PHÍA ĐÀNG TRƯỚC
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng ta đọc : Ga 8,3-11
Chúng ta đã quen với bài Tin mừng
này, thường ai cũng có ý nghĩ rằng
Chúa Giêsu chống lại với thói giả hình của luật sĩ và biệt
phái, vạch trần âm mưu làm hại Ngài qua cái bẫy hiểm ác này. Chúa Giêsu đã thoát khỏi cái bẫy nguy hiểm ấy và cũng là dịp nhắc nhở
cho họ về việc che giấu tội ác của mình trong khi đó chỉ nhằm lên
án người khác.
Hơm nay tơi muốn trình bầy cùng
anh chị em một khía cạnh khác của bài Tin mừng, đó là lòng yêu
thương tha thứ của Thiên Chúa và cách đối xử khoan dung giữa con người
với con người qua điểm nhỏ là “cái nhìn về phía đàng trước và phía
bên trong”.
II. CÁI NHÌN VỀ
PHÍA ĐÀNG TRƯỚC.
Vụ án này trước tiên là vụ án
xử tội người đàn bà ngoại tình mà thẩm phán là Chúa Giêsu, nhưng
những luật sĩ và biệt phái đã biến vụ án này thành vụ án Giêsu trong việc gài bẫy
Ngài mà thẩm phán là luật sĩ và biệt phái. Tuy thế, Chúa Giêsu lại
biến vụ án này thành vụ án luật
sĩ và biệt phái mà thẩm phán là
lương tâm con người khi Chúa nói :”Ai
trong các ơng khơng có tội thì hãy ném đá trước đi” (Ga 8,7) !
Thánh Gioan thuật lại những người
luật sĩ và biệt phái bắt quả tang một người đàn bà đang phạm tội
ngoại tình. Họ hùng hổ đem chị này
đến trước Chúa Giêsu và hỏi
:”Theo luật Maisen chị này phải bị ném đá cho đến chết. Còn Thầy,
Thầy dạy sao “?
Đây là một cái bẫy gọng kìm,
nếu thưa là cứ ném đá đi thì nguy và nếu thưa khơng ném đá thì cũng
chết :
- Nếu nói là ném đá đi thì ngài
sẽ gặp phải hai nguy hiểm :
* Cái nguy thứ nhất là Chúa vẫn
rao giảng về sự hiền lành quảng đại mà xui người ta ném đá thì đi
ngược lại với lời rao giảng, Ngài
sẽ bị mất uy tín.
* Cái nguy thứ hai là nước Do
thái đang sống dưới ách đơ hộ của nhà cầm quyền Rơma. Khơng ai có
quyền lên án tử cho người khác trừ nhà cầm quyền. Nếu Chúa Giêsu lên
án chị này phải bị ném đá, vậy nhà cầm quyền Rơma có
để yên cho Ngài khơng ?
- Cịn đối với người Do thái, nếu
Chúa Giêsu nói là đừng ném đá thì người ta sẽ tố
cáo Ngài là phá bỏ luật ơng Maisen vì mọi người đang giữ luật Maisen
là ném đá người ngoại tình cho đến chết. Do đó, Ngài sẽ bị dân
chúng ghét bỏ và nhà cầm quyền Do thái có thể lên án Ngài.
Chúng ta nên biết, người Do thái
cũng như người Việt nam ta hồi xưa rất khắt khe với việc người đàn
bà phạm tội ngoại tình. Người Do thái xử phạt bằng cách ném đá cho
chết. Người Việt ta ngày xưa cho gọt đầu bơi vơi, giong đi khắp xóm
làng mà bêu xấu hoặc cho trơi sơng.
Chúa Giêsu khơng lên án chị ta, mà
mở cho chị ta một lối thoát khi nói với người biệt phái và luật sĩ
:”Ai trong các ơng sạch tội thì ném
đá trước đi”. Chúa Giêsu thấy rằng
lên án chị ta là đã khóa chặt chị
trong quá khứ tội lỗi, khơng còn dịp sửa chữa nữa. Thực ra, Chúa
Giêsu khơng biện hộ cho tội ngoại tình, Ngài khơng nói rằng : được,
chị hãy về đi và cứ vậy. Khơng, Ngài nói rằng :”Chị hãy về và nhớ đừng phạm tội nữa nhé”.
Ngài cứu sống chị vì họ khơng
dám ném đá chị. Việc cứu sống này là dấu chỉ ơn tha thứ tội
lỗi. Thiên Chúa khơng khóa chặt con
người trong quá khứ tội lỗi, trái lại, Ngài mở cho một cánh cửa để
hướng về phía đàng trước. Con
người có thể tiến bước trong đường ngay chính, dứt bỏ tội lỗi đang
kìm kẹp họ để tiến bước trên con đường thánh thiện.
Thánh Phaolơ đã quên quá khứ tội
lỗi, từ kẻ bắt đạo sang kẻ rao giảng Tin mừng, cho quá khứ chìm sâu
trong quên lãng để lao mình về phía trước. Ngài dạy ta nếu đã phạm tội hãy cứ yên
tâm, Thiên Chúa khơng giam hãm chúng ta
trong tội nhưng mở cửa cho ta lao về phía trước, về phía đường
ngay nẻo chính. Cuộc đời của thánh nhân đã hùng hồn chứng minh điều
đó.
Qua bài Tin mừng hơm nay, chúng ta
thấy Thiên Chúa rất mực khoan dung, Ngài khơng xử với ta như ta đáng
tội, Ngài khơng muốn cho chúng ta chết, Ngài muốn mở cho chúng ta một
lối thoát, Ngài muốn cho chúng hối cải để được sống.
Đáp lại tấm lòng yêu thương của
Thiên Chúa đối với chúng ta là kẻ tội lỗi, chúng ta cũng phải có
những tâm tình như của Chúa khi chúng ta đối xử với anh chị em mình..
Muốn được như thế, chúng ta cần phải có “cái nhìn về phía bên trong, nghĩa là phải biết mình trước
đã, biết mình để sửa đổi, để rồi
mới có cái nhìn thơng cảm và từ tâm đối anh chị em mình.
III. CÁI NHÌN VỀ
PHÍA BÊN TRONG.
Muốn có cái nhìn về phía đàng
trước cho đúng, cần phải có cái nhìn về phía bên trong nữa. Cái
nhìn về phía bên trong giúp chúng ta nhìn ra con người thật của mình, đó là “biết
mình”. Muốn trở nên con người đúng nghĩa là con người “linh ư
vạn vật”, muốn tiến triển trên con đường hoàn thiện, nhất là trên con
đường nên thánh thì sự biết mình là tối cần thiết.
Tơn
Tử đã nói :”Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng”.
Biết mình biết người, trăm trận trăm
thắng.
Trong binh pháp, Tơn Tử đã đưa ra
một nguyên tắc khẩn thiết và tiên quyết là “Tri kỷ tri bỉ” : biết
mình biết người. Trước tiên phải
biết lực lượng của mình thế nào, có thể đương đầu với đối phương khơng;
đồng thời cũng phải biết lực lượng bên địch như thế nào để so sánh
và đi đến quyết định. Như vậy, yêu tố “tri kỷ” là quan trọng nhất.
Nhà hiền triết đầu tiên của Hy lạp là ơng Socrate. Ơng đã khởi đầu triết
thuyết của ơng bằng câu châm ngơn : “Nosce teipsum” : anh hãy tự biết mình.
Trong cuộc sống hằng
ngày, người ta biết rất nhiều, biết từ gần đến xa, xa tận tới mặt
trăng và một vài tinh tú, từ nhỏ đến lớn. Nhiều người còn tự hào
cho mình là thơng kim bác cổ, biết mọi sự trong trời đất, mà có cái
gần nhất mà khơng biết, đó là chính bản thân mình.
Socrate đã nói :”Ce que je sais le plus, c’est que je ne sais
rien” : Điều mà tơi biết rõ hơn hết là tơi khơng biết gì cả. Cũng chính ơng đã nói :”Khơng có sự dốt
nát nào nhục nhã bằng tin tưởng rằng mình đã hiểu những gì mình khơng
hiểu” (Il n’y a pas d’ignorance plus honteuse que de croire que l’on connait
ce que l’on ne connait pas).
Thánh Augustinơ là một đấng thánh hằng ngày vẫn cầu xin Chúa : Noverim me, noverim te : xin cho con biết
Chúa, xin cho con biết con…
Người Hy lạp đã từng
gắn lên cổng đền thờ Delphes câu châm ngơn :”Bạn hãy biết chính
mình” và coi sự biết mình là khởi điểm của sự khơn ngoan.
Biết là mình khơng biết
gì cả và biết là mình còn ngu dốt thì đó là khởi điểm của sự
hiểu biết vì biết là mình khơng biết gì nên mới đi tìm sự hiểu
biết.
Truyện : Biết mình là ngu.
Lịch sử triết học có
nhắc lại câu chuyện của thầy trò Socrate.
Hai thầy trò tranh biện
với nhau suốt một ngày nhưng vẫn khơng có ai nhường nhịn ai. Thầy thì
cho là trò ngu. Ngược lại, trò cũng cho rằng thầy là một người ngu. Cả
hai đều cho mình là người khơn ngoan, và đối phương là người dốt và
ngu.
Nhưng sau cùng, Socrate đã
nhượng bộ người học trò của mình bằng một câu nói để đời như sau :”Ừ, thì tao ngu mà mày cũng ngu. Nhưng
ít nữa là tao còn khá hơn mày vì tao biết là tao ngu”.
Có những người cứ tưởng
là mình thánh thiện, khơng có tội lỗi gì, khơng có khuyết điểm nào,
nhưng thực ra họ còn đầy những nết
xấu và khuyết điểm mà họ khơng biết. Đối với những người đó, ơng Elbert Hubbard nói thẳng rằng :”Chúng ta đều là những kẻ chí ngu mỗi
ngày ít nhất là 5 phút. Bậc thánh nhân là những người vượt qua thời gian kỷ lục ấy”.
Chúng ta hãy thử đi vào
tâm hồn mình và bắt đầu mổ xẻ nó ra và sẽ thấy lâu nay chúng ta đã
mù quáng với người khác và đã tự lừa dối mình.
Joseph de
Maistre, một nhà văn Pháp, sau khi đã mổ xẻ mình như vậy, đã phải
thốt lên :”Tơi chưa có kinh nghiệm thế
nào là lương tâm của một kẻ sát
nhân, nhưng tơi đã biết thế nào là lương tâm của một người quân tử :
thật là ghê tởm”.
Thánh Gioan Tơng đồ cũng
khẳng định :”Nếu chúng ta nói là
chúng ta khơng có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật khơng ở
trong chúng ta”(1Ga 1,8).
Hội thánh khuyên chúng ta
năng đi xưng tội. Các tu sĩ đều xưng tội hàng tuần. Vậy họ xưng gì ? Nếu
chúng ta khơng có tội, tâm hồn lúc nào cũng trong trắng thì lấy gì
mà xưng, vì chất liệu của phép giải tội là tội để mà xưng !
Truyện vui
Trong một lớp giáo lý
cho các em thiếu nhi, giảng viên giáo lý hỏi một em :
- Em B, muốn xưng tội, trước
tiên em phải làm những gì ?
Em thành thật trả lời :
- Thưa, trước tiên là
phải phạm tội ạ !
Em trẻ lời rất thành
thực vì em đã được dạy là phải xưng mọi tội mình đã phạm chứ em khơng
nghĩ đến việc phải xét mình, ăn năn, xưng tội và đền tội. Thật vậy,
khơng biết mình làm sao biết là có tội, khơng có tội thì làm sao mà
xưng ? Khi học thần học về bí tích giải tội, chúng ta phân biệt mơ
thức (forma) và chất liệu (materia). Chất liệu của bí tích giải tội
là tội lỗi, là tha tội, nếu khơng có tội thì lấy gì mà tha, đến
Chúa cũng chịu thơi.
Đúng vậy, có những
người bỏ đạo, bỏ xưng tội rước lễ lâu năm mà khuyên họ xưng tội thì
họ chỉ trả lời là họ khơng có tội gì vì họ khơng bao giờ cướp của
hay giết người. Những người này giống như người biệt phái, họ cứ
tưởng là họ thánh thiện, khơng có tội lỗi gì vì họ là những bậc
thầy, bậc mơ phạm mà ! Nhưng khi Chúa Giêsu nói thẳng với họ rằng :”Ai
không có tội thì hãy ném đá trước đi”, thì làm cho họ giật mình
như điện giật, họ tối tăm mặt mũi lại, xấu hổ như muốn độn thổ, từ
từ rút lui, từ người già nhất đến người trẻ.
Câu nói của Chúa Giêsu
làm cho họ bừng tỉnh vì họ đang trong cơn mê, mê lầm trong tội. Họ
chợt nhận ra mình cũng là người có tội nên khơng ai dám cầm hòn đá
ném chị kia.
Cổ nhân nói :”Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ” :
trước hãy trách mình rồi hãy trách người; hãy qui lỗi về mình đã
rồi hãy qui lỗi về người khác, rồi sau cùng có thể đi đến kết luận
:”Tại anh, tại ả, tại cả đơi bên”
(tục ngữ), cả hai bên cùng có lỗi.
Chúng ta có dám đi một
bước xa như nhà hiền triết Epictète
khơng ? Nhà hiền triết có một cái đèn rất quí, thằng ăn trộm đến
lấy mất. Về nhà thấy mất cái đèn, ơng rất bình tĩnh, khơng tức
giận, khơng trách móc thằng ăn trộm, mà lại tự trách mình. Ơng lý
luận rằng : chính mình là nguyên cớ cho thằng ăn trộm, tại vì mình
có chiếc đèn quí quá đã gây lòng tham cho thằng ăn trộm. Ơng bèn đi
sắm một cái đèn bằng đất và tự nhủ rằng từ nay thằng ăn trộm
chẳng thèm đến nữa !
Vì khơng biết mình, khơng
biết lỗi của mình nên chỉ chê bai người khác, có khi lên án người
khác một cách bất cơng, trong khi lỗi của mình còn trơ trơ ra đó. Những
người như thế thì đáng thiên hạ chê bai :
Chân mình thì lấm lê mê
Lại
cầm bó đuốc mà rê chân người.
(Ca
dao)
Trở lại câu nói của Tơn
Tử trong binh pháp :”Tri kỷ tri bỉ,
bách chiến bách thắng”. Trong
cuộc chiến chống lại với những khuyết điểm, những nết xấu, người ta
thường “tri bỉ” mà lại bỏ quên “tri kỷ”.
Nói về vấn đề này các triết gia Hy lạp đã dựng nên một bức
tranh rất ấn tượng : chúng ta thử tưởng tượng mọi người trên thế
giới xếp hàng một, vai đeo túi đựng nết xấu của mình ở sau lưng,
rồi tiến bước. Lúc đó mỗi người
chỉ thấy cái túi đựng nết xấu của người đàng trước, trong khi đó khơng
thấy nết xấu của mình ở sau lưng.
Phải đi sâu vào tận tâm
hồn của mình.
Kinh nghiệm cho thấy,
người ta đi lễ mà ít chịu nghe chia sẻ Lời Chúa : chỉ một, hai phút
là cĩ người ho, hắt hơi, ba phút là
rê giầy, bốn phút là nghí ngoáy, quay ngang quay ngửa, có khi vươn vai…
Nếu khơng chịu nghe Lời
Chúa, khơng chịu hồi tâm, người ta khơng biết rõ mình, khơng biết
những sai trái của mình, chỉ biết cái sai của người khác trong khi
đó lại hay biện hộ cho mình. Việc tốt người khác làm thì chẳng ra
gì, còn việc mình làm thì vĩ đại. Phạm đến người khác thì cho là
thường, phạm đến mình thì cho là quan trọng, đúng là :
“Nhà giầu đứt tay, còn hơn ăn mày sổ
ruột” (Tục ngữ)
KẾT LUẬN
Qua bài Tin mừng vừa chia
sẻ, chúng ta đã nhìn ra lòng thương yêu tha thứ của Thiên Chúa đối
với người tội lỗi. Thiên Chúa khơng bao giờ giam hãm con người trong
tội lỗi, Ngài vẫn mở cho họ một lối thoát, giúp họ quên quá khứ
tội lỗi mà tiến lên trên con đường thánh thiện.
Chúng ta cũng phải bắt
chước cách cư xử của Chúa : hãy giúp cho mọi người hướng về phía
đàng trước. Muốn được như vậy, cần phải có cái nhìn vào phía bên
trong, nghĩa là cần phải biết mình.
Biết mình là việc rất
khó bởi vì con người thời nay thích hướng ngoại, muốn biết mọi cái
từ gần đến xa, càng xa càng tốt, nên ít biết mình :”Biết mọi sự mà
khơng biết mình và nghĩa vụ của mình , thế là mắc bệnh viễn thị. Bo
bo cái lợi trước mắt, khơng thấy cái hại sau lưng và cái hại của
người khác quanh mình, thế là mắc bệnh cận thị rồi”. Cái nhìn viễn
thị hay cận thị đều có hại cho ta, cần phải có cái nhìn quân bình
hơn.
Vì thế, cần phải có
cái nhìn về phía bên trong để nhìn ra cái ưu khuyết điểm,cái sở
trường sở đoản, cái mạnh cái yếu của mình, nhìn ra con người thật
của mình với bao khuyết điểm và tội lỗi để dễ thơng cảm với người
khác, khơng có cái nhìn viễn thị hay cận thị lệch lạc về người
khác, nhất là khơng bao giờ dám lên án họ :”Ai trong các ơng sạch tội thì hãy ném đá trước đi” (Ga 8,7).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt