CÂY
XANH THÌ LÁ CŨNG XANH
(Lễ người cao tuổi)
+++
Hôm
nay lễ kính thánh Gioakim và thánh Anna, song thân của Đức Trinh Nữ Maria, là
quan thầy hội người cao tuổi của giáo xứ Kim phát chúng ta.
Chúng
ta không có tài liệu chính xác nào về cuộc đời hai vị thánh, nhưng theo truyền
khẩu, chúng ta có vài nét sơ sài về cuộc đời của hai vị thánh đó.
Thánh
Gioakim thuộc bộ tộc Giuđa, làm nghề chăn cừu ở
Trong
hai mươi năm trường hai ông bà xin Chúa ban cho mình một mụn con… Một hôm
Gioakim đang ở một mình ở ngoài đồng, Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel hiện ra đứng
trước mặt ông và nói :”Nhà ngươi đừng sợ, ta là Thiên sứ, chính Chúa đã sai ta
đến đây. Chúa đã lắng nghe và nhậm lời
cầu xin của ngươi. Bà Anna cũng sẽ sinh
một trẻ gái và ngươi hãy đặt tên là Maria và ngươi hãy hiến dâng lên Đức Chúa.
Chúa Thánh Thần sẽ ngự trong linh hồn của Maria từ khi đậu thai trong lòng mẹ
và Chúa sẽ làm những điều lạ lùng cao cả”.
Sau những lời đó thì Sứ thần biến mất.
Những
lời Chúa hứa đã thành hiện thực. Người ái nữ của ông bà được sinh ra và đã được đặt tên là Maria. Khi lên ba tuổi Maria được giao cho những
người đàn bà thánh thiện trông coi đền thờ Giêrusalem hiến dâng lên Thiên
Chúa. Maria đã sống trong đền thờ 8 năm
dưới sự săn sóc và che chở của Thiên Chúa… Hai ông bà đã qua đời trong sự thánh
thiện và ân nghĩa của Chúa.
Nhân
dịp lễ quan thầy của các cụ hôm nay, tôi xin được chia sẻ với các cụ mấy điều
liên quan đến tuổi già để các cụ thêm hiểu biết và cố gắng sống tuổi già của
mình cho có ý nghĩa và hạnh phúc.
I. VÀO TUỔI GIÀ.
Vấn
đề được đặt ra là đến bao nhiêu tuổi được coi là già ? Có thể hiểu tuổi già theo thể lý và cũng có
thể hiểu tuổi già theo tâm lý.
1.
Theo thể lý.
Theo
các nhà sinh vật học và nhân chủng học, tuổi thọ mà người thời nay đang mong
đạt tới là 120. Như vậy nếu chia đều
tuổi thọ ở mực tuổi 120, thì khi một người bước vào tuổi 60 là đã bắt đầu
già. Cụ Tam nguyên Yên Đổ đã viết :”Sáu mươi ông đã lão ru mà” !
2.
Theo tâm lý
Đứng
về phương diện tâm lý, phải chăng già là người có nhiều tuổi ? Chưa chắc !
Có người già mà vẫn còn trẻ mà cũng có người trẻ đã trở thành ông cụ
non.
Bác
sĩ Đỗ Hồng Ngọc nghiên cứu và thu thập ý kiến của nhiều người thời nay thì :
người ta chỉ trở nên già khi không còn niềm tin, không còn hy vọng, khi không
muốn vươn lên nữa vì tâm hồn đã trở nên già cỗi.
Ông
André Maurois nói :”Thậm chí có khi ta chấp nhận tuổi đã cao
đấy, tóc đã bạc đấy (răng đã long đấy) nhưng vẫn có một trái tim không già.
Không muốn già”. Đúng như người ta
thường nói : “Nhân lão tâm bất lão”.
Ông
P. Ferrand còn nói thêm :”Điều làm cho già đi là tính ích kỷ, cố ý
không giúp ai, buồn chán. Đó là cuộc đời trống rỗng. Bao lâu còn tin vào điều
gì, còn hy vọng và còn yêu thương, còn dán mắt vào các vì sao, bấy lâu người ta
còn trẻ”.
II. GIÀ VỀ PHƯƠNG DIỆN THỂ LÝ
Về
phương diện thể lý, chúng ta có một số nhận xét như sau :
1.
Có người nói :”Một già một trẻ bằng nhau”,
bởi vì cái yếu ớt của người già tương tự như sự yếu ớt của một em bé. Tuy nhiên, ở tuổi trẻ những yếu ớt kia đang
từ từ được củng cố và phát triển theo thời gian; ngược lại, sự yếu ớt của người
lớn tuổi lại từ từ đi xuống cho đến khi
sức khỏe thể lý không cho phép làm được
gì nữa. Câu nói xem như diễu cợt :”Ông lão là đứa bé sống lâu” đã trở nên
đúng khi so sánh mối tương quan thể lý và phát triển của một đời người.
2.
Từ sự yêu đuối thể lý dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo mà không mấy người
thoát khỏi. Nhìn vào người già chúng ta thấy ngay thân xác, tứ chi và nội tạng
như một cỗ máy rêu rạo, hoạt động rất giới hạn. Trí thông minh cũng bị hạn chế.
3.
Theo những nghiên cứu gần đây người ta cho biết : có 10% người già ở độ tuổi 65
và 50% người già ở độ tuổi 85 mắc hội chứng lú lẫn (Alzheimer). Trí thông minh
trước đây sắc bén, linh hoạt bao nhiêu thì bây giờ đang trở nên lẩn thẩn, chậm
chạp và lú lẫn bấy nhiêu.
Đó
là những gì mà chúng ta nhìn thấy và khảo cứu được, còn ảnh hưởng rệu rọa, rã
rời của thân xác do ảnh hưởng của bệnh
tật gây ra thì chỉ có người cao niên mới thực sự cảm nhận rõ ràng hơn qua kinh
nghiệm tâm lý.
III. GIÀ VỀ PHƯƠNG DIỆN TÂM LÝ
Đối
với tâm lý người cao tuổi, chúng ta có một số nhận xét sau đây :
1.
Như người ta thường nói :”Tuổi trẻ sống với
tương lai, người già sống với quá khứ”.
Nhận xét ấy quả không sai. Thật thế, người cao niên sống với ký ức và
hoài niệm của mình. Với tuổi đời chồng
chất, trải qua bao thăng trầm, vinh nhục, cả một khung trời đầy kỷ niệm ấy, tuổi già là thời gian để người cao niên
sống lại với những kỷ niệm ấy trong sinh hoạt thường ngày của họ. Đây là những
gì mà họ cho là rất gần gũi và thực tế
đối với họ.
2.
Vì với cái nhìn về quá khứ, người cao tuổi không chấp nhận hiện tại và đôi khi
còn chống đối hiện tại vì cho là không thích hợp, dĩ nhiên là không thích hợp
với cá nhân của mình. Vì thế, tuổi trẻ thường gán cho tuổi già là “cổ hủ”, là “lạc hậu”, là “quê mùa”,
không thể nào chấp nhận được quan niệm của tuổi già. Hai cái nhìn khác biệt
nhau.
3.
Một trong những lý do gây ra bệnh lú hay
lãng trí là ảnh hưởng tâm lý từ
những căng thẳng dồn nén tác động bên trong và bên ngoài cuộc sống. Do đó, ảnh
hưởng này cũng dẫn đến những tâm lý khác thường nơi người cao niên mang hội chứng Alzheimer hay trường hợp đang tiến tới lão hóa
trí tuệ. Đó là thái độ hốt hoảng, giận
hờn, bất nhất và hay nghi ngờ con cháu trong nhà. Đây là một trong những điều thường tạo nên
nhiều xáo trộn trong cuộc sống gia đình.
4.
Người cao tuổi hay mang mặc cảm tự ti
và tự tôn. Hai mặc cảm này khiến cho tuổi già đôi khi hành xử rất bất nhất. Một mặt cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm,
hiểu biết; mặt khác lại thu gọn vào con người hiện tại vì cho rằng mình vô dụng.
Mặc cảm tự tôn khiến tuổi già thích đóng góp ý kiến, muốn truyền thụ
kinh nghiệm và hiểu biết cho con cháu.
Bởi vì đối với họ, đấy là những kho tàng rất quí giá. Về mặt tự ty, lại muốn cư xử như một đứa trẻ thích “nhõng nhẽo” và muốn
trở thành “cái đinh” trong gia đình, cần được mọi người chú ý.
IV. PHẢI HÀNH XỬ THẾ NÀO ?
Nhân
ngày lễ quan thầy hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại cách hành xử của các cụ cũng
như của chúng ta để hiểu biết tâm lý của
nhau, về phía các cụ cũng như về phía con cháu.
1. Về
phía người cao tuổi.
Trước
tiên người cao tuổi phải cảm tạ Chúa vì Chúa đã cho mình sống đến tuổi già.
Tuổi già là hồng ân Thiên Chúa ban và đã được ca tụng trong Thánh Kinh :”Đầu bạc là một triều thiên vinh dự” (Châm
ngôn 16,31).
Đức
Gioan XXIII khi 75 tuổi, đã viết :”Tuổi
già cũng là hồng ân lớn lao của Chúa; đối với tôi, đó là cơ hội của niềm vui
yên tĩnh bên trong và phó thác hằng ngày cho chính Thiên Chúa”.
Tiếp
đến phải biết là mình đã đến tuổi già và phải chấp nhận nguyên tắc người đời đã
gán cho tuổi già . Đó là :
Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già.
Hoặc
:
Trẻ khôn ra, già lú lại.
Tuổi
già không thể sinh hoạt lanh lẹ được như hồi còn thanh niên, phải bị hạn chế về
cả thể xác lẫn tinh thần.
Ông
R.Carrères nói :”Tuổi già không phải là một tai nạn mà là một
giai đoạn kết thúc bình thường. Vấn đề
là biết già trong sáng suốt và bình an, biết nói “vâng” với tử thần như nói
“vâng” với cuộc đời”.
Vì
thế, phải biết mình già rồi như ông F.Fabie
nói :”Già rồi ! Hãy thú nhận mình già với
chính bản thân và nói to ra, không phải để cho bạn bè phản đối chưa già, nhưng
để thích nghi thị hiếu với tuổi già và tự cấm cản mình những gì hôm trước còn
tưởng là được phép. Hãy trở nên nhân
hậu, hiền hòa, hãy yêu mến giới trẻ như yêu hoa, như yêu hy vọng”.
Các
cụ hãy an ủi mình với tư tưởng lạc quan này :”Tuổi già có thể trở thành một
giai đoạn quí nhất của cuộc đời. Có
người nói :”Chúa định cho sức mạnh và vẻ đẹp của tuổi trẻ là ở chổ thể chất.
Nhưng sức mạnh và vẻ đẹp của tuổi già là trong tâm linh. Dần dần chúng ta mất
sức mạnh và vẻ đẹp tạm thời để tập trung vào sức mạnh và vẻ đẹp tồn tại mãi mãi.
Ta
nên sống thế nào để đến khi thân xác ta
không còn tươi trẻ nữa, ta có thể nói rằng những năm già yếu là những
năm vàng son của cuộc đời”.
Hãy
tự hào về tuổi già của mình như cụ Bình Sơn dám quả quyết :
Xuân ơi ! đừng chê ông già
Xưa nay gừng quế ai mà dùng non ?
Các
cụ cũng nên suy nhgĩ về câu nói của người đời để tìm hướng đi cho cuộc đời của
mình và ảnh hưởng của mình đến con cháu :
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con.
Nói
như thế, hẳn người đời muốn nói rằng các
cụ phải là những người mẫu mực, là mô hình cho con cháu bắt chước. Con cháu bao giờ cũng giống ông bà cha mẹ.
Đời sống của các cụ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con cháu, vì một đàng cái “gen” của các cụ truyền sang cho
con cháu, đàng khác con cháu vô tình hay hữu ý bắt chước các cụ, như người ta
nói không sai :
Con thì giống mẹ giống cha,
Cháu nào mà chẳng giống bà giống ông.
Vì
thế các cụ cần nêu gương sáng cho con cháu để chúng có thể hãnh diện với người
khác về ông bà cha mẹ của mình; đồng thời cũng được hưởng cái phúc đức do ông
bà cha mẹ để lại.
Chúc
các cụ sống thế nào để khí nhắm mắt lìa đời, các cụ được mãn nguyện và nói một
cách tự hào như thi sĩ Tú Mỡ :
Rồi vùn vụt đến ngày tuổi tác
Đến khi ta
tóc bạc da mồi,
Vuốt râu
ôn lại sự đời
Đời ta đầy
đủ, thảnh thơi tự hào.
(Tú Mỡ, Giòng nước ngược)
2. Về phía con cháu.
Chúng
ta đã hiểu biết phần nào về tâm lý người già : hai thế hệ khác hẳn nhau và cũng
có thể nói là đối nghịch nhau. Chúng ta
phải chấp nhận điều này là mình sẽ không bao giờ đổi được suy tư và lối sống
của ông bà, cha mẹ hay người thân cao niên của mình. Không chấp nhận tâm lý này sẽ tạo cho chúng
ta rất nhiều khó khăn vì có sự bất đồng giữa mình với ông bà, cha mẹ và người
thân cao niên.
Hơn
tất cả, và đây là điều khiến chúng ta phải lưu ý là nhìn tuổi thọ như một hồng
ân Thiên Chúa ban :”Tuổi già đầu bạc thì
đáng kính”. Điều này sẽ cho chúng ta một cái nhìn tích cực để chu toàn được
giới luật này “Hãy thảo kính cha mẹ”.
Chính
trong tình yêu mà họ đem chúng ta vào
đời, những người này khi họ đã về chiều và không tự mình làm gì để săn sóc cho
mình được nữa, thì chúng ta hãy nhớ đến lời sách Huấn ca :”Hết lòng tôn trọng cha con, và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ
rằng nhờ họ con đã sinh ra, làm sao báo đền được điều họ cho con” (Hc 7,27-28).
Chúng
ta đã từng được nghe nhiều lần câu cổ nhân đã khuyên bảo chúng ta phải tôn
trọng người già thì mới được hạnh phúc :”Kính
lão đắc thọ”. Lời này cũng am hợp
với lời Kinh Thánh :
Ai yêu cha mẹ hết lòng
Trời ban phúc lộc
thọ trường bình yên.
(Hc 3,6)
Truyện : Món quà tặng bố.
Nhân
ngày Hiền Phụ 16/06/1996, mục Dear Abby của báo Los Angeles Times cho đăng bức
thư của ông Dick Blankenship, ở Long Beach, California như sau :
Bà
Abby quý mến
Tôi
muốn kể cho bà nghe về món quà quí nhất tôi đã nhận được nhân Ngày Hiền Phụ.
Năm
1987, Jeanne con gái tôi lúc ấy 27 tuổi nói với tôi là cháu thấy thật khó mà chọn được món quà cho
tôi nhân Ngày Hiền Phụ. Cháu bảo rằng
cháu muốn tặng tôi một thứ gì đặc biệt nhưng lại cảm thấy tôi chẳng thiếu sự
gì. Vì thế cháu đã hỏi xem tôi muốn món quà nào.
Tôi
đã nói với cháu là có một thứ mà chỉ có
cháu mới có thể tặng tôi được.
Tôi
nói :”Nếu con bỏ hút thuốc để làm quà cho bố nhân Ngày Hiền Phụ, đó sẽ là món
quà quí nhất con có thể tặng cho bố. Bố sẽ trân quí món quà này và mừng nó mỗi
Ngày Hiền Phụ suốt đời bố”.
Cháu
đã bỏ hút thuốc như món quà đặc biệt dành cho tôi. Và bây giờ chẳng những tôi có cô con gái khỏe
mạnh hơn trước mà năm ngoái tôi còn được thêm một cháu ngoại xinh đẹp, trong
bầu không khí trong lành không vương khói thuốc.
Trong tâm tình ngày lễ
hôm nay, chúng ta hãy cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin tha thiết để cầu
cho ông bà cha mẹ chúng ta :
Lạy Chúa đang ngự
trên trời cao, Chúa đã ban cho cha phần xác của con sứ mệnh tham gia vào uy
quyền sáng tạo của Chúa,
Chính người
đã sinh ra con như mẹ con. Vậy con phải tri ân người thế nào cho cân xứng.
Thật chẳng
mấy khi con nghĩ đến những lo âu người phải chịu vì con. Hơn nữa, con còn coi
công việc người làm vì con như là một
bổn phận phải làm.
Xin Chúa soi
sáng để con hiểu rõ nghĩa vụ con phải đối xử với cha con thế nào.
Con ước ao
tỏ lòng tri ân và khích lệ người trong bổn phận người, cũng như mong ước được
người tưởng lệ con trong bổn phận con, bằng một thái độ yêu mến và bằng những
công việc thường nhật của con.
Amen. (Tìm đâu ra sự thật của P. Clement
Péréira, SJ, bản dịch của Kim Nguyên).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt