NGÀY GIẢNG
VIÊN GIÁO LÝ
NHỮNG CÁNH
+++
Các giảng viên giáo lý thân mến,
Nhân ngày lễ kính chân
phước Anrê Phú Yên, quan thầy các giảng viên giáo lý toàn quốc chung và của
giáo xứ Kim Phát chúng ta nói riêng, tôi vui mừng và hân hạnh được chia sẻ với
anh chị em một vài điều liên quan đến giảng viên giáo lý, để nói lên tầm quan
trọng của anh chị em trong việc Rao giảng Tin mừng, bởi vì chúng tôi xác tín
rằng anh chị em là những “Cánh tay nối
dài của Chúa và của Giáo hội”, là những cộng sự viên đắc lực của hàng Giáo
phẩm và giáo sĩ.
I. CHÚA CẦN NHỮNG CÁNH
1. Chúa chọn cộng tác viên (Lc 10,1-12)
Đức
Giêsu muốn đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân khắp nơi, nhưng vì Đức Giêsu cũng
là con người hữu hạn không thể đi khắp nơi được, nên cần phải có những cộng tác
viên. Chúa đã chọn 12 Tông đồ và 72 môn
đệ để sai các ông từng hai người một đi đến các làng, các thành thị mà Chúa sẽ
đến.
Ngài
bảo các ông :”Lúa chín đầy đồng mà thợ
gặt thì ít. Vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt lúa về. Các con hãy ra
đi. Này thầy sai các con đi như chiên vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi
tiền, bao bị, giầy dép. Cũng đừng chào hỏi hai dọc đường…”
2. Chúa chọn các giảng viên giáo lý.
Ban đầu Chúa Giêsu giao việc giảng dạy
Tin mừng cho 12 Tông đồ và 72 môn đệ, sau này các Giám mục kế tục các ngài lãnh
nhận nhiệm vụ rao giảng ấy. Các Giám mục cũng cần các Linh mục và tu sĩ cộng
tác…
Trong thời gian dài, chỉ có hàng giáo
phẩm và giáo sĩ phụ trách việc rao giảng Tin mừng, nhưng về sau công việc này
cũng được chia sẻ cho giới tu sĩ. Đặc
biệt sau công đồng Vatican II, vai trò giáo dân mới được nổi bật, đồng thời
việc rao giảng Tin mừng cũng được trao cho họ với tư cách là giảng viên giáo lý,
có một chỗ đứng trong Giáo hội. Đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn, sự
hiện diện của họ càng cần thiết.
Công đồng Vatican II dạy :”Việc tông đồ cá nhân rất cần thiết và cấp
bách trong những miền mà tự do trong Giáo hội bị cản trở trầm trọng. Trong
những hoàn cảnh khó khăn đó, giáo dân tùy theo khả năng thay thế Linh mục… để
dạy giáo lý Công giáo cho những người chung quanh, huấn luyện cho những người
ấy biết sống đạo và khuyến khích họ năng
nhận các bí tích và đặc biệt tôn sùng phép Thánh Thể “(TĐ số 17).
II.
CÁC GIẢNG VIÊN GIÁO LÝ.
1. Vấn đề từ ngữ.
a) Công đồng
b) Truyền giáo hay tuyên truyền ?
Chúng ta phải đặt dấu hỏi : giảng viên
giáo lý là người truyền giáo hay tuyên truyền ?
Tuyên truyền là chỉ nói những lời
người khác bảo nói, có thể không xác tin những điều đó mình nói. Ví dụ :
-
Cán bộ nhà nước đi
tuyên truyền.
-
Nhân viên tiếp thị
-
Người quảng cáo
Còn người truyền giáo thì phải nói lên những gì mình xác tín và dám sống chết vì điều mình
rao truyền. Muốn có được sức mạnh của nhà truyền giáo, các giảng viên giáo lý nhận
thấy mình phải đón nhận Chúa Giêsu là Chúa và luôn mang nơi mình sức sống của
Ngài là Chúa Thánh Thần.
2. Giảng viên giáo lý phải có khả năng.
a) Hiểu biết giáo lý.
Muốn dạy ai thì phải học, phải biết,
phải hiểu thì mới thông truyền cho người khác được. La tinh có một từ ngữ diễn
tả chữ THẦY : magister có nghĩa là gấp ba lần. Muốn dạy ai thì phải hiểu biết
gấp ba lần người đó. Nếu không thì đúng là mù dắt mù – như lời Chúa nói – cả
hai sẽ sa xuống hố (x. Mt 15,14; Lc 6,39). Nhưng con người yếu đuối cần phải có
ơn Chúa trợ giúp.
Giảng viên giáo lý phải được huấn
luyện qua các khóa đào tạo, phải có một số kiến thức nhất định thì mới dạy
được. Ở ngoại quốc, có một số giảng viên giáo lý có bằng cử nhân hay bằng tiến
sĩ thần học. Riêng ở giáo phận chúng ta chưa thể tổ chức được những khóa huấn
luyện đó.
Truyện : Thiếu kiến thức thần học.
Có những người chưa vững giáo lý mà
chỉ lấy sự nhiệt tình mà dạy dỗ, nhiều khi đi đến chỗ ngược lại với thần học.
Ví du :
- Một thầy dòng kia có lòng kính mến Đức Mẹ, trong giờ dạy giáo lý
thầy đã nói một câu mô phỏng lời thánh Phaolô :”Tôi sống nhưng không phải là
tôi, mà Mẹ Maria sống trong tôi” !
- Hoặc một giảng viên giáo lý suy ra từ kinh nghiệm hằng ngày, đã
nói :”Nhiều tội nhẹ sẽ thành một tội trọng” : bằng chứng nếu thuyền bị rồ một
chỗ nhỏ mà không vít lại thì nước ngấm vào lâu ngày làm thuyền bị chìm !
b) Có sư phạm giáo lý.
Phải biết phương pháp giảng dạy một
lớp giáo lý (Dĩ nhiên giảng viên giáo lý phải qua những khóa huấn luyện, những
khóa bồi dưỡng). Dạy giáo lý cho trẻ em
lại càng khó vì các em chóng chán, phải làm cho lớp thật sinh động bằng bài
hát, băng reo và những câu truyện dí dỏm.
c) Biết dùng ngôn ngữ.
Trong việc giảng dạy phải dùng tới
ngôn ngữ để truyền đạt. Có nhiều thứ ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng :
·
LỜI NÓI : là một thứ
ngôn ngữ được dùng nhiều hơn cả, bất cứ một dân tộc, thành phần nào cũng có thể
dùng được.
·
CHỮ VIẾT : số người
dùng được sẽ bị hạn chế vì một số người không biết chữ. Thứ ngôn ngữ này được
thực hiện trong sách vở, báo chỉ, tranh ảnh, truyền hình, internet.
·
CỬ CHỈ : chỉ dùng
những cử điều : kịch câm, phim câm như của Charlot.
·
HÀNH ĐỘNG : cách sống của cả con người qua lời ăn, tiếng
nói và việc làm. Hình thức này thật phổ biến, ai cũng có thể thực hiện được, nó
giống như men trong bột.
d) Phương pháp thính thị.
Ngày nay người ta phát minh ra được
phương pháp thính thị. Phương pháp nghe nhìn sẽ giúp cho học viên tiếp thu một
cách nhanh chóng.
3. Bản thân con người giảng viên giáo lý
Giảng viên giáo lý không phải là người
truyên truyền mà là người truyền giáo. Mà đã là người truyền giáo thì không
phải chỉ truyền đạt cho người ta một số kiến thức cho thỏa mãn sự hiểu biết mà
còn phải giới thiệu Chúa Giêsu cho người ta yêu mến và học đòi bắt chước.
Muốn nói về Chúa, giảng viên giáo lý
phải học biết Chúa, phải yêu mến và phải trở nên đồng hình đồng dạng với
Ngài. Họ phải nói về Chúa với một sự xác
tín qua sự tìm hiểu và cầu nguyện.
Mẫu gương của giáo lý viên là Chúa
Giêsu. Ngài dạy :”Ta là đường, là sự thật và là sự sống”(Lc 1,79). Ngài là đường
dẫn dắt ta, cứ theo đường ấy thì sẽ không bị sai lầm. Phải lấy Đức Kito làm mẫu
gương :
Muốn tròn phải có khuôn
Muốn
vuông phải có thước.
Giảng viên giáo lý phải dạy người khác
bằng cả con người của mình, nên phải hoàn thiện con người cả thể xác lẫn tinh
thần.
a) Về thể xác.
Tuy thể xác không quan trọng mấy trong
việc dạy giáo lý nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc giảng dạy. Người dạy có
ảnh hưởng đến học trò vì học trò coi thầy là cái khuôn thước. Ngày xưa muốn làm thầy phải chọn người đĩnh
đạc, cân đối, không có khuyết điểm lớn như dị dạng, méo miệng, đi lặc lè, lùn
tẹt…
b) Về tinh thần.
Lời dạy của giảng viên giáo lý sẽ mất
đi nhiều tác dụng khi ngôn hành bất nhất, khi lời giảng dạy và đời sống không
ăn khớp với nhau, có khi còn mâu thuẫn.
Truyện : Anh chàng Aristogiton.
Đây là anh chàng có tài hùng biện, anh
đi rảo khắp nước Hy lạp để cổ võ lòng yêu nước. Anh hô hào lớp thanh niên hãy
lên đường nhập ngũ, hãy hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Tổ quốc.
Nhưng khi người ta gọi anh lên đường
nhập ngũ, anh run như cầy sấy, chân đi không vững như một kẻ mật hồn.
Nếu lời giảng dạy và đời sống của
giảng viên giáo lý ăn khớp với nhau thì lời giảng dạy của họ có tác dụng lớn vì
chính cuộc sống thực tế của họ đã là một bài giảng hùng hồn. Chúng ta có một
gương rất sống động về vấn đề này.
Một nhà giảng thuyết đang triển khai
câu Tin mừng :”Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Một
thanh niên ngỗ nghịch muốn chọc tức nhà giảng thuyết, đã cầm quả cà chua ném
cái chát vào mặt ông. Rất bình tĩnh, coi như không có sự gì xẩy ra, nhà giảng
thuyết tiếp tục giảng trong khi nhẹ nhàng rút khăn tay lau mặt.
Thấy vậy, chàng thanh niên cảm động
nói :”Thôi ngài khỏi cần giảng nữa, tôi đã trông thấy Đức Giêsu hiền lành rồi”.
Chúng ta nên hiểu thêm : chữ Catechesis,
tiếng Hy lạp, nghĩa là VANG VỌNG, là echo, chứ không phải là dạy một số lý
thuyết của đạo giáo.
Catechesis, chính là để LỜI CHÚA vang
vọng qua miệng lưỡi, qua cuộc đời của chúng ta.
Catechesis, Vang Vọng Lời Chúa, hay
Lời Chúa Vang Vọng sẽ rõ ràng và vang xa nếu thục sự chúng ta có một cuộc sống
nội tâm vững vàng, một đời sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô.
KẾT
LUẬN
Giảng viên giáo lý không phải là người
tuyên truyền mà là người truyền giáo, nên cần phải suy gẫm Tin mừng, tìm hiểu
giáo lý Công giáo để dạy dỗ người khác, nhưng còn phải dùng cả con người và đời
sống của mình để rao giảng Đức Kitô cho những
người chưa nhận biết Chúa cho họ tin theo và được ơn cứu độ.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt