KỶ LUẬT TRONG CUỘC SỐNG
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng
ta đọc : Lc 13,24; Mt 11,13.
Gần
đến lễ Cung hiến Đền thờ, Đức Giêsu vừa giảng dạy vừa tiến về Giêrusalem. Tình cờ
có một người đến hỏi Đức Giêsu :”Thưa Ngài,
những người được cứu thoát thì ít, có phải không” ? Câu hỏi này không phải là tình cờ vì theo
quan niệm người Do thái : ngoài dân tộc họ ra, ít người được Thiên Chúa cứu
rỗi. Đây là một câu hỏi có vẻ tọc mạch
và ngầm chứa một ý tưởng tự mãn và cục bộ.
Đức
Giêsu không trả lời rõ ràng và trực tiếp vì sợ có sự ngộ nhận. Nếu trả lời ít người
được cứu rỗi thì người ta sẽ thất vọng, sợ không đến lần mình. Nếu trả lời nhiều người được cứu, người ta sẽ
ỷ y, buông lỏng mà không mau mắn lo phần rỗi của mình.
Nên
Đức Giêsu chỉ đưa ra phương cách để vào Nước Trời : Phải cố gắng qua cửa hẹp.
Và như vậy cũng sửa sai quan niệm hẹp hòi và tự mãn của người Do thái : chỉ có họ
mới được Thiên Chúa thương.
Đức
Giêsu dùng hình ảnh “đi qua cửa hẹp” để nói lên đòi hỏi của Tin mừng. Động
từ “đi qua” muốn diễn tả sự thay đổi cách sống, bởi vì có rất nhiều người
đứng trước cửa hẹp ấy, nhưng chỉ những người biết “đi qua” tức là thay đổi cuộc
sống thì mới vào nhà được.
Luật
của Tin mừng luôn đòi hỏi phải chiến đấu. Đức Giêsu không đến để đem lại cho ta
một cuộc sống dễ dãi, nhưng mang gươm giáo và đem con người vào một cuộc chiến cam
go nhất chống lại sự dữ (x. Mt 12,12).
Con
đường rộng và hẹp được đề cập trong bài Tin mừng hôm nay là hình ảnh khá quen thuộc
trong các sách Khôn ngoan của người Do thái. Hình ảnh này nói lên sự chọn lựa
mà con người phải thực hiện giữa thiện và ác, giữa khôn ngoan và khờ dại, giữa
sự thật và gian dối. Đức Giêsu mượn hình ảnh này để đòi hỏi nơi các môn đệ một
sự lựa chọn dứt khoát và sự dấn thân cho Thiên Chúa.
Nhân
dịp tĩnh tâm Mùa Chay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ về một đề tài hơi
khó nuốt :”Kỷ luật có cần cho giới trẻ không” ? Hy vọng các bạn trẻ sẽ nhìn
ra sự cần thiết và ích lợi của nó trên con đường hoàn chỉnh con người mình, và
đồng thời cũng là đòi hỏi của Tin mừng.
II. NÓI VỀ TỰ DO
1. Tự
do là gì ?
Theo
từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ thì “Tự do là phạm trù triết học chỉ khả năng
biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được qui luật
phát triển của tự nhiên và xã hội.
Hay
nói cách dễ hiểu hơn : Tự do là khả năng hành động theo ý mình, không bị ép buộc,
hay bị kìm hãm.
Ngoài
ra, tự do có thể là tự do tinh thần hay tự do vật chất.
2. Ranh
giới của tự do
Tự
do không bao giờ tuyệt đối mà chỉ tương đối, nghĩa là tự do luôn có giới hạn, không
phải muốn làm gì thì làm, bởi vì tự do của tôi bị giới hạn bởi tự do của người
khác. Vì thế, ông Caro đã nói :”Ranh giới của tự do của tôi là tự do
của người khác”. Chính vì vượt ranh giới của tự do nên mới có chiến tranh,
gây thiệt hại và đau khổ cho nhiều người.
3. Tự do
và trách nhiệm
Thiên
Chúa ban cho con người có lý trí và tự do để con người có thể hành động theo lương
tri, khác với con vật. Ngược lại, con vật chỉ hành động theo bản năng một cách
mù quáng mà không hiểu biết gì . Ông Thomas Jefferson nói :”Cùng một
lúc, Thượng Đế đã ban cho ta đời sống và
ban cho ta cả tự do để sống đời xứng đáng”.
Vì
có ý thức và tự do nên con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình
theo phương châm : “Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng” : Có công thì
được thưởng, có tội thì phải phạt.
Khi
hành động vì ép buộc, không có tự do thì con người không phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình.
Người
ta luôn gặp sự khó khăn giữa tự do và nô lệ, bởi vì cái mình muốn thoát ra thì nhiều
khi lại sa vào. Trường hợp này giống như lời thánh Phaolô đã dạy : Có một sự
giằng co trong con người : sự gì tốt lành tôi muốn thì tôi lại không làm, còn
cai gì xấu tôi muốn xa lánh thì tôi lại làm.
Đúng như ông Shri Aurohindo nói :”Toàn thế giới đang hướng về
tự do, tuy nhiên mọi sinh vật lại yêu thương các xiềng xích của mình. Đó là
điều trái ngược đầu tiên và cái gút khó mở của xã hội chúng ta”.
Thực
tế chứng minh cho điều ông M.J Chenier nói :”Thượng Đế tạo ra sự tự do,
con người tạo ra sự nô lệ”.
III. NÓI VỀ KỶ LUẬT
1. Thế
nào là kỷ luật ?
Kỷ
luật hay qui luật là những phép tắc đặt ra
để ngăn ngừa sự phóng túng, có thể làm hại cho bản thân hay cho người
khác.
Trong
bất cứ một cộng đoàn nào, một xã hội nào, dù lớn hay nhỏ, cũng cần phải có kỷ luật
hay qui luật để bảo đảm lợi ích cho cộng đoàn và từng cá nhân.
2. Sự cần
thiết cua kỷ luật
Bất
cứ ở đâu cũng phải có kỷ luật hay qui luật, nơi thiên nhiên hay nơi con người. Trong thiên nhiên mọi vật phải hành động theo
một qui luật đã được ấn định như mặt
trời, mặt trăng phải quay theo một quĩ đạo nhất định để có thể phân định ngày
đêm, năm tháng. Cây cối phải theo một quá trình : gieo hạt, nảy mầm, lớn lên,
sinh hoa, kết quả.
Con
vật phải sinh ra theo dòng giống của nó, với tất cả đặc tính của nó, không có
gì thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, chúng hành động một cách máy móc
theo bản năng đã được ấn định sẵn để con chó luôn là con chó chứ không thể biến
thành con gà, tuy hình dáng có thể thay đổi, bản năng vẫn là một.
Loài
vật và loài thảo mộc không có tự do, chúng chỉ biết hành động theo một qui luật
nhất định. Khi nói đến vấn đề tự do, người ta thường kể cho nhau nghe câu chuyện
như sau :
Một
người đàn ông luôn bị chi phối bởi lý tưởng làm sao để mọi loài mọi vật được tự
do hoàn toàn như ông nghĩ. Ngày nọ, khi đang đi dạo quanh khu phố nọ, ông thấy một
ngôi nhà đang mở cửa. Nhìn vào, ông thấy một hồ cá có con cá vàng đang bơi trong
đó. Người đàn ông tội nghiệp thay cho con cá, vì sao nó không được tự do và
suốt ngày cứ phải quanh quẩn trong hồ nước như vậy. Và ông nảy sinh ý định cứu con cá ra khỏi cảnh tù túng đó. Ông vừa tiến vào trong nhà có con cá đang nuôi
trong hồ vừa nói thật lớn quyết định của mình :
-
Cá vàng ơi, ngươi chính là một tù nhân bé
nhỏ và đáng thương. Ta sẽ đến để giúp ngươi
thoát khỏi tình trạng tù túng này.
Vừa
đến bên hồ nước nhỏ, người đàn ông vội vã đánh thật mạnh vào chiếc hồ và cái hồ
vỡ tan tành, nước chảy ra, chú cá vàng nằm ngáp ngáp trên nền nhà rồi cũng chết
ngay sau đó trong sự tự do mà người đàn ông tạo cho nó. Người đàn ông cảm thấy mãn nguyện vì đã giải thoát
cho một con cá thực sự được tự do như ông tưởng.
Ông
tiếp tục đi qua những ngôi nhà khác, rồi nhìn vào những căn nhà có mở cửa để tìm cách giải thoát cho những loài vật khác.
Ông đến một căn nhà có chú chim vành khuyên , nó đang nhảy múa trong chiếc lồng
được trang trí và bao bọc rất cẩn thận. Ông
vội tìm cách leo vào nhà và tìm đến chỗ con chim đang bị nhốt trong lồng rồi
ông nói :
-
Chim ơi, mi sẽ được tự do.
Vừa
nói ông cũng vừa mở cửa lồng để thả con chim vành khuyên ra. Vừa bay ra khỏi lồng
được vài phút thì con chim bị con chó nhảy đến cắn chết.
Có
lẽ chúng ta sẽ cười thầm về sự ngớ ngẩn của người đàn ông trên. Quan niệm của ông
về tự do thật là ngược đời. Suy đi nghĩ lại ta thấy nhiều khi chúng ta cũng đã từng hành xử như người đàn ông đó, chúng ta cảm thấy khó chịu
và muốn phá vỡ tất cả khi cảm thấy chúng ta bị bao bọc bởi một số luật lệ nào
đó (R. Veritas).
3. Ích
lợi của kỷ luật
Kỷ
luật đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích cả tinh thần lẫn vật chất. Ích lợi tinh
thần là giúp ta hoàn thiện con người mình, tiến lên đỉnh cao của trọn lành. Kỷ luật
là khuôn mẫu và thước đo để rèn luyện con người. Một danh nhân nói :”Nếu không có cái thước
thẳng, sao biết mình đã có chỗ cong. Đã không biết được chỗ nào mình sai thì
làm sao biết sửa mình cho ngay ngắn được”.
Một đời sống có kỷ luật ví như một
tòa nhà có họa đồ kích thước :
Muốn
tròn phải có khuôn
Muốn
vuông phải có thước.
Chúng
ta có thể chia thành 2 loại kỷ luật : kỷ luật bắt buộc và kỷ luật tự nguyện.
Trong
một cộng đoàn lớn hay nhỏ, phải có kỷ luật hay nội qui cho mọi người giữ nhằm bảo
vệ công ích, ví dụ luật giao thông, luật xây dựng, luật thương mại, luật gia
đình… Loại kỷ luật này cần thiết để bảo
vệ ích chung, nếu không thì sẽ trở nên rối loạn :”Ở đâu mà mỗi người gọi được
là tự do hành động theo ý mình và buông
tha theo phóng túng thì hỗn độn mất trật tự nhanh chóng hiện ra lan tràn”(N.
Machiavel).
Còn
một loại kỷ luật nữa là loại kỷ luật tự nguyện. Đây là kỷ luật cá nhân, mỗi người tự đặt ra một số kỷ luật để mình giữ không ai
bắt buộc như tôi phải đi ngủ và thức đúng giờ, tôi không hút thuốc, không uống
rượu, không cờ bạc… Hoặc nghe lời người khác khuyên mà giữ chứ không ai bắt
buộc ví dụ như nghe lời khuyên của bác
sĩ nên kiêng thứ này, kiêng thứ kia để khỏi bị tiểu đường, khỏi bệnh gút…
Cũng
có những kỷ luật tự nguyện được thực hiện trong tập thể, trong cộng đoàn như những
người đi tu sống trong cộng đoàn dòng tu, giữ tu luật cặn kẽ, hay có những người sống theo tôn chỉ của
một tập thể… Tất cả đều nhằm hoàn thiện con người mình và bảo vệ lợi ích chung
của tập thể.
IV. TƯƠNG QUAN GIỮA TỰ DO VÀ KỶ LUẬT.
Con
người hơn con vật ở chỗ có lý trí và tự do; con vật không có hai đặc tính đó. Con
người có tự do và chỉ có tự do để làm
chủ được mình hay buông theo thú tính :”Một chiếc ghe trên con sông, có thể
hoặc tự do cho trôi theo dòng nước, hoặc chèo ngược, bơi ngang tùy ý. Con người
đối với sức lôi cuốn của sự vật cũng một thể. Tự do ở nơi đó và chỉ có bao
nhiêu đó mà thôi” (Thiers).
Con
người phải sống theo một lý tưởng, phải làm chủ được mình, không chịu để cho sự
vật chi phối. Phải làm chủ được mình mới có tự do, bằng không sẽ trở thành nô lệ.
Vì vậy, ông Denophile nói :”Người ta không tự do một khi không làm
chủ được mình”.
Ngày
nay nhiều bạn trẻ thích thoát khỏi hàng rào
kỷ luật, họ muốn sống tự do ngoài khuôn khổ theo đòi hỏi của thú tính theo
phương châm “Do as you please”,
nghĩa là “Hãy làm những gì bạn thích” hay nói cách khác “Thích là làm”.
Thái
độ “Thích là làm” là thái độ căn bản làm nguyên nhân cho mọi thứ tội ác trên
thế gian ngày này.
Vì
“thích là làm”, Adong-Evà đã bất chấp lề luật của Thiên Chúa và ăn trái cấm
để gieo mầm sự chết cho cả loài người.
Vì
“thích là làm”, Cain giết em mình là Abel để thỏa lòng ghen tức.
Vì
“thích là làm”, Đavít đã ngoại tình với vợ quan Uria và lập mưu giết Uria
để che đậy tội ác của mình.
Vì
“thích là làm”, Hêrôđê Cả giết các hài nhi ở
Vì
“thích là làm”, các luật sĩ, biệt phái và thượng tế Do thái đã tìm cách giết Chúa Giêsu để khỏi bị người sửa
sai.
Ngày
hôm nay, hơn bao giờ hết người ta đang cổ võ thái độ “thích là làm”.
Vì
“thích là làm”, trai gái tự do làm tình chẳng cần hôn nhân.
Vì
“thích là làm”, người ta tự do ngừa thai hay thụ thai nhân tạo, tự do ly
dị, tự do phổ biến phim ảnh sách báo khiêu dâm, tự do đồng tính luyến ái, tự do
phá thai, tự do giết người êm dịu, tự do nhờ bác sĩ “giúp tự tử”, tự do buôn bán
gian dối hay bóc lột nhân công để làm giầu.
Thái
độ “thích là làm” ở đây là thái độ bất chấp lề luật của Thiên Chúa, không
đếm xỉa gì đến lợi ích của kẻ khác, chẳng lắng nghe tiếng phản đối của lương tâm,
và lãng quên phẩm giá của chính mình. Khi sống theo thái độ này, người ta đánh
mất nhân phẩm của mình để sống theo thú tính (Phạm quốc Hưng, Trong dòng đời,
tr 89).
Thái
độ “thích là làm” vô kỷ luật ấy đã đem đến biết bao tại hại cho cá nhân cũng
như cho xã hội bất cứ nơi nào.
Tại
sao Kenneth Anger gọi kinh đô chiếu bóng
Từ
nhiều thập niên,
Còn
ở Việt nam bốn ngàn năm văn hiến của chúng ta thì sao ?
-
Những câu chuyện thương tâm cuồng loạn như vậy đâu có thiếu ! Có phải vì họ thiếu tiền ? thiếu tình ? thiếu
cả danh vọng ?
-
Họ chỉ thiếu có một điều : thiếu kỷ luật ! Họ chán đời vì họ đã vượt biên giới của lạc thú,
nên bị lạc thú phản công.
“Say
không còn biết chi đời…
Nhưng…
Trời
đất nghiêng ngửa
Mà
trước mắt thành sầu không sụp đổ”.
(Vũ
hoàng Chương)
Say
đến nỗi trời đất nghiêng ngửa, mà thành sầu cũng vẫn đứng trơ trơ, không sụp đổ
đi được, thôi thì
Dầu
sao bình cũng vỡ rồi
Lấy
thân mà trả nợ đời cho xong
(Nguyễn
Du, Kiều)
Lời
cụ lang Hypocrate nói khi bắt mạch người thời đại thượng cổ, đến nay vẫn không sai
một ly :“Càng nuôi thân, anh càng làm hại nó” (Vũ minh Nghiễm, Dừng,
1967, tr 53-55).
Theo
lời quân tử Aristote, con người ta rất cần lạc thú, vì con người ta rất cần sống.
Nhưng triết gia Platon nói :”Lạc thú quá mức sẽ quay giáo phản bội”. Như
vậy người ta nói không sai : “Cun cút nó vụt vào lưng” !
Đến
đây chúng ta hãy đọc lại lời thánh Phaolô Tông đồ khuyên nhủ tín hữu Côrintô :”Anh
em đừng sống theo đam mê xác thịt” (1Cr 16,3). Phải có một nếp sống quân bình,
đừng thái quá, đừng bất cập mà ở mức trung bình theo đúng cương vị của mình
theo câu châm ngôn bằng tiếng La tinh :”Virtus in medio stat” : nhân đức
đứng ở mức trung dung.
Truyện
: Cái lọ thăng bằng.
Một
hôm Đức Khổng Tử vào thăm miếu Hoàn Công nước Lỗ. Thấy một cái lọ nghiêng, ngài
nói :
-
Ta nghe nói nhà vua có một vật quí, để dạy đời. Bỏ không thì nó nghiêng, đổ nước
vào vừa phải thì đứng. Nếu quá đầy, thì lại đổ. Vật quí ấy có phải cái lọ này
không ?
Rồi
ngài sai học trò đổ nước vào. Quả nhiên, đầy quá, thì lọ đổ. Bỏ không, thì lọ lại
nghiêng, đổ vừa thị lọ đứng thẳng.
Lạc
thú trên đời cũng thế.
Không
có lạc thú, thì đời sẽ nghiêng ngả rũ tàn như hoa không sương, buồm không gió…
Nhưng
nếu thúc ngựa đuổi theo lạc thú, thì đời ta sẽ bị sụp đổ. Chỉ khi nào biết kính
trọng giới hạn của Thiên Chúa đã ấn định cho lạc thú, biết dừng lại sau hàng rào
bảo vệ của cửa sổ ngũ quan, ta mới có thể đứng thẳng, hít lấy hạnh phúc vào lồng
ngực.
Đến
đây chúng ta có thể kết luận : Tự do không có nghĩa là phá bỏ mọi lề luật và muốn
làm gì thì làm. Nếu như vậy là sự phóng túng, buông thả chứ không phải là tự
do. Người ta chỉ nói về tự do như một phẩm
chất của con người có lý trí chứ không thể nói về tự do của cây cỏ hay chim
muông cầm thú, vì chúng không có lý trí mà chỉ sống theo bản năng tự nhiên.
Tự
do đích thực nơi con người là thể hiện phương hướng làm điều tốt, hướng về điều
tốt, hữu ích và phù hợp với đặc tính hữu lý của con người. Vì bản chất tốt đẹp nơi
con người đã bị tổn thương, khuynh hướng ngã về sự thiện đã bị tổn thương vì
tội lỗi nên chúng ta chỉ có thể sống thật
khi đặt mình sống như những tạo vật của Thiên Chúa, Đấng tác tạo nên chúng ta
và đã ban cho chúng ta sự tự do.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt