XÉT
ĐOÁN
+++
Chúng
ta đọc : Mt 7,1-5.
Tin mừng Chúa Giêsu
Kitô theo thánh Matthêu: Khi ấy, Chúa Giêsu phán :”Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét
đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và
anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em. Sao anh
thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt mình thì
lại không để ý tới ? Sao anh lại nói với
ngưới anh em : “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn, trong khi có cả một cái
xà trong con mắt anh” ? Hỡi kẻ đạo đức giả !
Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra
khỏi mắt người anh em” (Mt 7,1-5).
Để
giúp sống công chính theo Tin Mừng, Đức
Giêsu cảnh giác các môn đệ đừng phô trương trong việc cầu nguyện, bố thí và
chay tịnh. Cũng đừng quá lo lắng bối rối về phần xác, và hôm nay Ngài dạy chúng
ta một bài học mới : đừng xét đoán người
khác.
Chúng
ta hãy tim hiểu lời Chúa dạy để biết khi cần phải xét đoán thì phải xét đoán
như thế nào trong đời sống cộng đoàn.
I. THẾ NÀO LÀ XÉT ĐOÁN.
Theo
viện ngôn ngữ học thì “Đoán” là dựa vào một vài điểm đã thấy, đã biết và tìm
cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xẩy ra. Còn “Xét” là tìm hiểu,
cân nhắc kỹ để nhận biết, đánh giá, kết luận về một cái gì.
Còn
đối với chúng ta, hai chữa đoán và xét nếu tách riêng hai từ này theo mạch văn,
mỗi từ trong cả hai đều có thể là một danh từ, nhưng cũng có thể là động từ.
Một
cách nôm na bình dân có thể hiểu, “Đoán”
là ước đoán, phỏng chừng, là không chắc chắn tuyệt đối. “Xét” là nhận xét, là quan sát, là kết luận. Vậy đoán xét là những kết luận được rút ra từ
sự ước lượng phỏng chừng, nên tất nhiên, không thể có kết quả hoàn toàn và luôn
luôn chính xác.
II. XÉT ĐOÁN TRONG ĐỜI THƯỜNG.
Con
người có khả năng đoán xét, nếu thiếu
khả năng xét và đoán hiểu thì con người
và các sinh vật không thể tồn tại. Ngay con vật cũng có đoán xét tuy không sáng
suốt bằng con người. Con chim đã một lần bị mũi tên bắn phải, lần sau thấy cành
cây cong cũng sợ, do đó mới có thành ngữ “kinh
cung chi điểu”. Tất nhiên, đây chỉ là ý nghĩa tượng trưng mang tính ước lệ,
nhưng không vì thế mà mất đi chút giá
trị nào.
Người
Việt nam chúng ta có rất nhiều kinh nghiệm về nhận xét và đoán hiểu được cô
đọng lại trong những câu ca dao tục ngữ từ thiên nhiên, thú vật đến con người.
Nhìn
trời nước mây gió người ta nói :”Chớp
đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”.
Nhìn
vào mặt người nào đó, người ta nói :
Xem mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì
lòng mới ngon.
Nhìn
vào dáng người phụ nữ, người ta nói :
Những người thắt đáy lưng ong,
Vừa khéo chiều
chồng lại khéo nuôi con.
Tuy
nhiên, đấy chỉ là ước chừng theo kinh nghiệm chứ nhiều trường hợp không xẩy ra
như vậy và có khi còn ngược lại nữa.
Dầu
có những sai lầm như thế, nhưng xét đoán vẫn là một thuộc tính bẩm sinh của con
người vì chính nhờ nó con người ngày một tiến bộ và thăng hoa. Nếu thiếu xét đoán ta có thể đón kẻ cướp vào
nhà mà cứ tưởng đón nhận hiền nhân.
Thiếu
xét đoán, ta rất có thể lầm lẫn biết bao điều trong đời sống, cả những lầm lẫn
có thể dẫn chính ta, hoặc các người thuộc trách nhiệm, mà Chúa đã trao phó cho
ta trông nom quản lý bị nguy hại hoặc tử vong.
Nhữngh
đoán xét ấy, có thể nhiều khi không chính xác hoàn toàn, nhưng lại rất cần thiết
vì nhờ đó, ta được an tâm và biết rõ mình đang làm chủ vận mệnh mình. Không thể
đoán xét nếu không có trí khôn, trí hiểu. Mà trí khôn, trí hiểu đều do Chúa ban
để nhờ đó, con người biết xét đoán.
III. CHÚA DẠY TA ĐỪNG XÉT ĐOÁN.
1. Phải
hiểu lời Chúa như thế nào ?
Chúa Giêsu phán :”Chớ xét đoán, để khỏi bị xét đoán”(Mt 7,1;
Lc 6,37). Khi nghe câu này chúng ta không khỏi ngạc nhiên nếu so với những
điều chúng ta vừa phân tích ở trên, một lời nói có vẻ trái tai, với nhiều mâu
thuẫn và nghịch tự nhiên đến thế !
Nhưng
chúng ta đừng cắt xén lời Chúa, đừng chỉ dừng lại ở câu này mà phải đọc tiếp
cho hết ý :”Vì các con xét đoán thế nào
thì cũng bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và các con đong bằng đấu nào thì Thiên
Chúa cũng đong cho các con bằng đấu ấy”(Mt 7,1-2).
Như
thế, Chúa cũng khuyến khích chúng
ta xét đoán đấy chứ ! Nhưng phải xét
đoán theo cách của Ngài, một kiểu xét đoán đầy bao dung thương mến. Vì, ta sẽ
“được” hay “bị” Thiên Chúa xét xử, đều do chính cách xét đoán của chúng ta đối
với người khác.
Nói
khác đi , chúng ta đang xây dựng đời
mình bằng chính chất liệu do chính chúng ta kiến tạo. Quảng đại vị tha hay hẹp
hòi ích kỷ, khoan dung độ lượng hay bới lông tìm vết khi xét đoán người khác.
Xét
đoán là một quà tặng quí giá của Thiên Chúa, nhưng món quà tặng ấy sẽ biến
thành gánh nặng đè bẹp trước tiên chính
người có nó, nếu không biết sử dụng cho nên. Vì thế, Hồng y Phanxicô Xaviê
Nguyễn văn Thuận đã viết đại ý rằng :”Có một sáng suốt đáng buồn, khi chỉ nhìn
thấy những điều xấu nơi người khác. Cũng có một xét đoán đầy yêu thương, khi đã
nhìn thấy những điểm sáng tốt đẹp, ngay từ nơi bong tối những điều không tốt
đẹp của người anh em mình”.
2. Cái
khó của xét đoán.
Trong khi xét đoán,
chúng ta hay gặp những yếu tố có thể chi phối trí óc chúng ta, có thể dẫn đến
nhưng sai lầm tai hại. Chúng ta có thể đưa ra mấy trường hợp :
a)
Xét đoán
chủ quan.
Trong khi xét đoán,
người ta vô tình mà theo nguyên tắc :”Suy
bụng ta ra bụng người"(Tục ngữ).
Chúng ta gán cho người khác cái mà chúng ta có trong đầu óc mặc dầu không biết
người ta có như vậy hay không. Việc xét đoán chủ quan này hay sai lầm và đưa đến
những tai hại khôn lường.
Truyện : Tào Tháo giết người.
Đọc
Tam quốc, ai cũng nhớ đoạn một lần Tào Tháo thua trận. Cùng một số tân binh chạy đến một khu rừng vắng thì trời sắp
tối. Tào Tháo và đám bại quân vừa đói lả vừa kiệt sức, tất cả lần theo ánh đèn
đang leo lét phía xa xa, thì gặp được một nóc nhà. Sau nhiều đắn đo thận trọng,
Tào Thào bèn trình bầy hoàn cảnh thật của mình và xin được tá túc qua đêm. Gia
chủ vui mừng và lấy làm vinh dự được đón tiếp, rồi sau đó, cùng gia đình chọn
nơi cho Tháo và tùy tùng nghỉ ngơi.
Đang
nghỉ ngơi, Tháo chợt nghe : Trói nó lại. Tháo liền giật bắn cả người. Lại nghe
tiếp : Giết nhỏ hay lớn. Có tiếng đáp lại : Giết lớn. Thế là Tháo lập tức vùng
dậy và cùng với quân lính giết hết cả nhà gia chủ. Khi giết xong hết, mới té
ngửa vì biết mình đã lầm lẫn ghê gớm. Thì ra, gia chủ đang cùng người nhà trói
con heo lớn để giết thịt đãi khách, nhưng Tháo lại cho rằng, họ đang muốn trói
và giết chính mình, nên đã ra tay trước. Một xét đoán sai lầm gây hậu quả kinh
khủng.
b)
Xét đoán
nông nổi.
Có những người tính khí
nóng nảy như Trương Phi, nông cạn, hành động vụt chạc thiếu suy nghĩ. Nếu hành
động trước khi suy nghĩ và khi suy nghĩ lại thì đã quá muộn, sự việc đã rồi,
hậu quả rất tai hại, có hối hận thì đã quá muộn.
Truyện : Ông thanh tra nóng tính
Một
lần kia, ông thanh tra sở giáo dục đến thanh tra một trường nhỏ, ông nghe thấy
tiếng ồn ào ở lớp học kế bên. Nóng nảy và bộp chộp, ông xô cửa, bước vào lớp,
chẳng nói chẳng rằng, túm lấy một cậu trai lớn tuổi hơn cả đang có vẻ làm ồn
nhất, lôi cậu ấy vào hội trường, bắt cậu
đứng trong góc tường và bảo :”Bây giờ thì câm miệng lại và không được động
đậy”.
Vài
phút sau, một cậu trai nhỏ tuổi hơn kéo ông thanh tra bất nhẫn ấy ra và thỉnh
cầu :”Thưa ông, xin ông làm ơn trả thầy giáo lại cho tụi cháu được không”
(Bernard Mischke).
c)
Xét đoán
và xét xử.
Xét đoán rất gần với
xét xử. Vì xét đoán là một khả năng trời ban
tự nhiên như thế, nên mọi người đều có khuynh hướng để ngồi ghế chánh án
xét xử người khác. Chúng ta xét đoán người, thì người lại xét đoán ta. Mọi
người xét xử lẫn nhau.
Cổ
nhân nói :”Bàng quan giả tỉnh, đương cục
giả mê” : việc người thì sáng, việc mình thì quáng. Đúng như lời ông Térence nói :”Người ta xét đoán việc của người khác hay hơn chính cả việc của mình”.
Kinh
nghiệm cho hay, một khi làm quan án, bao giờ người ta cũng thích lên án nặng
hơn tội trạng của đương sự, ít khi xem xét những hoàn cảnh chi phối mà giảm án
cho họ, bởi vì con người thường hay thích “vạch
lá tìm sâu tìm cái lỗi của người khác, mà không tự xét đến cái lỗi của mình”
(Cổ ngạn).
III. THỰC HÀNH LỜI CHÚA DẠY.
1. Quyền
xét xử là của Thiên Chúa.
Chỉ Thiên Chúa mới biết
được lòng dạ con người. Không có gì bí ẩn mà Chúa không biết, còn loài người
chỉ nhìn thấy cái vỏ bề ngoài. Mà nếu chỉ xét theo cái vỏ bề ngoài thì sẽ gặp
rất nhiều sai lầm vì có khi “xanh vỏ mà đỏ lòng”. Vì thế, quyền xét xử phải để
dành cho Thiên Chúa.
Xénophon, nhà triết lý Hy lạp sống vào
giữa thế kỷ thứ 5 TCN đã nói như sau :”Thượng
Đế đặt trên vai con người hai cái bị : một cái đàng trước và một cái đàng sau.
Cái bị đàng sau chứa đựng tất cả cái xấu của chính con người mình, còn cái bị
đằng trước thì đầy dẫy những cái xấu của người khác. Do đó, con người khó mà
thấy được những thiếu sót của mình, nhưng lại dễ dàng nhìn thấy những khuyết
điểm của người khác”.
Khuynh
hướng tự nhiên của con người là dễ dàng kết án người khác, nhưng lại tỏ ra dễ
dãi với mình. Chúa Giêsu đến chỉnh đốn
khuynh hướng lệch lạc ấy. Ngài mời gọi con người hoán cải, nghĩa là quay trở
lại với mình, nhìn thẳng vào thực chất của mình, để từ những yếu đuối, bất toàn
của mình, sẽ dễ dàng cảm thông và tha thứ cho người khác hơn.
Với
ý tưởng này, Chúa Giêsu đã nói rất rõ ràng và mạnh mẽ trong bài đọc Phúc âm
chúng ta vừa nghe :”Sao con thấy cái rác
trong con mắt anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới ?
Sao con lại nói với người anh em :”Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”,
trong khi có cả một cái xà trong con mắt con”(Mt 7,3-4)?
Vì
thế Chúa dạy chúng ta : Đừng bao giờ xét đoán. Đây là một lệnh truyền và lệnh
truyền này có nghĩa là “đừng bao giờ xét đoán không tốt cho kẻ khác”, đừng kết
án ai, vì xét đoán này là công việc của Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự,
không ai được thay thế cho Thiên Chúa. Hơn nữa, mỗi người phải xác tín rằng
mình không được quyền lưu ý kẻ khác về tội của họ, vì ai nấy đều là kẻ có tội.
Vì
thế người đời vừa nhắc nhở vừa khiển trách chúng ta về tội xét đoán kẻ khác mà quên đi tội lỗi
của mình. Đúng là :
Chân mình thì lấm lê mê
Lại cầm bó
đuốc mà rê chân người.
Truyện : Biểu diễn
trồng táo.
Tại
một xứ Hồi giáo, có một người đàn ông bị vua ra lệnh treo cổ vì đã ăn trộm thức
ăn của người khác. Như thường lệ, trước khi bị xử, tội nhân được nhà vua cho
phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin nhà vua :
- Tâu bệ hạ, xin cho
thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, mọc
thành cây và có trái ăn tức khắc. Đây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại
cho thần. Thần tiếc là khi thần chết đi rồi, bí quyết này sẽ không được truyền
lại cho hậu thế.
Nhà
vua truyền chuẩn bị mọi sự để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn trồng táo.
Đến giờ hẹn, trước mặt vua và các quan văn võ, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và
nói
-
Chỉ có người nào chưa hề ăn trộm của người khác mới trồng được hạt giống này.
Vì tôi đã lỡ ăn trộm nên không thể trồng được.
Nhà
vua vẫn chiều lòng tên ăn trộm, nên quay sang nhìn tể tướng. Sau một lúc do dự,
vị tể tướng thưa :
-
Tâu bệ hạ, thần nhớ lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác.
Thần nhận thấy không đủ điều kiện để trồng hạt táo này.
Nhà
vua đưa mắt nhìn quanh các quan văn võ đang có mặt. Ông nghĩ may ra quan thủ
kho trong triều là người nổi tiếng trong sạch có thể đủ điều kiện. Nhưng quan
thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố với mọi người rằng ông cũng đã có lần
gian tham trong chuyện tiền bạc.
Không
tìm được ai, nhà vua mới định cầm hạt táo đến bỏ vào lỗ. Nhưng ông cũng chợt
nhớ ra lúc còn nhỏ ông đã có lần đánh cắp
báu vật của vua cha.
Bấy
giờ người tử tội mới chua xót lên tiếng :
-
Tâu bệ hạ, các ngài là những người quyền thế cao trọng, không thiều thốn điều
gì. Vậy mà các ngài không thể trồng được hạt táo này, chỉ vì các ngài cũng đã
có lần lấy của người khác. Còn hạ thần,
một con người khốn khổ, chỉ vì lỡ lấy thức ăn của người khác ăn cho đỡi đói,
thế mà các ngài lại kết án treo cổ hạ thần.
Nghe
thế, nhà vua và cả triều thần như xốn xang trong lương tâm. Ông bèn ra
lệnh phóng thích người ăn trộm.
2. Hãy
xét xử khoan hồng.
Chúng ta lặp lại lời
Chúa dạy : “Chớ xét đoán để khỏi bị xét
đoán”(Mt 7,1). Lời Chúa mới nghe thì có vẻ nghịch lý chói tai, nhưng càng
nghiệm càng thấy thật sâu sắc, vì những lời nay đã thấu suốt mọi cõi lòng con
người. Không ai muốn bị xét xử, và ai
cũng muốn được xét xử khoan dung thông cảm. Mà muốn được khoan dung thương xót,
thì trước hết, chính mình cũng phải biết thương xót khoan dung vì :”Các con đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa
cũng đong cho các con bằng đấu ấy".
Nước
trong leo lẻo cá đâu,
Người
quá xét nét dễ hầu cô đơn.
Người
trên rộng lượng thì hơn
Bới
lông tìm vết thói thường đáng chê.
Lạy
Chúa, xin giúp con biết nắm lấy hạnh phúc thật để không xét đoán ai, dù chỉ là
những xét đoán trong tâm tưởng mình. Và khi trách nhiệm buộc con phải làm nhiệm
vụ xét xử, xin hãy nhắc nhở để con sẽ xét đoán trong sự khoan hồng yêu thương.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt