhìn mặt trái của tấm thảm Ba tư, mà hãy nhìn mặt
phải, ta sẽ thấy nó đẹp, đáng yêu.
Phần đông chúng ta thường quan
niệm hạnh phúc là một cái gì khó tìm thấy. Khó đạt được và phải
mua bằng một giá rất đắt, nhất là phải có rất nhiều tiền và thế
lực. Có kẻ lại còn cho hạnh phúc không có trên cõi đời này. Có kẻ
lại cho rằng hạnh phúc nếu muốn thực hiện trên cõi đời này, phải
làm một cuộc đại cách mạng bằng xương máu… Sao mà quan trọng thế ?
Kim Thánh Thán, trái lại, chứng
minh cho ta thấy rằng không cần tìm đâu ra xa cả, nó quanh quẩn bên ta
hằng giây hằng phút. Có cái sung sướng
nào mà không nằm trên cái khổ. Sướng và khổ không bao giờ rời nhau.
Muốn được sướng mà lánh khổ là việc làm vô lý. Vật chất là điều
kiện của tinh thần, cho nên có cái sướng tinh thần nào mà không lệ
thuộc vào vật chất ? Có đói, ăn mới ngon ! Ai mà không biết (Nguyễn
duy Cần, Cái cười của thánh nhân, 1973, tr 129) !
3. Tuân phục Chúa trong sự gì ?
Chúng ta không ngập ngừng mà thưa
ngay rằng : phải tuân phục Chúa trong hết mọi sự vì chúng ta đã tận
hiến cho Chúa trong đời tu trì rồi.
Việc bước theo Chúa này – như thánh Tôma quan niệm – đòi hỏi hai
điều kiện căn bản : từ khước và dâng hiến. Thế gian đã cung cấp cho khuynh hướng
xấu của ta ba loại lương thực, theo thanh Gioan Tông đồ, đó là thèm
muốn của xác thịt, thèm muốn của con mắt và kiêu ngạo của sự đỡi
x. 1Ga 2). Và ở trong thế gian này,
không có gì khác cám dỗ con người
phạm tội ngoài ba cái ma lực vừa kể. Thành thử, muốn trung thành
với Thiên Chúa, tiên vàn phải dứt bỏ những đối tượng di dưỡng khuynh
hướng tội lỗi vốn nằm vùng trong bản thân ta, bằng cách tuyệt tài,
tuyệt sắc và tuyệt ý.
Như thế vẫn chưa đủ, người tu sĩ
cần phải dâng hiến mọi giá trị chính đáng nhất ở đời : của cải
trần gian, thân thể nguyên vẹn và ý chí toàn diện. Dâng như thế là
dâng tất cả, có thể nói đó là
một lễ toàn thiêu, một hiến tế hoàn hảo. Ngoài ra, lời tuyên khấn
còn thực hiện một sự bóc lột, một sự chuyển nhượng triệt đẻ quyền
tư hữu. Một khi đã tuyên khấn thì
thời giờ, tài sản, khả năng, sức khỏe, thân thể… của tu sĩ, không
còn là của tu sĩ nữa, mà đã thuộc về Thiên Chúa. Từ nay tu sĩ phải
chết cho thế gian, chết cho chính mình để hoàn toàn sống cho Thiên
Chúa, sống vì tha nhân. Tu sĩ là
những người đã được tách biệt để chuyên tâm phụng thờ Thiên Chúa và
phục vụ nhân loại.
Truyện : Gương của cha Pereyve
Cha Pereyve tưởng mình sẽ chết
non, trong dịp cấm phòng chịu các chức nhỏ, ngài viết : bệnh của tôi
không biết sẽ kéo dài bao lâu nữa,
có khi đến mùa thu sắp tới hay sẽ dai dẳng cho đến mùa xuân sang năm,
nếu được như vậy, càng hay, cứ thường tình mà nói, tôi có lẽ mà
buồn.
Lạy Chúa, Chúa biết con muốn làm
Linh mục, muốn giảng giải, giải tội, viết sách, nhưng thánh ý Chúa
muốn cho con làm việc khác : việc chết non, việc vui lòng đón nhận
cái chết. Lạy Chúa, con đã suy nghĩ, đã học hỏi kỹ điều Chúa dạy,
và con xin giơ tay đón nhận. Lạy Chúa Giêsu, con xin ký nhận vào giấy
đòi chết, và vui lòng đi. Con rước lấy sự chết với tất cả những gì
tùy theo : ly biệt, đau lâu ốm dài, chiến đấu gay go, chết lúc nào
đang ham sống bồng bột – hai mươi ba cái xuân – chết mà không dám phàn
nàn vì chưa thực hành được những điều mơ ước, dầu khởi sự cũng
chưa. (Trần công Hoán, Truyện
hay 3, 1965, tr 54)
4. Trong hoàn cảnh thực tế của mỗi
người.
Mỗi người có một thánh giá riêng
hợp với sức mình, vì Chúa không bắt ai phải chịu thử thách quá sức
chịu đựng. Chính Chúa đã trả lời cho thánh Phaolô khi ngài bị thử
thách nặng nề :”Sufficit tibi gratia
mea : ơn của ta đã đủ cho con (2Cr 12,9). Những thánh giá đó có
thể là bệnh tật, làm ăn thất bại, hoàn cảnh gia đình, bởi những người
chung quanh, những biến cố xẩy ra ngoài y muốn…
Nhưng dù sao, cũng cần phải có
thánh giá, phải có hy sinh. Chính thánh Phaolô đã quả quyết :”Không có đổ máu, không có phần rỗi”(Dt
9,22). Lời sách Khôn ngoan cũng
dạy ta như vậy :
“Con ơi, nếu con muốn được phụng sự
Chúa, con hãy sẵn lòng chịu thử thách. Con hãy tạo lấy một tâm hồn
ngay thẳng, võ trang bằng lòng can đảm, lúc gặp nghịch cảnh đừng nản
chí. Con cứ bám chặt lấy Người, đừng rời xa, mới mong được cất nhắc
lên trong ngày sau hết. Có xẩy đến sự gì, con cứ đón nhận đi và
trong các cơn thăng trầm của thân phận con, con hãy tỏ ra kiên nhẫn, vì
vàng cần phải thử trong lửa và người được chọn cần được thử trong
lò lửa nhục nhã” (Kn 2,1-5).
Thử thách để tẩy luyện linh hồn
và làm cho linh hồn được vững vàng trong đường nhân đức. Người làm vườn mà vì thương hại cây
hồng không muốn bạo tay cắt những cành sâu đi, thì không phải là
người làm vườn khéo : cây hồng được “nương chiều” như thế cũng không thể
nở hoa được… Người không muốn hy sinh, không muốn quên mình cũng không
bao giờ có ý chí vững chắc được.
Chúng ta hãy xem gương thánh nữ Têrêsa
Hài Đồng đã sống thế nào trước những gian lao thử thách trong đời
sống thường ngày. Thực ra, những sự hy sinh của thánh nữ chẳng lớn
lao gì, nhưng thánh nữ đã biết lợi
dụng khai thác triệt để với lòng
yêu mến, do đó, các hy sinh ấy có giá trị to lớn. Ta hãy nghe thánh
nữ kể :
“Hai chúng con giùng giằng lèo xèo làm
cho mẹ Bề trên (đang liệt bệnh) mở mắt thức dậy, thế là mọi lỗi đổ
cả lên đầu con. Chị kia liến thoáng
nói một thôi dài, mà đại ý chỉ có thế này : chính là tại Têrêsa
Hài đồng đã làm om sòm. Nóng mặt, con muốn cãi lại ngay… Nhưng con
bảo mình : nếu mà cãi phải cho mình bây giờ, chắc sẽ mất sự bằng
an trong lòng. Đàng khác, vì còn kém nhân đức lắm, nên con đã không
thể đứng yên để nghe chị ấy đổ tội cho mà không thưa lại vài lời cho
ra nhẽ, con liền tính kế “đào vi thượng sách”.
Nghĩ xong, con lủi đi như con quốc…
nhưng vì trái tim quá hồi hộp thổn thức không thể bước đi xa được,
chân như rủn ra, con phải cưỡng
bách ngồi xệp xuống chân thang để
được bình tĩnh hưởng cái thú không chiến mà thắng” (Trích Một tâm
hồn, tr 40-41)
Những hy sinh nhỏ mọn hằng ngày,
tuy nhỏ mọn tầm thường, nhưng rất có lợi cho ta nếu ta biết lợi dụng
nó. Trong đời sống hằng ngày, không thiếu gì những dịp để chúng ta
có thể làm những hy sinh dâng cho Chúa. Những xích mích va chạm trong
đời sống hằng ngày thiếu gì, nhưng mấy khi chúng ta biết chịu đựng
như Têrêsa Hài đồng !
Cha Sertillanges nói :”Hãy
dùng những viên đá người ta ném mình để xây nhà cho mình”. Đúng
thế, chung quanh ta có biết bao nhiêu người luôn tìm cách phê bình chỉ
trích mà không ai giúp đỡ ta hành động tốt đẹp hơn, làm gì họ cũng
chê, nói gì họ cũng bắt bẻ được. Nếu ta cứ ngồi thu nhặt những hòn
đá người ta ném ta để ném lại họ, thì không bao giờ hết :
Chỉ
đâu mà buộc ngang trời,
Tay
đâu bụm miệng người đời thế gian.
Thê nên tốt hơn hết là biết dùng
những hòn đá họ ném ta để xây dụng cho chính mình. Nếu là những vu
khống cáo gian : chúng sẽ làm tăng
giá trị cho ta trước tòa phán xét
của Thiên Chúa. Thiên Chúa mới thấu hiểu suốt tâm trí, còn con người
chỉ xét đoán theo cái họ trông thấy bên ngoài. Như thế, mọi sự đều
có thể sinh ích lợi cho ta.
Truyện : Con hổ và lũ khỉ.
Người ta kể chuyện ngụ ngôn như
sau : trong một khu rừng có một con hổ lớn và dữ tợn, lũ khỉ ghét
con hổ này lắm. Một ngày kia, chẳng may, con hổ bị sa xuống hố do
người thợ săn đào sẵn. Không còn cách nào thoát thân, con hổ chỉ còn
biết ngồi chờ thần chết đến…
Lũ khỉ đi qua thấy thế mừng lắm,
chúng chế diễu và thay nhau ném đá, lấy đất và bẻ các cành cây ném xuống con hổ cho bõ ghét. Con hổ
chỉ còn biết ngồi chịu trận, không còn biết làm cách nào khác.
Thấy thế, lũ khỉ thích chí càng ném hăng, ném mãi không chán, nhưng
không ngờ, chính những hòn đá, cành cây ném xuống nhiều quá, làm cho
hố cứ đầy dần lên, đến nỗi con hổ có thể nhờ đó mà nhảy ra khỏi
hố được.
Đời là thế. Đau khổ cũng có ý
nghĩa riêng của nó. Người ta nói :”Cái
khó nó bó cái khôn”. Nếu ta biết lợi dụng đau khổ thì nó sẽ
trở nên có lợi cho ta : cũng như một hạt cát, nếu rơi vào mắt sẽ
làm ta khó chịu, đau khổ; nhưng nếu những hạt cát ấy rơi vào miệng một con sò thì nó sẽ
biến thành một hạt ngọc trai quí giá.
Đau khổ đi theo chúng ta như hình với bóng, không thể nào rời nó
được. Nhưng có một cái lạ : nếu ta
đuổi nó thì cái bóng đi mất, nếu ta chạy trốn thì nó chạy
theo. Chỉ còn có cách sẵn sàng
chấp nhận đau khổ thì đời ta mới
sung sướng được.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang mừng lễ Suy tôn
Thánh giá Chúa. Chúng ta hãy suy ngắm sự thương khó Chúa để thông cảm
với những sự thương khó của Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội
cho chúng ta và toàn thể nhân loại.
Đặc biệt chúng ta hãy suy ngắm đoạn Phúc âm nói về việc Chúa Giêsu cầu nguyện trong
vườn Cây Dầu để nhờ đó chúng ta thêm hăng hái theo Chúa trong bước
đường tu trì, nhất là chúng ta
biết quên mình đi để tuân phục thánh ý Chúa một cách trực tiếp hay
qua trung gian. Chớ gì trong đời
sống, ta luôn thưa được với Chúa trong mọi cảnh ngộ rằng :”Lạy
Cha, xin theo ý Cha, đừng theo ý
con”(Mt 26,39; Mc 14,36; Lc
22,42; Ga 12,27).
Những đau khổ, những trái ý hằng
ngày là những dịp tốt để chúng ta dâng cho Chúa nhiều hy sinh. Nếu
chúng ta biết lợi dụng, những hy sinh nhỏ mọn ấy sẽ trở nên những
viên ngọc đặt vào triều thiên cho chúng ta trên thiên đàng.
Truyện : Hạt trân châu.
Ngày xưa có ba chàng kỵ mã vượt
qua một bãi sa mạc quạnh hiu không một bóng người. Một hôm trời vừa sấp tối, ba chàng kỵ
mã cũng vừa đến một bờ suối đã
khô cạn từ lâu. Bỗng chốc trong đêm tối có một tiếng nói bí mật vang lên mơ hồ :
- Hãy dừng bước lại.
Cả ba đều tuân lệnh. Tiếng nói
bí mật ấy lại tiếp tục vang lên mơ hồ :
- Các ngươi hãy xuống ngựa, bước
xuống lòng suối, nhặt lấy cho mình ít đá sỏi, bỏ vào túi rồi tiếp
tục lên đường.
Cả ba làm theo lời chỉ dạy thiêng
liêng. Rồi tiếng nói kia lại cất
lên trầm ấm :
- Hay lắm, các ngươi đã làm theo
lệnh ta. Ngày mai, khi vầng đông vừa ló rạng, các ngươi sẽ vừa sung
sướng vừa buồn bã.
Các kỵ mã lên đường rong duổi ban
đêm. Quả đúng như lời mách trước, khi mặt trời vừa lên, ba chàng kỵ
mã thấy cái gì lấp lánh trong túi
mình. Thì ra, những hòn sỏi họ
lấy khi hôm trước bây giờ đã trở thành những hạt trân châu sáng ngời
muôn sắc. Cả ba đếu sung sướng, nhưng cũng vừa nuối tiếc. Họ sung
sướng vì nhận được của báu, nhưng họ hối tiếc vì nhặt ít quá.
(Nguyễn văn Huệ, báo Rạng
đông, số 64, th 11/1970, tr 26)
Để kết thúc bài suy nieäm hôm nay,
chúng ta hãy cùng nhau sốt sắng đọc kinh dâng mình của cha Charles de
Foucauld để thề hứa với Chúa là sẽ luôn luôn tuân phục ý Ngài :
Lạy Cha, con phó trót
con cho Cha,
Xin hãy làm nơi con mọi
sự đẹp ý Cha.
Cha làm chi mặc lòng,
con cũng cám ơn Cha.
Con sẵn sàng luôn luôn,
con nhận lãnh tất cả, miễn ý Cha làm tròn trong con, trong hết thảy
loài Cha tạo dựng :
Con chẳng muốn chi khác
nữa, vì Cha là Chúa trời con.
Con phó trót linh hồn
con trong tay Cha, con dâng linh hồn con lên Cha, với tất cả tình yêu của
lòng con.
Vì con mến Cha, và vì
mến Cha nên con thấy cần phải hiến thân con.
Lạy Cha, con phó trót
mình con cho Cha, không do dự đắn đo, song vô cùng tin cậy. Vì Cha là
Cha của con.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt